Điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng (Trang 48 - 59)

B. NỘI DUNG

3.1.1.Điểm nhìn bên ngoài

3.1. Phương thức trần thuật đa điểm nhìn

3.1.1.Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài sẽ thực hiện nhiệm vụ quan sát và miêu tả những đặc trưng bên ngoài của từng nhân vật. Có thể thấy rằng, với điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật tập trung vào miêu tả hành động của nhân vật, không bình luận,

đánh giá gì thêm và để cho người đọc tự suy nghĩ. Trong tác phẩm của mình, nhà văn Trương Hiền Lượng đã có sự kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài với người kể chuyện ngôi thứ ba, để có thể quan sát tinh tế từng con người và từng số phận của mỗi nhân vật.

Nhân vật trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là những nhân vật thuộc nhiều kiểu loại khác nhau. Có thể thấy điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm này là điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba - tác giả hàm ẩn. Người kể chuyện đứng bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện. Với điểm nhìn này, người kể chuyện đã thể hiện cái nhìn về đời sống, số phận của từng nhân vật, đồng thời tái hiện một cách rõ nét hơn về bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại, mà tác phẩm Một tỉ sáu

đã khám phá một cách sâu sắc. Đặc biệt người kể chuyện đã tái hiện lại mọi sự kiện, biến cố của cuộc đời mỗi nhân vật cũng như vận mệnh của nhân loại.

Trong Một tỉ sáu, với cặp mắt quan sát rất tinh tế, sự bao quát thật tuyệt vời và một trí tưởng tượng sáng tạo, phong phú, người kể chuyện đã dần dần vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh sinh động của cuộc sống, của con người và những hoạt động của xã hội. Những tham vọng về tiền tài, danh lợi của những con người ấy đều được nhà văn quan sát một cách rất tinh tế. Một Nhất Ức Lục với chân dung của một cậu thanh niên bị thiểu năng, ngây thơ và ngô nghê. Nhà văn bằng điểm nhìn bên ngoài đã soi chiếu rất kĩ cái dáng dấp bề ngoài của nhân vật này. Nhất Ức Lục sinh ra ở một miền quê nghèo khổ, mẹ mất sớm, người cha suốt ngày chỉ lo cho việc không có tiền để tiêu pha. Nhất Ức Lục lớn lên nhờ vào sự yêu thương của người chị gái Lục Thư.

Qua điểm nhìn của các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn đã cho chúng ta thấy được một chàng thanh niên ngây ngô như thế nào, khi sơ ý quệt phải xe của người khác. Nếu là một ai đó lỡ làm như vậy, người ta sẽ bỏ chạy nhưng Nhất Ức Lục vẫn ở đó quan sát chiếc xe và cảm thấy rất có lỗi trong chuyện này. Nhất Ức Lục lúng túng và sợ hãi trước chiếc xe đã bị mình làm xước. Điểm nhìn trần thuật lúc này nhà văn trao cho bác sĩ Lưu, vị bác sĩ cũng lắm duyên nợ với nhân vật. Một bức chân dung về Nhất Ức Lục được định vị bằng con mắt X quang của chuyên gia y học để nhìn nhận.

Chân dung của một vị “doanh nhân hàng đầu” Vương Thảo Căn hiện lên qua sự quan sát rất tỉ mĩ của người kể chuyện. Đó là một “đại gia” xuất thân từ ruộng đồng. Bằng điểm nhìn bên ngoài, nhà văn đã lột tả những biến động của cuộc đời nhân vật. Sự miệt mài trong việc kinh doanh, táo bạo trong mọi tình huống đầu tư đã giúp cho vị “đại gia” này càng ngày tiến thân trên con đường lập nghiệp. Con mắt quan sát của vị hoà thượng thật tinh tường. “Sư nhận ra đại gia ngồi xe Benz lớn chẳng biết được mấy chữ. Đừng có thấy đại gia cả người sặc sỡ, nhưng da ông ta lại khô ráp, đốt ngón tay rất to, khe bàn tay còn toả ra mùi ngoi lên từ ruộng đồng chưa được bao lâu.”[ 20,22].

Đó còn là chân dung của Lục Thư qua nhận xét của bác sĩ Lưu “Thiếu phụ đẹp hơn San San nhiều lắm, lại thanh nhã và điềm đạm hơn San San, vừa hấp dẫn vừa đoan trang”[20,118]. Qua con mắt quan sát của bác sĩ Lưu, hai cô “tiểu thư”

nổi đình nổi đám về danh tiếng ở thành phố C, đã được vẽ lên những nét vẽ rất mềm mại, về nét riêng trong vẻ đẹp bên ngoài của họ: “San San có khuôn mặt hình dưa hấu, còn thiếu phụ có gương mặt hình trứng ngỗng, đầy đặn và phúc hậu, rất giống với khuôn mặt của các mĩ nhân thời xưa”[20,118]. Một sự so sánh rất kín đáo nhưng cũng đủ cho người đọc nhận ra được sự hơn kém về sắc đẹp của San San và Lục Thư. Qua con mắt quan sát của Vương Thảo Căn, San San hiện lên một cách đầy bí ẩn khiến người khác chú ý: “Dung nhan của cô tuy không phải xinh đẹp nhất trong số các chị em, nhưng lại rất thanh tú, đoan trang”[20,70]. Không chỉ riêng miêu tả những nhân vật trên, nhà văn với điểm nhìn bên ngoài đã cho các nhân vật của mình trong Một tỉ sáu hiện lên qua cách nhìn nhận của từng nhân vật trong tác phẩm.

Như vậy nhờ điểm nhìn bên ngoài mà chân dung của các nhân vật hiện lên một cách sinh động, chân thực. Đồng thời qua đó giúp người đọc hiểu hơn phần nào trong con người của các nhân vật. Ta có thể thấy rằng, nhà văn liên tục trao điểm nhìn cho các nhân vật trong tác phẩm, ai cũng có thể quan sát và nhìn nhận vấn đề, ai cũng có khả năng biết hết câu chuyện của từng nhân vật khác.

Như thế, thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, các biến cố, các sự kiện của câu chuyện được tái hiện một cách trọn vẹn, chân thực và sinh động. Ngoài ra

với một cái nhìn rộng rãi, người kể chuyện có thể bao quát hầu như toàn bộ bức tranh về mọi mặt của đời sống xã hội trong những đặc trưng về kiến trúc, văn hoá, sinh hoạt và con người… khiến cho người đọc có thể hình dung được một cách đầy đủ và sắc nét về xã hội Trung Quốc đương đại.

Thực trạng của một xã hội hiện đại được phơi bày ra trước mắt chúng ta. Một xã hội với việc ra đời những con người không có một chữ bẻ đôi, vẫn có thể có những chứng nhận doanh nhân hàng đầu của thành phố, vẫn đàng hoàng đĩnh đạc là tổng giám đốc của bệnh viện Chúng Sinh; một xã hội với việc các “tiểu thư” còn được kính nể hơn người thường. Vẫn biết rằng họ sa chân vào những con đường ấy là bất đắc dĩ, nhưng họ lại rất được xem trọng và cả cảnh sát cũng phải kính nể. Một xã hội mà luật pháp ngày càng xuống cấp trầm trọng, chữ “tiền” đã che mắt người ta và đưa họ đến với những thói ganh đua hèn mọn, con người chỉ sống vì địa vị, vì danh vọng, xem trọng tiền tài và danh lợi hơn chính giá trị của bản thân mình.

Bằng điểm nhìn bên ngoài ta còn quan sát được những biến động trong cuộc sống của từng nhân vật, những tiến thoái lưỡng nan trong cuộc đời của họ. Các nhân vật trong tác phẩm với những hoàn cảnh khác nhau, số phận khác nhau và luôn có những biến cố lớn trong cuộc đời. Một Vương Thảo Căn với hoàn cảnh xuất thân từ miền quê nghèo, quanh năm lo việc ruộng đồng. Ông không được học hành như bao người khác, lấy vợ theo sự sắp xếp của gia đình. Bố mẹ mất với hai bàn tay trắng, hai vợ chồng cùng những đứa con thơ lặn lội lên thành phố làm ăn. Hình ảnh về làng quê, về gia đình, về cuộc sống của vị “đại gia” này được miêu tả rất cụ thể. Ông là con trai một trong gia đình, một mình giúp bố mẹ lo toan công việc nhà nên không có cơ hội được đi học như bạn bè cùng trang lứa. Cuộc sống của ông đầu tắt mặt tối. Cơ ngơi cũng chỉ dựa vào mảnh ruộng cỏn con. Nhưng sau khi bố mẹ mất, thôn cũng lấy lại ruộng, gia đình ông phải neo nhau lên thành phố kiếm việc làm. Khởi đầu bằng việc đi nhặt rác, rồi đến khi kinh doanh rác phế thải, vợ chồng Vương Thảo Căn ngày càng giàu có hơn. Ông có ba bà vợ. Vợ Cả là người được mai mối cưới xin đàng hoàng, bà Hai là vì ơn nghĩa nên cô gái con người nhặt phế liệu chấp nhận lời cha mà theo ông suốt cuộc đời, còn bà ba - San

San, cô “tiểu thư” trở thành cánh tay đắc lực cho ông trong mọi công việc kinh doanh.

Hay về hoàn cảnh và xuất thân của Lục Thư. Một đoạn đường dài phải cố gắng vượt qua mọi thử thách, những biến cố trong cuộc đời của cô “tiểu thư” lắm sóng gió này, cũng được miêu tả rất cặn kẽ.

Hoàng Tiểu Mai người phụ nữ đẹp và giỏi giang. Vì không may mắn trong đời sống gia đình mà cô đã bị đẩy vào con đường tù tội. Tất cả đều được phơi bày dưới con mắt quan sát của người kể chuyện ngôi thứ 3.

Với người kể chuyện ngôi thứ ba, câu chuyện về hoàn cảnh, cuộc đời của các nhân vật đều được làm rõ. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, số phận của con người không phải ai cũng may mắn như ai.

Như vậy, với điểm nhìn bên ngoài - người kể chuyện - tác giả hàm ẩn, đã khái quát bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại. Thông qua đó nhà văn bày tỏ quan điểm của mình về mọi vấn đề của xã hội trong giai đoạn này. Bên cạnh đó nhà văn của chúng ta đã có sự khám phá rất sâu sắc về thế giới con người trong xã hội Trung Quốc đương đại. Những kiểu con người đặc trưng trong xã hội hiện đại, số phận và cuộc đời của họ đều được sàng lọc qua con mắt quan sát tinh tế của nhà văn. Đồng thời, với điểm nhìn bên ngoài, tác giả có thể cho ta thấy được vị trí của người trần thuật. Người trần thuật đứng từ xa kể lại câu chuyện, điều đó đảm bảo tính chân thực của cuộc sống, đôi khi người trần thuật cùng đồng hành trải nghiệm cùng nhân vật, tạo nên một sự sắc nét trong từng tình huống của cuốn tiểu thuyết.

Trương Hiền Lượng, một nhà văn với con mắt tinh tế đã quan sát nhân vật của mình bằng nhiều phương diện. Điểm nhìn của Trương Hiền Lượng di chuyển rất nhiều chỗ, từ xa tới gần, từ thấp lên cao, từ không gian đến thời gian. Có thể nói với điểm nhìn di động đó của Trương Hiền Lượng, đã làm nổi bật lên cả một xã hội Trung Quốc thời hiện đại, thấy rõ được bản chất của những con người sống trong xã hội ấy.

Với phương thức đa điểm nhìn trần thuật, điểm nhìn không gian là điểm nhìn không thể thiếu. Trong tác phẩm Một tỉ sáu, người kể chuyện đã phóng tầm nhìn rộng lớn bao quát bức tranh toàn xã hội Trung Quốc đương đại. Đó là một

không gian thành thị náo nức, xô bồ, con người thì sống với những guồng quay của vụ lợi toan tính, lo lắng cho địa vị, vị trí xã hội của bản thân mình. Đó cũng là một không gian làng quê, tuy nghèo đói nhưng rất bình dị, hương quê thoang thoảng làm dịu mát tâm hồn Nhất Ức Lục. Với điểm nhìn vào các không gian đối lập nhau, nhà văn đã cho chúng ta thấy được một thế giới với những mảnh ghép vụn vặt nhưng khi nó ghép lại thì tạo ra một bức tranh rất rộng lớn. Và dường như nhà văn đã cố gắng “khu biệt hoá” vùng không gian để ngắm nhìn nhân vật của mình đang dịch chuyển ở trong đó. Tác phẩm mở rộng theo chiều dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, rồi từ nông thôn ra thành thị, và kết thúc tác phẩm là một không gian đầy mùi hương mạ non, mùi tanh của bùn đất. Đó là vùng không gian thôn quê trong trẻo rất hợp cho đôi tình nhân. Nhà văn đã cho người đọc dịch chuyển theo bước chân của từng nhân vật, nhân vật đi đến đâu và dừng lại ở đâu, đó trở thành vị trí quan sát của nhà văn. Thành thị phố xá xa hoa lộng lẫy với những không gian trong bệnh viện, khách sạn, sở cảnh sát, công trường… tất cả đã tạo nên một bức tranh thành thị rộng lớn mà đông đúc. Điểm nhìn không gian là mấu chốt quan trọng giúp cho người đọc có những khám phá mới mẻ về bức tranh của toàn xã hội. Theo chân bác sĩ Lưu ta sẽ thấy được một không gian trong bệnh viện - nơi nghiên cứu ra phương pháp chữa bệnh vô sinh. Đây cũng là nơi các bác sĩ tiến hành kiểm tra về số lượng tinh trùng của Nhất Ức Lục, là nơi nhìn nhận về vấn đề vô sinh của con người hiện nay. Gắn với Vương Thảo Căn là không gian của chùa chiền nơi các vị “đại gia” thường xuyên lui tới cúng viếng cầu làm ăn phát tài,… Trong tác phẩm, nhà văn thường nhìn nhân vật cận cảnh, trường nhìn mở rộng theo sự dịch chuyển của nhân vật và sự thay đổi của không gian gắn với sự thay đổi về tính cách và số phận của từng nhân vật.

Từ điểm nhìn không gian ta thấy một bức tranh toàn cảnh về xã hội Trung Quốc đương đại. Bức tranh ấy là kết quả việc quan sát tỉ mỉ của người trần thuật. Một không gian rộng lớn đang hiện ra trước mắt người đọc. Đứng ở một góc nhìn, khung cảnh thành phố C hiện ra trước mắt với những sự phát triển về kinh tế, các sàn chứng khoán, quán bar, vũ trường mọc lên khắp nơi. Một thành phố với những hoạt động xô bồ không tuân theo một trật tự logic nào cả. Nếu không quan sát kĩ

thật khó có thể chứng kiến được những hoạt động của dòng người ở thành phố C. Dịch chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt trên những góc khuất của thành phố C, người trần thuật có nhiệm vụ tái hiện lại mọi hoạt động của các nhân vật. Giữa không gian gần công trường và trước bệnh viện, hình ảnh người thanh niên Nhất Ức Lục được miêu tả rất rõ nét. Những trạng thái cảm xúc được lột tả một cách sâu sắc. Phải đứng ở một góc nhìn cận cảnh thì mới có thể quan sát chi tiết đến như vậy. Và điều đó đã được nhà văn gửi gắm ở bác sĩ Lưu, lúc này là người đang đi tìm phương pháp chữa bệnh vô sinh. Chỉ có nhân vật này mới có thể đứng ở một góc nhìn thích hợp như thế.

Với điểm nhìn không gian, ta cũng thấy được những biến cố trong cuộc đời của từng nhân vật. Vương Thảo Căn từ miền quê nghèo đói, nơi quê hương một thời ông cùng gia đình tần tảo kiếm sống để đến với thành phố xa hoa. Đây là nơi Vương Thảo Căn tiến thân một cách thuận lợi. Ông ngày càng được mọi người coi trọng đặt cho những cái tên đầy vinh hạnh: “doanh nhân hàng đầu”, “doanh nhân tiên tiến xuất sắc”. Có một không gian đầy suy tư khi vị “đại gia” này lắng nghe việc bình luận của các y bác sĩ về việc mở thêm phòng nghiên cứu vô sinh. Tuy không được học hành, không thể hiểu hết được ý nghĩa của việc này nhưng ông là một người bệnh cũng đang rất muốn sinh con trai, nên ông cảm thấy đó là điều may mắn, cơ hội và phần hy vọng cho mình. Đứng ở một góc nhìn vừa gần vừa xa, đôi khi khuất sau những nhân vật khác, người trần thuật vẫn miệt mài với việc gắn điểm nhìn phù hợp.

Không gian vùng quê nông thôn đem lại cho con người một cảm giác gần gũi và thân quen, đưa nhân vật chìm vào nỗi yêu thương ngọt ngào lan toả. Đọc đến những đoạn mà tác phẩm miêu tả về nông thôn, ta thấy một sự đối lập rõ ràng với nơi thành thị phồn hoa nhộn nhịp. Thành phố hiện đại cho ta cảm giác xa lạ và khoảng cách, không giống như ở nông thôn với một cảm giác dịu êm ở giữa đồng cỏ bát ngát. Điểm nhìn không gian lúc này dịch chuyển một cách chầm chậm. Thành phố khuất dần đằng xa và hiện ra trước mắt Nhất Ức Lục một quang cảnh thoáng đãng làm sao. Di chuyển điểm nhìn của nhân vật, đồng thời di chuyển điểm nhìn không gian đưa nhân vật di chuyển theo trục không gian đã định, nhà văn đã

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng (Trang 48 - 59)