1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Thiên Anh

47 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 470,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐược sự phân công của khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học ThươngMại, và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.S Dương Thị Hồng Nhung em đãthực hiện đề tài: “Giải pháp

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học ThươngMại, và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.S Dương Thị Hồng Nhung em đãthực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công tyTNHH Thương mại và Du lịch Thiên Anh”

Để hoàn thành chuyên đề này em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo hướngdẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại họcThương Mại

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Dương Thị Hồng Nhung đãtận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này Mặc dù đã có nhiều cố gắng

để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất song kiến thức và kinh nghiệm củabản thân còn yếu nên không tránh khỏi có sai sót, mong thầy cô thông cảm

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, 04/05/2014Sinh viênNguyễn Thị My

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH SÁCH TỪ VIÊT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU vi

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài vi

2 Mục tiêu và nhiệm vụ vii

3 Phạm vi nghiên cứu vii

4 Tình hình nghiên cứu đề tài vii

5 Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp viii

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 1

KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA 1

1.1 Khái luận về nâng cao hiệu quả kinh danh tại doanh nghiệp du lịch 1

1.1.1.Doanh nghiệp du lịch lữ hành 1

1.1.2 Kinh doanh lữ hành 1

1.1.3.Hiệu quả kinh danh 3

1.2 Nội dung nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 4

1.2.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh 4

1.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 5

1.2.3 Biện pháp giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 7

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành 8

1.3.1 Nhân tố khách quan 8

1.3.2 Nhân tố chủ quan 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNH TM VÀ DL THIÊN ANH 10

2.1 Các phương pháp nghiên cứu đề tài 10

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 10

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 10

2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh CTDL Nội địa tại Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh 11

2.2.1 Tổng quan tình hình 11

Trang 3

2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh CTDL nội địa của công ty

TNHH TM và DL Thiên Anh 20

2.3 Kết quả nghiên cứu 22

2.3.1 Các kết quả đạt được trong thời gian qua 22

2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh CTDL nội địa của Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh 23

2.3.3 Các biện pháp giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh CTDL nội địa mà Công ty đã thực hiện. 25

2.4 Đánh giá chung 28

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DL THIÊN ANH 30

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh 30

3.1.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty 30

3.1.2 Quan điểm giải quyết vấn đề 31

3.2.3 Hoàn thiện chính sách giá 34

3.2.4 Đẩy mạnh chính sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh của Công ty trên thị trường và thu hút khách hàng 35

3.2.5 Hoàn thiện chính sách phân phối 35

3.2.6 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và nâng cao trình độ lao động của Công ty.36 3.2.7 Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật 36 3.2.8 Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện lữ hành và rút kinh nghiệm. 37

3.3 Một số kiến nghị với những cơ quan hữu quan 37

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 37

3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 37

3.3.3 Với các cơ quan hữu quan khác 38 KẾT LUẬN

Trang 4

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Danh sách bảng:

1 Bảng 2.1: Số lượng khách của công ty TNHH TM và DL Thiên Anh 7

2 Bảng 2.2: Tình hình lao động kinh doanh CTDL nội địa của Công ty

trong 2 năm 2012-2013

10

3 Bảng 2.3: Vốn kinh doanh của công ty TNHH TM và DL Thiên Anh 10

4 Bảng 2.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm

Trang 5

TM và DL Thương mại và Du lịch

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện nay đang là một đề tài nóng bỏngthu hút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người Rất nhiều quốc gia trên thế giới đãxác định: du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình Bên cạnh đó, cùng với

sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếucủa con người trên toàn thế giới nói chung và con người Việt Nam nói riêng Chính vì

lẽ đó mà ngày càng có nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm để thỏa mãn nhu cầu củacon người Và một trong số loại hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó làloại hình du lịch nội địa Vì vậy, cần có các biện pháp phát triển du lịch nội địa đặcbiệt là nâng cao chất lượng lữ hành nội địa nhằm thu hút khách nội địa Trong lĩnh vựchoạt động của mình các doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi giới các dịch

vụ trung gian, tổ chức sản xuất các lữ hành và khai thác các lữ hành khác Với chứcnăng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch

và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sảnphẩm du lịch và kinh doanh du lịch Nắm bắt được những nhu cầu này của kháchhàng, rất nhiều các doanh nghiệp du lịch đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách dulịch Một trong số những doanh nghiệp trong ngành là Công ty TNHH TM và DLThiên Anh.Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về kinh tế, dịchbệnh Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có không ít các đối thủ cạnhtranh tổ chức thành công loại hình du lịch nội địa này nên việc kinh doanh của Công tygặp không ít những khó khăn Qua thời gian thực tập tại công ty được tiếp cận vớinhững kiến thức thực tế và những nhu cầu cấp thiết cũng như những khó khăn hiện tạiđặt ra như cơ cấu tổng doanh thu của công ty chưa cân đối doanh thu từ hoạtđộng lữ hành nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong khi doanh thu từ lữ hành quốc tế lạichiếm tỷ trọng khá nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí của công tychưa cao, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn khi các doanh nghiệp lữ hành ngày càngnhiều với cơ chế hoạt động mở và thông thoáng Thêm vào đó cùng với sự phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế và của ngành du lịch cạnh tranh ngày càng gay gắt,công ty cũng nhận thấy việc nâng cao hiệu quả lữ hành nội địa là hoạt động cần thiết,Công ty cần có các giải pháp giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa,nhằm tăng tổng lượt khách, tổng doanh thu Từ những lý luận thực tiễn trên em quyết

định chọn đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa

tại công ty TNHH TM và DL Thiên Anh” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ

Trang 7

Mục tiêu của đề tài là đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu đưa ra giải pháp giải phápnâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH TM và DL ThiênAnh.

Đề đạt được mục tiêu cần thực hiện 3 nhiện vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh, nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH TM và DL Thiên Anh:

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kinh doanh lữ hành và hiệu quảkinh doanh lữ hành

- Tìm hiểu phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH

TM và DL Thiên Anh từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty và khắcphục tồn tại và ngyên nhân của những tồn tại đó

-Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra một số giải pháp, đề xuất giảipháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty

3 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề liên quan nâng cao hiệuquả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

- Không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

- Thời gian: năm 2012 và 2013 và định hướng các năm tiếp theo

4 Tình hình nghiên cứu đề tài

* Sách và giáo trình:

- Nguyễn Thị Nguyên Hồng, Hà Văn Sự , Bài giảng Kinh Tế Doanh nghiệp Dịch vụ,

Du lịch, Trường Đại học Thương Mại Hà Nội,1995

- TS.Vũ Đức Minh(chủ biên), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống

kê,2008

Tài liệu kể trên cung cấp rất nhiều kiến thức về phát triển hoạt động kinh doanh lữhành nội địa : từ việc tìm hiểu chung nhất về hoạt động lữ hành , đến các đặc điểm vềhoạt động lữ hành nội địa Tuy nhiên, mỗi tài liệu có các hướng khai thác khác nhau,chưa thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp lữ hành được

đủ, cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề, đề ra được các giải pháp tương đối hợp lý

để hoàn thiện việc phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa Do mỗi công ty cónhững đặc thù riêng về lao động, về quy mô, các sản phẩm du lich khác nhau do vậy

Trang 8

các giải pháp đưa ra là khác nhau tùy theo thực trạng của Công ty đó Như vậy cáccông trình nghiên cứu trên chỉ mang tính tham khảo, không thể áp dụng máy móc vàotình hình thực tế của công ty và đến nay cũng chưa có một đề tài nghiên cứu về vấn đềgiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty TNHH TM và DL

Thiên Anh, vì vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là “ Giải pháp nâng cao hiệu quả

kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh” không trùng với

các đề tài nghiên cứu trước đó và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty

5 Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp

Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữhành nôi địa

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH

TM và DL Thiên Anh

Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

Trang 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA

1.1 Khái luận về nâng cao hiệu quả kinh danh tại doanh nghiệp du lịch

1.1.1 Doanh nghiệp du lịch lữ hành

* Khái niệm: Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchlợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các lữ hành cho khách dulịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bánsản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổnghợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâucuối cùng

* Phân loại công ty lữ hành lữ hành: Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch,doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp

lữ hành nội địa

- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng báncác lữ hành trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút kháchđến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi dulịch Thực hiện các lữ hành đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói chocác doanh nghiệp lữ hành nội địa

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệmxây dựng bán và tổ chức thực hiện các lữ hành nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch

vụ, lữ hành cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vàoViệt Nam

1.1.2 Kinh doanh lữ hành

* Khái niệm kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là việc kinh doanh các chương trình du lịch Kinhdoanh lữ hành có vị trí trung gian chắp nối để cung cầu du lịch gặp nhau, thúc đẩy sựphát triển du lịch nội địa và quốc tế

Kinh doanh lữ hành tác động cùng đồng thời đến cả cung và cầu trong du lịch,giải quyết những mâu thuẫn vốn có trong quan hệ cung cầu du lịch với vị trị là trunggian, vai trò kinh doanh lữ hành là phân phối sản phẩm của nghành du lịch và sảnphẩm của các nghành khác của nền kinh tế quốc dân

* Đặc điểm của kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ Vì vậy hoạt động kinhdoanh lữ hành có các đặc điểm cơ bản sau:

Trang 10

● Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp củanhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống của các nhàsản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh Sản phẩm lữ hành là các lữhành trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong lữhành trước khi đi du lịch Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng

do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cảngười phục vụ lẫn người cảm nhận Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác độngcủa nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau

● Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét: không giống như ngành sảnxuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá củasản phẩm lữ hành có tính linh động cao Lữ hành trọn gói được coi là sản phẩm đặctrưng trong kinh doanh lữ hành Một lữ hành trọn gói có thể được thực hiện nhiều lầnvào những thời điểm khác nhau Ở các thời vụ khác nhau trong năm, nhu cầu của dukhách cũng khác nhau Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du lịch nghỉ biển tăng rất caonhưng vào mùa đông thì ngược lại, vào mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăngmạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tình thời vụ

● Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữhành: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thờigian Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có

sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ Có thể xem khách hàng là yếu tố

“nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành Vì thế trong kinh doanh lữhành sản phẩm không thể sản xuất trước.Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữhành diễn ra trong cùng một không gian Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyểnmang đến tận nơi để phục vụ khách hàng

Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc khánhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí cũng như phụ thuộcvào thu nhập của người dân Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy việc kinh doanh

lữ hành rất dễ gặp rủi ro, nó đòi hỏi các công ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng vớicác đối tác, các nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân viên lành nghề

* Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành

Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đó chính

là kinh doanh các lữ hành trọn gói Hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm 4 nội dungnhư sau:

● Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các lữ hành: Nghiên cứu các yếu

tố cung về du lịch trên thị trường: tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận các điểmđến du lịch, khả năng đón tiếp của điểm của điểm đến du lịch Nghiên cứu các đối thủcạnh tranh: Các doanh nghiệp lữ hành khác đang và sẽ cung cấp các lữ hành tương tự

Trang 11

như doanh nghiệp đang triển khai Nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời gianrỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của khách nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời giannhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách.

● Quảng cáo và tổ chức bán: sau khi xây dựng và tính toán giá xong một lữhành các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán Trong thực tế mỗi doanhnghiệp có cách trình bày chương trình của mình một cách khác nhau Tuy nhiên,những nội dung chính cần cung cấp cho một lữ hành trọn gói bao gồm: tên chươngtrình, mã số, độ dài thời gian, mức giá, hành trình theo ngày Các khoản không baogồm giá trọn gói như đồ uống, mua bán đồ lưu niệm và những thông tin cần thiết kháctuỳ theo đặc điểm riêng của lữ hành

● Tổ chức thực hiện lữ hành du lịch theo hợp đồng đã ký kết: bao gồm quá trìnhthực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, làm các thủ tục hảiquan, bố trí ăn ở, đi lại Để tổ chức thực hiện các lữ hành doanh nghiệp cần có nhữngchuẩn bị nhất định về: Hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hànhtrình và các yếu tố cần thiết khác Trong quá trình tổ chức thực hiện lữ hành hướng dẫnviên sẽ là người chịu trách nhiệm chính

● Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng: saukhi lữ hành đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục thanh quyết toán hợpđồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại tiếnhành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng Khi tiến hành quyết toán tài chính doanhnghiệp thường bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho người dẫn đoàn trước chuyến đi, đếncác chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp

1.1.3 Hiệu quả kinh danh

Theo nghĩa chung: hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiếttham gia vào một hoạt động để đạt được mục tiêu nhất định của con người

- Hiệu quả kinh tế có 3 quan niệm:

+ Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra

để đạt được kết quả đó trong hoạt động kinh tế (mối tương quan tuyệt đối)

+ Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của nền kinh tếhoặc của doanh nghiệp Được thể hiện là mối tương quan tối ưu của mối quan hệ giữacác yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào cần thiết của hoạt động kinh tế đó (mối tươngquan tỷ số/ tương quan tương đối)

- Hiệu quả kinh doanh: thực chất là hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp

- Hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào vàtài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ cao trong

Trang 12

một thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa với chi phínhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng đến xãhội và môi trường.

1.2 Nội dung nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

1.2.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu, quyết định sự tồn tại của doanhnghiệp Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung và doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành nói riêng đều có mục đích trong quá trình hoạt động kinh doanh, và suycho cùng mục đích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành chính là lợinhuận Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ cho phép doanh nghiệp thiết lậpđược hệ thống sản phẩm lữ hành có chất lượng, phong phú và đa dạng Từ đó giúpdoanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường khách hàng vững chắc để từ đó tối đa hoáđược lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mình

Ngoài ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh còn nằm trong chiến lược pháttriển của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanhnghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp bởi mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại và phát triển bềnvững Muốn vậy điều kiện bắt buộc của mỗi doanh nghiệp là giải pháp nâng cao hiệuquả kinh doanh của mình, tức là phải nâng cao trình độ khai thác nguồn lực của mình.Mặt khác sự tồn tại của doanh nghiệp còn được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, củacải vật chất và các dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng Muốn vậy doanh nghiệp phảiđảm bảo thu nhập bù đắp chi phí và có lãi mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất mởrộng trong nền kinh tế

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là phương hướng cơ bản tạo ưu thếcạnh tranh và mở rộng thị trường Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữacác doanh nghiệp diễn ra hết sức gay gắt Để tồn tại đòi hỏi mõi doanh nghiệpphải tạo cho mình uy tín bền vững Chỉ có giữ vững được uy tín thì doanh nghiệpmới ứng vững trên thị trường

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành, tức là nâng cao trình độkhai thác nguồn lực, nhằm tiết kiệm nguồn lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng cũng như chính nhu cầu của người lao động làm việc trong doanhnghiệp

1.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 13

1.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra, hoặcđơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh tuor thì thu vào được bao nhiêu đơn vịtiền tệ

* Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

L’= ×100

+ Chỉ tiêu này cho biết trong 1000 đồng doanh thu kinh doanh lữ hành thì doanhnghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quảkinh doanh lữ hành của doanh nghiệp càng tốt

1.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả bộ phận

a) Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh (các nguồn lực kinh doanh)

* Hiệu quả sử dụng lao động

- Năng suất LĐ: Hlđ = W = (R: số lao động)

+ Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động bình quân trực tiếp trong kỳ mang lạicho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu kinh doanh lữ hành Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng tốt

- Mức lợi nhuận BQ của 1 LĐ: Hlđ =

+ Chỉ tiêu này phản ánh cứ bình quân trực tiếp sẽ mang lại bao nhiêu đồnglợi nhuận kinh doanh lữ hành Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng laođộng của doanh nghiệp càng tốt

- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:

Hlđ = ; Hlđ =

(P: Chi phí tiền lương)

+ Hai chỉ tiêu này phản ánh từ 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ doanh nghiệpđạt được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh lữ hành Hai

Trang 14

chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương càng tốt.

- Hiệu quả sử dụng lao động đối với lao động quản lý hành chính

Hlđ = ; Hlđ =

T: Thời gian làm việc thực tế

+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động đối với lao động quản lý hành chính phảnánh mức độ hiệu quả công việc thu được trong khoảng thời gian làm việc hành chínhnhất định Chỉ tiêu này cao tức là hiệu quả làm việc trong thời gian làm việc thực tếnhất định cao, và ngược lại

* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí

Hcf = ; Hcf =

(Hcf : Hiệu quả sử dụng chi phí)

- Chỉ tiêu tỷ suất chi phí

F'= ×100

(F’:Tỷ suất chi phí)

+ Nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh hànghóa thì hiệu quả sử dụng chi phí chính là hiệu quả kinh doanh tổng hợp

+ Hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện mức doanh thu hoặc lợi nhuận đạt được trên

1 đồng chi phí Chỉ số trên nếu cao tức là hiệu quả kinh doanh cao, ngược lại nếu chỉ

số trên thấp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh thấp

1.2.2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả đặc trưng cho kinh doanh lữ hành

Đặc trưng cho kinh doanh lữ hành có thể kể đến hai chỉ tiêu sau đây:

* Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lượt khách và lợi nhuận bình quânmột lượt khách

H=

H=

Trang 15

+ Hai chỉ tiêu này cho biết doanh thu và lợi nhuận bình quân doanhnghiệp thu được từ 1 lượt khách du lịch Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả

từ một lượt khách du lịch của doanh nghiệp càng tốt

- Chỉ tiêu doanh thu hoặc lợi nhuận bình quân một ngày khách

H=

H=

+ Hai chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu doanh thu và lợinhuận bình quân từ 1 ngày khách Hai chỉ tiêu này càng cao chửng tỏ hiệu quả từ một ngày khách của doanh nghiệp càng tốt

1.2.3 Biện pháp giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành

- Tăng doanh thu: Nâng cao trình độ và tạo các động cơ cho người lao động:

đào tạo, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, tăng cường đầu tư CSVCKT, XDcông trình trang bị thêm thiết bị máy móc, nâng cấp CSVC Tăng cường công tác quản

lý, cần có chiến lược kinh doanh dài hạn và chính sánh kinh doanh ngắn hạn Pháttriển nhiều mối quan hệ với các doah nghiệp để tăng cường khả năng cung ứng, pháttriển nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp để tăng cường khả năng cung ứng, nângcao chất lượng sản phảm dịch vụ…

- Giảm chi phí: Giảm chi phí những chi phí không liên quan đến chất lượng dịch

vụ, những chi phí bất hợp lý

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành

1.3.1 Nhân tố khách quan

Giá cả: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá tức là số tiền phải trả

cho hàng hoá đó, giá cả hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động kinhdoanh lữ hành Giá cả hàn hoá dịch vụ đầu vào tăng như giá xăng dầu tăng ảnh hưởngđến chi phí bán hàng sẽ tác động rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội: Sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng như áp

dụng tiến bộ khoa học công nghệ của đia phương nơi doanh nghiệp hoạt động (đường

sá, thông tin liên lạc…) chủ trương chính sách của chính quyền trung ương và địaphương có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều kiệnkinh tế xã hội ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh thông qua nguồn khách

và chính sách giá cả đối với các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp

Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Đó là các chính sách,các văn bản,

các bộ Luật quy định về hoạt động kinh doanh lữ hành, quy định về thời gian làm việc,

Trang 16

nghỉ ngơi, định mức công việc của người lao động…từ đó ảnh hưởng đến công tácphát triển hoạt động kinh doanh lữ hành.

Tính thời điểm thời vụ của kinh doanh lữ hành: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất

lớn đến công tác quản trị nhân lực nói chung và công tác bố trí và sử dụng nhân viênnói riêng, tính thời vụ quyết định đến nhu cầu sử dụng lao động của Công ty vào cácthời kỳ khác nhau Vào thời kỳ chính vụ nhu cầu sử dụng lao động cao, nhân viên làmviệc với cường độ cao hơn nhưng vào trái vụ thì ngược lại Do vậy cần có sự luânchuyển lao động giữa các bộ phận

Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày một phát triển kéo theo việc áp

dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình làm việc, tăng sự đóng góp của máy móc, giảmsức lao động cơ bắp của con người trong quá trình tạo và cung ứng dịch vụ cho kháchhàng Vì vậy nhân viên trong Công ty cũng cần phải được bố trí sao cho phù hợp

Sự cạnh tranh trong ngành du lịch: Ngày nay khi kinh tế phát triển mạnh, các

Công ty lữ hành cũng mọc lên nhanh chóng thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt vàyếu tố có thể giúp Công ty nâng cao sức cạnh tranh của mình đó chính là nguồn nhânlực Để có thể cạnh tranh bền vững đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao kỹthuật, trình độ chuyên môn của nhân viên, bố trí và sử dụng họ một cách hiệu quả

Các nhân tố khác: Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, các yếu tố

chính trị, văn hóa, xã hội,…cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoạt động kinhdoanh lữ hành

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Vốn: Mỗi công ty có một xuất phát điểm khác nhau, tức là số vốn khác nhau,

vốn ít hay nhiều quyết định quy mô ban đầu của công ty lớn hay nhỏ Tuy nhiên sựphát triển của công ty lại nằm ở số vốn tái sản xuất của công ty đó Sau khi thu đượclợi nhuận một phần đc quay lại đầu tư mở rộng sản xuất Công ty có nguồn lực tàichính lớn thì công tác đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi và ngược lại

Lao động: Quy mô của Công ty quyết định rất lớn đến số lượng lao động,

phương thức tổ chức lao động, phân công lao động và hợp tác lao động Công ty cóquy mô càng lớn thì sử dụng lao động càng nhiều khi đó việc bố trí và sử dụng laođộng sẽ gặp nhiều khó khăn Thứ hạng Công ty càng lớn thì đội ngũ nhân viên Công tycũng đòi hỏi chẩt lượng cao, do đó công tác bố trí và sử dụng nhân viên cũng được chútrọng và đầu tư hơn Trình độ của nhân viên thể hiện ở trình độ học vấn, chuyên mônnghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp… Trình độ của nhân viên ảnh hưởngđến việc phân công công việc vào các phòng ban cho phù hợp Trong từng thời kỳkhác nhau Công ty cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh khác nhau, để thực hiện

Trang 17

được mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình Công ty cần có những biện pháp sửdụng lao động có hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí lao động sống

Trình độ tổ chức quản lý: Một nhà quản trị giỏi phải biết phát huy tối đa nhất

nguồn lực của Công ty để kinh doanh có hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường Nhữngnhà quản trị này cần phải có năng lực quản lý, có tầm nhìn xa trông rộng đồng thờicũng phải biết cách dùng người, khích lệ, hiểu tâm lý của nhân viên

Các nhân tố khác: Các nhân tố như văn hóa doanh nghiệp, quy chế nội quy của

Công ty…cũng ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động kinh doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNH TM VÀ DL THIÊN ANH 2.1 Các phương pháp nghiên cứu đề tài

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong đề tài chỉ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Xác định dữ liệuthứ cấp cần thu thập, tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú, sơ đồ cơ cấu bộ máy tổchức, thống kê về hoạt động kinh doanh lưu trú, thống kê về tình hình nhân lực, thống

kê các trang thiết bị…

Xác định nguồn thu các dữ liệu: Nguồn thu các dữ liệu trên bao gồm lấy trựctiếp từ khách sạn, trên hệ thống các website, báo…

- Nguồn bên trong bao gồm: các thông tin lưu trữ: báo cáo kết quả kinh doanh,

số liệu về cơ cấu lao động, thị trường khách mục tiêu, báng giá, thông tin về dịch vụ,tình hình marketing…

Trang 18

- Nguồn bên ngoài :các thông tin thống kê lượng khách đến với khách sạn,thông tin về quá trình hình thành phát triển của khách sạn được thu thập từ website củakhách sạn, các sách, báo, ấn phẩm, các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài được thuthập từ các sách, giáo trình và đề tài luận văn khóa trước tại thư viện trường đại họcthương mại

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trong đề tài, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phântích kinh tế để xử lý các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được nhằm đưa ra được những kếtluận về hoạt động phát triển kinh doanh CTDL Nội địa tại Công ty TNHH TM và DLThiên Anh

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty năm 2013,2013 cơ cấu bộ máy tổ chức…, Lựa chọn các chỉ tiêu cầnthiết như doanh thu, chi phái, nguồn vốn…

- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu cần thiết bằng phương pháp so sánhtương đối, tuyệt đối kết quả kinh doanh của khách sạn, tình hình sử dụng các nguồnlực trong 2 năm gần đây

- Phương pháp phân tích: phận tích theo từng tiêu chí về tình hình kinh doanh,

về các tiêu chí liên quan đến cơ cấu lao động trong Công ty, về tình hình thị trường vàtình hình nguồn lực kinh doanh của Công ty

- Phương pháp đánh giá: thông qua kết quả của các phương pháp tổng hợp, phântích, so sánh, tiến hành đánh giá về thành công hạn chế của công ty về hiệu quả kinhdoanh CTDL nội địa, đánh giá về các chính sách và biện pháp mà Công ty đã thựchiện và đang thực hiện

2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh CTDL Nội địa tại Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

2.2.1 Tổng quan tình hình

2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty

Bước vào thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới có những bước tiến vượt bậc, đờisống người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch trở lên phổ biến với mọi tầng lớp Cáccông ty, khách sạn, nhà hàng….lần lượt ra đời Nắm bắt được thời cơ đó, ngày 8 tháng

4 năm 2006 Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh Thiên Anh ra đời và lấy trụ sởchính (văn phòng đại diện) tại: Số 2C Tập Thể Đo Lường, Cổ Nhuế, Từ Liêm,

Hà Nội

+ Tên Công Ty : Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

+ Trụ Sở : Số 2C Tập Thể Đo Lường, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội

+ Website : http://www.dulichthienanh.com.vn

Trang 19

Với một điểm xuất phát thấp , khi thành lập công ty có số vốn ít, lực lượng laođộng hạn chế đối với một công ty du lịch, ban đầu chỉ có 3 nhân viên chính thức,những nhân viên này là những nhân viên kiêm luôn công việc kế toán, hướng dẫn,maketing….Nên hiệu quả công việc không cao Ở giai đoạn này công ty cũng có một

số cộng tác viên là những hướng dẫn viên không chính thức, họ làm việc và nhậnlương theo tour mà họ hướng dẫn cho công ty, công ty tạm thời giải quyết về lựclượng hướng dẫn khi đông khách Lúc đầu công ty gặp nhiều khó khăn do sự cạnhtranh quá gay gắt của của nhiều đối thủ, đội ngũ cán bộ, nhân viên còn non trẻ, ít kinhnghiệm Nhưng theo thời gian công ty đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ nhân viên, củng

cố lại những mảng kinh doanh kém hiệu quả, tìm hiểu nhũng nhu cầu của khách dulịch nhằm thoả mãn nhu cầu của họ, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với công nhân viênhoặc khách hàng khi tìm ra những nguồn khách mới để công ty ký hợp đồng

Mặc dù không phải là một công ty lớn, quy mô rộng nhưng Công ty TNHH TM

và DL Thiên Anh kinh doanh ngày càng có hiệu quả Công ty làm ăn ngày một pháttriển, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty trưởng thành cả về chuyên môn và họcvấn, hầu hết có trình độ từ trung học trở lên, chuyên môn của mỗi người đều mang tínhđặc thù riêng của công việc, do đặc điểm riêng của công ty du lịch có tính thời vụ công

ty cần rất nhiều hướng dẫn viên còn chính vụ thì hướng dẫn viên ít hơn Nhờ nắm bắtđược thời cơ và vượt qua những khó nhăn nên công ty phát triển ngày càng vữngmạnh

Để đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh của công ty tiến hành đạt hiệu quả, công ty

đã sắp xếp bộ máy một cách hợp lý và khoa học, phân công đúng người đúng việc phù hợpvới chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh Thiên Anh là công ty quy mô nhỏ với sốlượng nhân viên ít nên cơ cấu tổ chức của công ty cũng tương đối đơn giản, dưới đây

là cơ cấu tổ chức của công ty (sơ đồ 2.1)

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

Giám đốc(kiêm điều hành)

Bộ phận

tài chính

kế toán

Bộ phận marketing

Bộ phận hướng dẫn

Cộng tác viên

Tài

chính

Kế toán

Trang 20

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

* Giám Đốc

Đây là người sáng lập ra công ty, đồng thời quyết định những mảng kinh doanhcủa công ty, cũng như đưa ra phương hướng hoạt động cho công ty trong từng năm vàtừng giai đoạn khác nhau

Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty, thường xuyên nghiêncứu các báo cáo của các bộ phận chức nằng khác, trong đó có các báo cáo hàng ngày,hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm Để nắm bắt kịp tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty, kip thời nắm bắt được thị trường, từ đó ra các quyết định chỉ đạohoạt động kinh doanh của công ty Đưa ra các biện pháp các quyết định cần thiết vềvấn đề nhân sự của công ty Đặc biệt là đối với các quyết định tuyển dụng, sa thảinhưng cán bộ, nhân viên thiếu năng lực của công ty, phân rõ quyền hạn nghĩa vụ vàchức năng của mỗi bộ phận

* Bộ phận tài chính kế toán

Đây là bộ phân quan trọng của công ty và cũng do tính tổ chức của công ty nên

bộ phân nay được tách ra thành hai mảng nhỏ hơn nữa, đó là: mảng tài chính do chủtịnh hội đồng quản trị đảm nhiệm, công việc chính là xuất tiền chi cho mỗi tuor, chiphí cho các hoạt động của công ty, trả tiền lương cho nhân viên…

Riêng mảng kế toán do tinh chất công việc cũng như quy mô của công ty nênmảng này chỉ do 1 người phụ trách, hàng tháng hàng quy, hàng năm thường có mộtnhân viên kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra hoá đơn chứng từ, sổ sách, đồng thời xử

lý chúng, làm báo cáo tài chính …

* Bộ phận marketting

Đây là bộ phận có tính quyết định đến khả năng thu hút khách của công ty dulịch vạn xuân Bộ phận này của công ty thường được tổ chức theo đoạn thị trường mụctiêu riêng biệt như: thị trường khách đoàn, thị trường khách học sinh, sinh viên, thịtrường khách công vụ… Ở bộ phân này nhân viên được thực hiện các công việc như:Nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng cáo, tham gia các hội chợ du lich,CTDL….đặt mối quan hệ với các công ty gửi khách

* Bộ phận hướng dẫn

Căn cứ vào kế hoạch, các hợp đồng đã ký kết, bộ phận này tổ chức điều động,

bố trí các hướng dẫn viên cho CTDL Xây dựng duy trì và phát triển đội ngũ hướngdẫn viên và cộng tác viên chuyên nghiệp, tiến hành các hoạt động đào tạo vào đào tạo

Trang 21

lại đội ngũ hướng dẫn viên, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn Từ

đó đáp ứng tôt các yêu cầu hưóng dẫn của công ty Đảm bảo việc cung ứng đầy đủhướng dẫn viên theo yêu cầu của CTDL.Truyền đạt thông tin, Phối hợp với các bộphận để xử lý tình huông xảy ra trong mỗi chuyến đi, đảm bảo thông tin đến với kháchphải chính xác, đầy đủ…

* Cộng tác viên

Là lực lượng bổ xung cho công ty khi cần thiết vào những mùa du lịch khi công

ty thiếu hướng dẫn viên, khi đó công ty sẽ liên hệ theo số điện thoaị của các cộng tácviên để bổ xung vào lực lượng hướng dẫn viên theo CTDL

Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiên Anh

Các bộ phận tài chính kế toán, maketting, hướng dẫn viên, cộng tác viên, trựctiếp dưới quyền điều hành trực tiếp của Giám Đốc Các bộ phận này trực tiếp thu thập

và xử lý thông tin và làm việc trực tiếp với khách hàng( hướng dẫn viên, cộng tácviên) sau đó trình lên Giám Đốc để Giám Đốc đưa ra quyết định cuối cùng Ban GiámĐốc và các bộ phận này gắn bố chặt chẽ với nhau tào ra sự hài hoà, nhờ vậy chấtlượng hiệu quả trong công việc được nâng cao giúp công ty ngày một phát triển vàphát triển một cách bền vững Đó chính là điểm mạnh của công ty

Với quy mô hoạt động nhỏ công ty đã lựa chọn cơ cấu tổ chức theo kiểu trựctuyến chức năng là hợp lý (sơ đồ 2.1)

Ưu điểm: Đảm bảo được hiệu lực điều hành của Giám Đốc: Bởi Giám Đốc là

người duy nhất trực tiếp và ra quyết định chỉ đạo xuống cấp dưới Thông tin mệnhlệnh được truyền đi theo chiều dọc của cơ cấu tổ chức, đảm bảo thông tin được truyền

đi một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời

Tập trung năng lực chuyên sâu: mỗi người lãnh đạo chỉ tập trung nghiên cứuchuyên sâu một việc và chỉ đạo công việc theo chuyên môn của mình Giúp thu hút vàphát triển tốt năng lực chuyên môn của các nhân viên đồng thời giải quyết các vấn đềchuyên môn nhanh chóng và thành thạo hơn

Nhược điểm: Người lãnh đạo phải quyết những nhiệm vụ hết sức phức tạp và

phải chỉ thị cho những người phụ thuộc về mọi vấn đề trong công việc vì vậy đòi hỏingười lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để lãnh đạo tất cả các bộ phận Cũng vì thế

mà sự uỷ quyền xuống dưới gặp nhiều khó khăn

Nhiều cấp quản lý sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu trách nhiệm và khó giám sátcông việc Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng làm cho doanh nghiệpkhông phát triển Cơ cấu này làm giảm tính linh động của các nhân viên, kím hãm tínhsáng tạo, gây hiện tượng trì trệ, ỷ lại trong tổ chức

2.2.1.3 Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

- Thị trường khách hàng của công ty

Trang 22

Những năm gần đây hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH

TM và DL Thiên Anh đã thật sự bứt phá Nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam tăngcao dẫn đến lượt khách đến với công ty tương đối lớn Dưới đây là thống kê lượtkhách đến với công ty

Bảng 2.1: Số lượng khách của công ty TNHH TM và DL Thiên Anh

người)

2013 (lượt người)

Chênh lệch tuyệt đối

Chênh lệch tương đối

Tổng lượt khách vào trong nước 4.397 4.599 202 105

-Tổng lượt khách từ dịch vụ khác 926 1173 247 127

Dựa vào bảng 2.1 cho thấy tổng lượt khách du lịch đến với công ty trong năm

2012 là 9255 lượt khách, đến năm 2013 là 10800 lượt khách tăng 1.545 lượt kháchtăng 116,66% Tổng lượt khách vào trong nước năm 2013 là 4.599 lượt tăng 202 lượttương ứng với 105% so với năm 2012, chiếm 47% năm 2012 tổng lượt khách đến vớicông ty nhưng giảm xuống còn chiếm 42,5% năm 2013 Tổng lượt khách ra nướcngoài vào năm 2012 là 128 lượt và đã tăng 57 lượt tương ứng với 131% lên 239,chiếm 1,96% năm 2012 và tăng lên chiếm 2,21% năm 2013, cho thấy số lượt khách đi

du lịch nước ngoài của công ty k cao Tổng lượt khách nội địa là 4789 lượt năm 2013

và tăng 1039 lượt so với năm 2012, tăng 128% Tổng lượt khách nội địa chiếm40,51% tổng lượt khách đến với công ty Công ty đang chú trọng nâng cao hiệu quảCTDL hướng tới thị trường này

Ngoài ra tổng lượt khách sử dụng dịch vụ khác của công ty chiếm 10% năm

2012 và tăng lên 10,87% năm 2013

● Thị trường khách hàng hiện tại : đối với Công ty TNHH TM và DL ThiênAnh thì khách du lịch hiện tại chủ yếu là khách du lịch nội địa với quy mô hẹp kháchchủ yếu là nằm ở địa bàn Hà Nội, khách du lịch ở địa phận cách xa Hà Nội thì rấtít.Công ty tập trung đi sâu vào khai thác thị trường khách du lịch nội địa bởi vì khách

du lịch nội điạ là khách đòi hỏi các điều kiện như trình độ ngoại ngữ, lượng vốn thấp

Trang 23

hơn so với khách quốc tế Nếu như khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trungchú ý như một nguồn thu ngoại tệ chính của ngành du lịch thì khách nội địa có vai tròduy trì sự phát triển và tăng trưởng chung cho toàn ngành du lịch Việc khuyến khíchđược người dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa cácthành phần lao động trong xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ củachính phủ như chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ nhận thức chocộng đồng

● Thị trường khách hàng tiềm năng : kể từ khi Nhà nước và Chính phủ ta thựchiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu

tư, kinh doanh ở Việt Nam thì đã có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để làm

ăn để đi du lịch, tham quan nghỉ ngơi đây là nguồn khách du lịch rất lớn Mức thunhập của người nước ngoài cao hơn mức thu nhập của người dân Việt Nam chính vìvậy mà mức chi tiêu của họ rất lớn Chính vì vậy mà mức chi tiêu của họ rất lớn Bởi

lẽ đó mà trong những năm tới Công ty sẽ mở rộng thị trường : tổ chức các tour du lịchđường bộ mở thêm các tour du lịch đường sông không chỉ phục vụ khách du lịch trongnước mà còn phục vụ khách du lịch nước ngoài, tổ chức các tour du lịch sang các nướcláng giềng đặc biệt là Trung Quốc

Hệ thống sản phẩm CTDL nội địa

+Các tour du lịch trong nước: Công ty chủ yếu cung cấp các dịch vụ du lịch

nội địa, xây dựng các tour du lịch phù hợp với các thời điểm khác nhau và các tậpkhách hàng khác nhau như:

Du lịch tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng: Với các chương trình mà điểm đến

du lịch đến các khu danh lam thắng cảnh và nghỉ dưỡng nổi tiếng như: vịnh Hạ Long,Cát Bà, Phú Quốc, Vũng Tàu

Du lịch văn hóa, lễ hội như các CTDL tới chùa Hương, chùa Bái Đính, lễ hộiĐền Hùng

Du lịch làng nghề: Công ty có các chương trình tham quan, du lịch các làngnghề quanh Hà Nội như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, Các tour du lịch củacông ty cũng khá đa dạng, có thời gian khác nhau

+ Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo

Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu du lịch ngày càng trở lên phổ biếntrong xã hội, những hội nghị hội thảo ngày càng nhiều Nắm bắt được nhu cầu nàycông ty TNHH TM và DL Thiên Anh cũng trực tiếp tổ chức các chương trình hội nghị,hội thảo

+ Cho thuê xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ.

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w