Với các cơ quan hữu quan khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Thiên Anh (Trang 43)

- Cần tăng cường nhân lực và đào tạo cho đội ngũ hưỡng dẫn viên

3.3.3. Với các cơ quan hữu quan khác

Đầu tư cải tạo đường vào bến sao cho thuận tiện cho việc đi lại của du khách là việc mà các điểm du lịch, trung tâm du lịch cần phải làm.

Đầu tư phát triển cở sở hạ tầng phục vụ cho tuyến du lịch trọng điểm Hà Nội - Hải phòng – Quảng Ninh, và các tuyến du lịch trọng điểm khác… là kiến lớn đối với bộ Giao thông vận tải và Tổng cục du lịch Việt Nam.

Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm đến du lịch, đặc biệt là vào mùa du lịch. Hạn chế tối đa vấn đề các bến cóc, nhà hàng lừa đảo, chặt chém khách du lịch.

hội cao. Trên thế giới cứ 9 người lao động có 1 người làm trong lĩnh vực du lịch. Du lịch phát triển thu hút lực lượng lớn lao động, do đó trực tiếp góp phần giải quyết nạn thất nghiệp hạn chế sự gia tăng tệ nạn xã hội. Vì vậy phát triển du lịch nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội điạ nói riêng sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng đối với các khu nông thôn hay miền núi, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và những khu vực đó.

Trong chiến lược phát triển du lịch là phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Để làm được điều đó, chiến lược đã đề ra 4 mục tiêu cụ thể, đó là: tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 11,5-12% năm; năm 2012: Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế và 36-37 triệu lượt khách nội địa; năm 2020: Việt Nam đón 10-10,5 triệu khách du lịch quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; năm 2030: tổng thu nhập từ du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020. Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ VH,TT& DL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện. Nhận biết được thực tế đó cán bộ công nhân viên của Công ty luôn phát huy hết khả năng, năng lực của mình để hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ sởvật chất kỹ thuật, triển khai hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa có hiệu quả và dần tự khẳng định mình trên thị trường.

Qua sự học hỏi được ở Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh,em xin mạnh dạn trình bày "Giải pháp giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty TNHH TM và DL Thiên Anh". Đề tài chuyên dề đã thể hiện được thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty, qua đó đề xuất được một số các giải pháp nhằm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty, với mong muốn trong thời gian trước mắt, Công ty sẽ phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm và các vấn đề xấu còn tồn tại để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, thông tin và tài liệu chưa thật đầy đủ nên những nhận xét ít nhiều mang tính chủ quan, xong qua bài viết này em hy vọng sẽ góp được phần nào ý kiến cho Công ty.

* Sách và giáo trình:

- Nguyễn Thị Nguyên Hồng, Hà Văn Sự , Bài giảng Kinh Tế Doanh nghiệp Dịch vụ, Du lịch, Trường Đại học Thương Mại Hà Nội,1995

- TS.Vũ Đức Minh(chủ biên), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống kê,2008

* Luận văn

- Đỗ Cẩm Anh, ”Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm lữ hành quốc tế của công ty du lịch dịch vụ Hà Nội”, Luận văn ĐH Thương Mại 2010. - Đỗ Thị Giang “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam”, luận văn Đại học Thương mại, 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Thiên Anh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w