Trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy diệt

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 63)

- Đối với trạng ngữ:

3.8. Trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy diệt

64

Nó ra nông nỗi này cũng bởi chủ nhà. (Cái chết của con Mực. Nam

Cao, maxreading.com)

Chùa xây từ thời cách đây một nghìn sáu trăm năm bởi một nhà sự Ấn Độ. (Chế Lan Viên).

Hắn giật mình quay lại bởi một bàn tay đập mạnh vào vai. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Thông thường những trạng ngữ thuộc kiểu này được đánh dấu bằng các giới từ, ví như từ: bởi, từ…

Phân tích những ví dụ trên ta thấy, trạng ngữ này chỉ những đối tượng đã gây ra kết quả cho chủ thể.

Chẳng hạn trong ví dụ:

Nó ra nông nỗi này cũng bởi chủ nhà. (Cái chết của con Mực. Nam

Cao, maxreading.com)

“Chủ nhà” ở đây chính là người đã khiến “Nó ra nông nỗi này”. Tức là vì có sự tác động hay vì một hành động nào đó của “chủ nhà” mà “nó” mới phải chịu kết quả như vậy.

Hay ở ví dụ:

Hắn giật mình quay lại bởi một bàn tay đập mạnh vào vai. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Chính cái “bàn tay đập mạnh vào vai” đã khiến “hắn giật mình quay lại”. “Bàn tay” ấy là của một đối tượng nào khác tác động lên “hắn” và khiến “hắn” phải “giật mình”. Nếu không có sự tác động này, chắc chắn hắn sẽ không có kết quả là „giật mình‟ như vậy.

65

Xét ví dụ tiếp theo:

Chùa xây từ thời cách đây một nghìn sáu trăm năm bởi một nhà sự Ấn Độ. (Chế Lan Viên).

Đây chính là câu có trạng ngữ chỉ tác thể của hành động và cụ thể là “kẻ tạo tác”.Và “kẻ tạo tác” ở đây chính là “một nhà sự Ấn Độ”, người đã xây dựng nên ngôi chùa từ cách đây rất lâu.Tuy nhiên, về loại trạng ngữ này, còn có nhiều tranh gãi và chưa có sự thống nhất. Trong một vài trường hợp, trạng ngữ thuộc kiểu loại này vẫn chưa được xác định rõ ràng.

66

Tiểu kết:

Nghiên cứu, tìm hiểu trạng ngữ trên bình diện nghĩa học là một nội dung trọng tâm của luận văn. Chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích các ví dụ trong các tác phẩm văn học để thấy được những kiểu loại trạng ngữ khác nhau, phân loại chúng vào các kiểu trạng ngữ thống nhất để thấy được vai trò của chúng trong cấu trúc câu, văn bản.

Nhận định chung của chúng tôi sau chương này là trạng ngữ rất phong phú, đa dạng. Có nhiều trường hợp không phải dễ dàng mà nhận định được. Và vì thế chúng tôi phải chọn ra một cách thức phân loại thống nhất áp dụng cho luận văn và khảo sát trong toàn bộ chương.

Trong chương này, chúng tôi theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Hiệp về việc phân loại trạng ngữ. Theo đó, trạng ngữ được phân ra làm 8 loại, mỗi loại có những hình thức nhận diện và đặc trưng ý nghĩa khác nhau.

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Biểu thị thời điểm của sự tình so với một

mốc thời gian quy chiếu được lựa chọn nào đó (thời điểm nói hoặc một thời điểm bất kỳ được chọn)

- Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn: Trạng ngữ chỉ không gian, nơi

chốn, biểu thị không gian hiện thực hoặc một không gian tưởng tượng, với tư cách là nơi diễn ra sự tình.

- Trạng ngữ chỉ nhƣợng bộ: Trạng ngữ chỉ nhượng bộ biểu thị ý nhượng bộ, tức có kết quả trái lôgic với ý nêu ở nòng cốt câu.

- Trạng ngữ chỉ mục đích: Trạng ngữ chỉ mục đích biểu thị mục đích mà hành động ở vị ngữ hướng tới, hay trạng thái mà chủ thể của hành động mong muốn đạt đến.

67

- Trạng ngữ chỉ phƣơng thức: Trạng ngữ chỉ phương thức biểu thị cách thức, cung cấp diễn biến của sự tình hoặc phương tiện, công cụ mà chủ thể dùng để thực hiện hành động.

- Trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện: Trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện: Theo một nghĩa nào đó, trạng ngữ này biểu thị phạm vi, giới hạn mà sự tình của câu có hiệu lực, biểu thị điều kiện để hành động mà vị ngữ biểu thị có thể diễn ra.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân biểu thị nguyên nhân, nguyên cớ của sự tình.

- Trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy diệt

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nội dung trạng ngữ rất phong phú và đa dạng.Kết quả từ các ví dụ trong cứ liệu văn học cho thấy, trạng ngữ chỉ thời gian chiếm đại đa số so với các kiểu loại trạng ngữ khác.

Mỗi kiểu loại trạng ngữ có những đặc trưng riêng, khó nhận.Vì vậy, cần dựa vào những đặc trưng hình thức và ngữ nghĩa của chúng để nhận diện.

68

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 63)