- Đối với trạng ngữ:
2.1.2. Cấu tạo bên trongcủa trạng ngữ
2.1.2.1. Trạng ngữ là một danh từ/ cụm danh từ Xét các ví dụ:
Hôm nay, anh cố sức để nghe ngóng và chờ đợi.(Bước Đường Cùng,
Nguyễn Công Hoan, 5)
Chiều nayNghị lại ra đường chơi mát. (Bước Đường Cùng, Nguyễn
Công Hoan, 61)
Vợ Phangày hôm nay trông thật khác lạ (Bước Đường Cùng, Nguyễn
Công Hoan, 60)
Bữa cơm hôm ấy, Huệ cùng ngồi ăn với chúng tôi. (Người vợ lẽ bạn
39
Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất
nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. (Cái chết của con mực, Nam Cao, Maxreading.com)
Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như
để rồi xếp bát. (Cái chết của con mực, Nam Cao, Maxreading.com)
Các từ, cụm từ in nghiêng bôi đậm trên đây chính là trạng ngữ.Trạng ngữ này là một danh từ chỉ thời gian.
Có trường hợp trạng ngữ là một giới từ và một danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ:
Trong nhà, vợ Pha đã chuẩn bị mọi thứ tươm tất. ((Bước Đường
Cùng, Nguyễn Công Hoan, 35)
Dưới gầm bàn, bát đĩa chất đầy. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công
Hoan, 46)
Trong hai ví dụ trên, trạng ngữ là sự kết hợp giữa các giới từ „trong,
dưới‟ cùng với danh từ và cụm danh từ.Thường, trường hợp này xuất hiện
nhiều trong các câu của văn bản.Và trạng ngữ trong trường hợp này cũng có thể xuất hiện ở cả 3 vị trí như chúng ta đã nói ở trên.
2.1.2.2. Trạng ngữ là một tính từ/ cụm tính từ Xét các ví dụ:
Nhễ nhại, chị Pha vừa la vừa hét. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công
Hoan, 17)
Cầm cập, hai hàm răng hắn đập vào nhau lia lịa. (Bước Đường Cùng,
40
Trung cau mày nhìn Hộ một cách kinh ngạc và khinh bỉ. (Đời Thừa,
Nam Cao, maxreading.com)
Ấy thế mà hắn đã phụ từ, phụ một cách hèn nhát và khốn nạn.(Đời
Thừa, Nam Cao, maxreading.com)
Các từ, cụm từ in nghiêng, bôi đậm trên là tính từ, cụm tính từ đảm nhận vai trò là trạng ngữ. Thông thường những từ, cụm từ này biểu thị trạng ngữ chỉ phương thức (biểu thị cách thức, cung cách diễn biến của sự tình hoặc phương tiện mà chủ thể dùng để thực hiện hành động)
2.1.2.3. Trạng ngữ là một động từ/ cụm động từ Xét các ví dụ:
Pha nằm lặng trên phản để nghe (NCH.10)
Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. (Cái chết
của con mực, Nam Cao, Maxreading.com)
Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)
Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu, Pha lại nhăn nhớ mặt theo, tưởng chừng như chính mình đau vậy. (NCH.11)
Ninh ngơ ngẩn như mất vía. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,
maxreading.com)
Ninh khóc ằng ặc như nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ
họng. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao, maxreading.com)
Phần in nghiêng, bôi đậm là trạng ngữ mà bản thân nó là một động từ hoặc cụm động từ.Nhìn vào những ví dụ này ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó.
41
Trạng ngữ là một kết cấu C-V cũng chiếm rất nhiều trong các tác phẩm văn học.
Ví dụ:
Thấy chồng bước vào, chị Pha toan kéo quần. (NCH. 35)
Trong ví dụ này, „thấy chồng bước vào‟ là trạng ngữ.Trạng ngữ này là
một kết cấu C-V, trong đó “chồng” là C, còn “bước vào” là V.
Hoặc ví dụ:
Mặt hớt hơ hớt hải, chị đuổi chồng ra ngoài. (NCH. 35)
Trong đó “mặt” là chủ ngữ, còn “hớt hơ hớt hải” là vị ngữ.
Hay ví dụ:
Từ ngày cô ấy về, cậu con không tin cậy con như trước nữa.(Người vợ
lẽ bạn tôi, Nguyễn Công Hoan).
Trong câu này, Cô ấy là chủ ngữ, về là vị ngữ.Đây chính là trạng ngữ
có kết cấu C-V.
Nếu vợ đẻ được con trai, hắn sẽ chiều vợ phải biết. (Bước Đường
Cùng, Nguyễn Công Hoan, 23)
Câu trên giúp chúng ta dễ dàng nhận ra đây là trạng ngữ có kết cấu C- V, bởi ta có thể phân tích kết cấu này như sau: “Nếu vợ đẻ được con trai”, trong trạng ngữ này, “Vợ” là chủ ngữ và “đẻ được con trai” chính là vị ngữ.
Tương tự ví dụ sau đây cũng vậy:
Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh
vào cổ họng. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao, maxreading.com)
Ở đây, người nuốt phải ngụm gì đắng quá chính là trạng ngữ có kết cấu C-V, trong đó “người” là chủ ngữ, phần còn lại “nuốt phải ngụm gì đắng quá” là vị ngữ của trạng ngữ.
42
Nhận xét:
Trạng ngữ trong câu hết sức đa dạng và phong phú. Theo khảo sát của chúng tôi, trạng ngữ có thể thuộc tất cả các loại danh từ/cụm danh từ, động từ/cụm động từ, tính từ/cụm tính từ/, cụm C-V. Tuy nhiên, trong các tác phẩm văn học khảo sát, trạng ngữ là danh từ/cụm danh từ chiếm đại đa số, chiếm phần lớn số câu trong các văn bản, truyện ngắn mà chúng tôi tìm khảo sát.