- Đối với trạng ngữ:
2.2. Vị trí của trạng ngữ trong mô hìnhcấu trúc câu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vị trí của trạng ngữ trong mô hình cấu trúc câu. Đa số các tác giả Việt ngữ học cho rằng, trạng ngữ có thể xuất hiện ở cả 3 vị trí: đầu câu, sau câu và xen vào giữa câu. Nhưng cũng có người không đồng nhất với quan điểm này.
Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Kim Thản cực lực phản đối cách chen trạng ngữ vào giữa chủ ngữ và vị ngữ vì cho rằng “đây là lối cấu tạo câu đã Âu hóa” [Nguyễn Kim Thản 1964, 212].
Tuy nhiên, trong luận văn nay, chúng tôi đi theo quan điểm của đại đa số các nhà nghiên cứu Việt ngữ học và thống nhất với quan điểm cho rằng, trạng ngữ có thể xuất hiện ở cả 3 vị trí, đầu câu, cuối câu và xen vào giữa nòng cốt câu. Trong chương này, chúng tôi khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt ở cả 3 vị trí mà trạng ngữ xuất hiện trong câu.
2.1.1.Trạng ngữ đứng đầu câu
Xét các ví dụ sau:
Từ nãy,Pha trống ngực đập thình thình. (Bước đường cùng, NCH.10) Trên cái thúng, tùm hum manh chiếu rách che hàng cho đỡ nắng. (Hai
43
Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. (Cái chết của con mực, Nam Cao,
maxreading.com)
Hôm nay, vì anh Quý viết giấy mời tôi về Bắc Ninh để anh hỏi ý kiến
về chuyện gia đình, nên tôi đến thăm anh. (Người vợ lẽ bạn tôi, NCH, maxreading.com)
Bữa cơm hôm ấy, Huệ cùng ngồi ăn với chúng tôi. (Người vợ lẽ bạn
tôi, NCH, maxreading.com)
Từ ngày cô ấy về, cậu con không tin cậy con như trước nữa. (Người vợ
lẽ bạn tôi, NCH, maxreading.com)
Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu,Pha lại nhăn nhớ mặt theo, tưởng chừng
như chính mình đau vậy. (Bước đường cùng, NCH,11)
Nhận xét:
Trạng ngữ đứng đầu câu chiếm phần lớn trong các câu của các truyện ngắn khảo sát. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy đặc điểm sau:
Đằng sau trạng ngữ là một mệnh đề hoàn chỉnh, tức là mệnh đề này có đầy đủ các bộ phận của một cấu trúc câu và truyền đạt những thông tin hoàn chỉnh nhất. Trạng ngữ trong hoàn cảnh này luôn đóng vai trò bổ sung thêm thông tin, khiến cho người nghe hiểu được một cách trọn vẹn thông tin theo dụng ý của người viết.
Ví dụ 1:
Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. (Cái chết của con mực, Nam Cao,
44
Trong câu này, “sáng hôm sau” là trạng ngữ, bổ sung thêm thông tin cho toàn bộ nòng cốt “nó vẫn bỏ cơm”. Nếu bỏ phần trạng ngữ “sáng hôm sau” đi thì câu còn lại là “nó vẫn bỏ cơm”. Đây vẫn là một cấu trúc câu hoàn chỉnh cả đề và thuyết.Vì thế, có thể xem sự xuất hiện của trạng ngữ “sáng hôm sau” có vai trò làm rõ ý và thêm thông tin hoàn chỉnh cho cả câu.
Ví dụ 2:
Bữa cơm hôm ấy, Huệ cùng ngồi ăn với chúng tôi. (Người vợ lẽ bạn
tôi, NCH, maxreading.com).
Trạng ngữ trong câu này là một cụm danh từ.Tương tự như trường hợp của ví dụ 1, ở đây, mệnh đề đứng sau trạng ngữ đã là một kết cấu hoàn chỉnh về cấu trúc và trọn vẹn về nôi dung thông tin. Còn trạng ngữ “bữa cơm hôm ấy” chỉ cho ta thêm phần thông tin giả định rằng, có thể những bữa cơm trước đó Huệ không ngồi ăn cùng „chúng tôi‟. Trạng ngữ trong những ví dụ này bổ sung thêm thông tin về thời gian cho câu.
Khi đứng ở đầu câu, trạng ngữ không tham gia vào cấu trúc phân đoạn thực tại. Tức là có thể lược bớt mà không ảnh hưởng tới tính trọn vẹn về nội dung của câu.
Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, tuy trạng ngữ đứng ở đầu câu không tham gia vào cấu trúc phân đoạn thực tại nhưng nếu nó được đọc với ngữ điệu đặc biệt hoặc thêm vào trước đó những trợ từ nhấn mạnh như: chỉ, chính, ngay, cả… thì nó sẽ là phần thuật đề. (Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, tr.349)
Ví dụ:
45
Trong ví dụ này, phần trạng ngữ “Chính qua tâm hồn ta” là thuật đề.
Ðã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi. (Đời Thừa, Nam Cao,
maxreading.com)
Thông thường, trạng ngữ khi xuất hiện ở đầu câu sẽ có ý nhấn mạnh hơn và đây là dụng ý của người nói. Ví dụ: Bữa cơm hôm ấy, Huệ cùng ngồi ăn với chúng tôi. (Người vợ lẽ bạn tôi, NCH, maxreading.com). Khi lược phần trạng ngữ đi ta cũng vẫn hiểu được toàn bộ nội dung của câu, tuy nhiên, đặt trạng ngữ ở đầu câu khiến người đọc cảm thấy cần quan tâm tới phần này, đây là “bữa cơm hôm ấy” chứ không phải một bữa cơm nào khác, và cũng chính điều này là điều khác lạ đối với chủ thể là nhân vật Huệ. Có thể những bữa cơm khác nhân vật Huệ không hành động như “bữa cơm hôm ấy” nên tác giả muốn nhấn mạnh điều này khi đưa trạng ngữ lên đầu câu.