29 Đố với trạng ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 29)

- Đố với trạng ngữ

Trong những câu tương tự, trạng ngữ có thể được nhận diện bằng 3 tiêu chí sau:

+ Về cương vị chúng không phải là thành phần bắt buộc của câu + Về cấu tạo, chúng là cụm danh từ

+ Về khả năng cải biến vị trí, chúng có khả năng chiếm giữ các vị trí trước nòng cốt câu, sau nòng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Xét ví dụ:

(3)Vì ngày giỗ ông năm ấy, hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao, maxreading.com)

Theo các tiêu chí trên, chúng tôi nhận thấy, phần “vì ngày giỗ ông năm ấy” không phải là thành phần bắt buộc của câu, ta hoàn toàn có thể tỉnh lược đi thành:

 Hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối. Về cấu tạo: đây là một cụm danh từ “ngày giỗ ông năm ấy”

Về khả năng cải biến vị trí, cụm danh từ này có thể xuất hiện ở cả 3 vị trí trong câu:

Vì ngày giỗ ông năm ấy, hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa

cho đến tối.

 Hai mẹ con vì ngày giỗ ông năm ấy đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối

 Hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối vì ngày

giỗ ông năm ấy.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc phân định rạch ròi trạng ngữ và một vế của câu song phần phức hợp cũng là một chuyện tương đối phức tạp.Cần dựa vào các tiêu chí nhận diện và phân tích một cách tỉ mỉ mới tránh được nhầm lẫn.

30

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 29)