CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT TRẠNG NGỮ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGHĨA HỌC

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 50)

- Đối với trạng ngữ:

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT TRẠNG NGỮ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGHĨA HỌC

NGHĨA HỌC

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết, trong nghiên cứu cú pháp, bình diện nghĩa học (chỉ nói về nghĩa biểu hiện) thường được hiểu là bình diện của những “sự tình” với một vị từ làm trung tâm và những “vai nghĩa” tham gia vào sự tình ấy. Những vai nghĩa này là những tham tố của sự tình, gồm có các diễn tố và chu tố.

Các diễn tố là những vai nghĩa tất yếu, được giả định trong khung ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp của vị từ làm vị ngữ. Còn các chu tố chỉ đóng vai cảnh trí chung quanh, không được giả định một cách tất nhiên trong khung vị ngữ.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, chu tố thường là những điều kiện về thời gian, không gian, là cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích liên quan đến sự tình được biểu đạt. [xem Cao Xuân Hạo, 1991, tr.8; Halliday M.A.K., 1985, tr. 101 – 144]

Trên bình diện nghĩa học, trạng ngữ thường đóng vai trò chu tố. Trên bình diện nghĩa học, theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Hiệp, có thể phân trạng ngữ làm 8 loại khác nhau và mỗi loại đều mang những đặc trưng riêng.

Trong quá trình khảo sát các tác phẩm văn học, chúng tôi nhận thấy có tới 402 câu có trạng ngữ. Trong đó trạng ngữ chỉ thời gian chiếm đại đa số, tiếp đến là trạng ngữ chỉ không gian và trạng ngữ chỉ cách thức.Các kiểu loại trạng ngữ còn lại chiếm số lượng ít hơn.Với số lượng ấy, trạng ngữ chỉ thời gian chiếm 72% tổng số câu có trạng ngữ. Trạng ngữ chỉ không gian chiếm

51

11% tổng số câu có trạng ngữ, còn lại là các loại trạng ngữ khác với tần suất xuất hiện rất ít trong các tác phẩm văn học mà chúng tối chọn làm khảo sát.

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)