Biểu thị một thời điểm phiếm định

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 52)

- Đối với trạng ngữ:

3.1.2. Biểu thị một thời điểm phiếm định

53

Bao giờ cũng vậy, Pha cứ nói là vợ lại khó chịu. (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, 67)

Cuối ngày, mọi vật trở nên yên tĩnh.(Bước đường cùng, Nguyễn Công

Hoan, 45)

Lúc ấy,Pha đã châm xong cái đèn rồi. (Bước Đường Cùng, Nguyễn

Công Hoan, 9)

Một lát, tiếng nhoe nhoe đưa ra. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công

Hoan, 12)

Hồi ấy,anh có cho tôi biết. Và trong thư, anh gọi Huệ là "Trống cà

rùng". (Người vợ lẽ bạn tôi, Nguyễn Công Hoan, Maxreading.com).

Cũng là trạng ngữ chỉ thời gian nhưng những cụm từ này không cho chúng ta một cái nhìn chuẩn xác về thời gian. Ví dụ: “Bao giờ cũng vậy”, ta không thể xác định được là thời gian nào, tức là luôn luôn như vậy hay chỉ là mức độ thường xuyên?

“Cuối ngày” trạng ngữ chỉ thời gian phiếm định vì ta không thể xác

định được là lúc nào.“Cuối ngày” có thể là cuối “ban ngày”, trước khi trời tối hay cuối buổi đêm, gần tới ngày hôm sau.Người nghe cũng có thể hiểu đây là khoảng thời gian rất rộng, có thể về buổi chiều tối, khi hoàng hôn đã buông xuống, cũng có thể gọi là “cuối ngày”.

Nhìn chung, loại trạng ngữ ngày chỉ mang ý nghĩa phiếm chỉ về mặt

thời gian. Người nghe sẽ tự ước lượng khoảng thời gian của sự tình xảy ra

mà không thể có cái nhìn cụ thể giống như: 5 giờ chiều, sáng sớm hôm sau… Tương tự xét các ví dụ:

54

Khoảng thời gian “một lát” là bao lâu, người nghe, người đọc khó có thể xác định được.Đó chỉ là khoảng ước lượng của người viết, có thể là 5 phút, 10 phút, 30 phút hoặc lâu hơn nữa.

Hay:Hồi ấy,anh có cho tôi biết. Và trong thư, anh gọi Huệ là "Trống cà rùng".

Hồi ấy trong câu cũng không giúp người nghe hình dung ra được đó là

khi nào, mốc thời gian là từ bao giờ. Có lẽ, cần dựa vào văn cảnh mới hiểu được, tác giả đang đề cập tới mốc thời gian nào và đã xảy ra bao lâu rồi.

Đây chính là các trạng ngữ chỉ thời gian phiếm chỉ. Trường hợp này xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học, những câu nói hàng ngày khi mà người nói cũng chưa chắc chắn được rằng đó là thời gian nào, cụ thể ra sao nên phải dùng cách ước chừng như vậy. Trong văn học thì đó có thể là một yếu tố nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)