Trạng ngữ chỉ phƣơng thức

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 58)

- Đối với trạng ngữ:

3.5. Trạng ngữ chỉ phƣơng thức

Trạng ngữ chỉ phương thức biểu thị cách thức, cung cấp diễn biến của sự tình hoặc phương tiện, công cụ mà chủ thể dùng để thực hiện hành động. [Nguyễn Văn Hiệp, 2009, Cú pháp tiếng Việt, tr. 225]

59

Bằng cái giọng hằn học, hắn quát vợ. (Bước Đường Cùng, Nguyễn

Công Hoan, 47)

Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh

vào cổ họng. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao, maxreading.com)

Kì thực, Cúc chỉ nhận xét đời bằng khối óc lãng mạn, bằng tâm hồn lãng mạn. (Nam Cao)

Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Trạng ngữ chỉ phương thức, cách thức thường được thể hiện thông qua từ “bằng”, “như” và sau đó là cách thức, phương tiện diễn ra sự việc. Trạng ngữ thuộc hiểu này bổ sung thêm thông tin giúp câu hoàn chỉnh hơn về nghĩa. Chẳng hạn trong ví dụ:

Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi.

Cả cụm in nghiêng, bôi đậm sau kết cấu C–V : Từ yêu chồng, bổ sung thêm thông tin cho câu. Nếu lược bớt đi:

=> Từ yêu chồng.

Đây vẫn là một câu hoàn chỉnh và người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của câu. Tuy nhiên, thêm phần trạng ngữ chỉ cách thức “bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi” câu sẽ hoàn chỉnh hơn về nghĩa và người đọc càng hiểu được “cái thứ tình yêu mà người vợ tên Từ dành cho chồng”.

60

Khi tỉnh lược phần trạng ngữ đi, câu sẽ thành: Hắn quát vợ.

Về cấu tạo, đây hoàn toàn là một câu hoàn chỉnh. Nhưng dựa vào phần trạng ngữ xuất hiện ở đầu câu, người đọc có thể hiểu được tâm trạng của người chồng “rõ ràng hắn đang tức giận thật, và hắn quát vợ”. “Cái giọng hằn học” chính là phần bổ sung thông tin cho câu, thấy được “cách thức hắn quát vợ”.

Trong phát ngôn, văn nói hàng ngày, ta vẫn thường sử dụng dạng trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện này, thậm chí là rất nhiều.

Ví dụ:

Tôi đến trường bằng xe buýt. Nó đi học bằng xe máy.

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 58)