- Đối với trạng ngữ:
2.1.3. Trạng ngữ đứng giữa câu
Trong một số trường hợp, trạng ngữ xen vào giữa nòng cốt câu và vị trí này cũng không phải là hiếm.Đa số các tác giả đồng ý với quan điểm này vì khi xen trạng ngữ vào giữa nòng cốt, câu không hề bị thay đổi cấu trúc hay ý nghĩa.
47
Nhà ấy,cũng như phần nhiều nhà trong làng, là hai cái mái lợp tranh, hờ hững úp trên những bức vách lè tè và mỏng rinh. (Bước đường cùng, NCH.7)
Huệ hôm nay không phải là Huệ hai tháng về trước. (Người vợ lẽ bạn tôi, NCH, maxreading.com)
Huệ hôm nay hoàn toàn là một thiếu phụ tân thời, vợ ông phán trẻ.
(Người vợ lẽ bạn tôi, NCH, maxreading.com)
Cái lần tôi đến thăm anh Quý ở Bắc Ninh, vào hồi sáu tháng trước đây, là lần tôi thấy anh ấy đối với tôi nhạt nhẽo và ngượng nghịu nhất.(Người
vợ lẽ bạn tôi, NCH, maxreading.com).
Cấu trúc của vị trí này đối với trạng ngữ theo mô hình sau:
Đề + Trạng ngữ + Thuyết
Ví trí này không hiếm gặp trong văn học và lời nói hàng ngày, tuy nhiên, ta cũng có thể linh hoạt, thay đổi vị trí của trạng ngữ lên các vị trí khác: chẳng hạn, có thể đảo trạng ngữ từ vị trí giữa lên vị trí đầu.
Ví dụ:
Huệ hôm nay không phải là Huệ hai tháng về trước. (Người vợ lẽ bạn tôi, NCH)
48
Tuy nhiên, khi đảo vị trí lên đầu, dụng ý của tác giả đã khác.Trạng ngữ này đứng giữ Đề và Thuyết không được mạnh về thời gian như vị trí ở đầu câu.Trong ví dụ trên, điều tác giả muốn nhấn mạnh là nhân vật Huệ, chứ không phải là thời gian “hôm nay”.
Nhận xét: Từ những ví dụ và những phân tích ở trên, chúng ta có thể
nhận thấy được sự linh hoạt của trạng ngữ trong mộ hình cấu trúc câu. Và với mỗi vị trí, trạng ngữ lại đóng vai trò và biểu hiện những ý nghĩa, dụng ý sử dụng khác nhau. Đây cũng chính là tiêu chí cơ bản để nhận diện, phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác trong câu như chương 1 đã đề cập tới.
49
Tiểu kết:
Trên đây là chương khảo sát trạng ngữ về góc độ kết học. Chúng tôi nhận thấy hai vấn đề thông qua chương này là cấu tạo của trạng ngữ và vị trí của trạng ngữ trong câu.
- Về cấu tạo của trạng ngữ, chúng tôi phân làm hai loại: cấu tạo hình
thức và cấu tạo bên trong của trạng ngữ.
Xét cấu tạo hình thức của trạng ngữ: Trạng ngữ cũng gồm có hai loại:
trạng ngữ được đánh dấu bằng giới và trạng ngữ không được đánh dấu bằng giới từ. Thông thường, các trạng ngữ được đánh dấu bằng giới từ giúp chúng ta dễ dàng nhận ra hơn là các trạng ngữ không được đánh dấu.
Xét cấu tạo bên trong của trạng ngữ: trạng ngữ có 3 kết cấu chính đó
là: trạng ngữ là một danh từ/ cụm danh từ; trạng ngữ là một động từ/ cụm động từ; trạng ngữ là một kết cấu chủ vị. Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trạng ngữ là một danh từ hay cụm danh từ chiếm vị trí chủ đạo hơn.
- Vấn đề thứ hai là bàn về vị trí của trạng ngữ.
Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đa số các nhà nghiên cứu Việt ngữ học cho rằng, trạng ngữ có thể đứng ở cả 3 vị trí trong câu: trạng ngữ đứng đầu câu, cuối câu và xen vào giữa nòng cốt câu. Và chúng tôi đã theo quan điểm này để thống nhất đi sâu vào khảo sát phân tích trạng ngữ trên cả 3 vị trí, để thấy được độ linh hoạt của trạng ngữ khi xuất hiện trong câu.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, vị trí trạng ngữ ở đầu câu vẫn chiếm chủ đạo.Các trạng ngữ đứng phía sau và đặc biệt là trạng ngữ xen vào giữa nòng cốt câu chiếm ít hơn.
50