Trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 60)

- Đối với trạng ngữ:

3.6. Trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện

Trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện: Theo một nghĩa nào đó, trạng ngữ này biểu thị phạm vi, giới hạn mà sự tình của câu có hiệu lực, biểu thị điều kiện để hành động mà vị ngữ biểu thị có thể diễn ra. [Nguyễn Văn Hiệp, 2009, Cú pháp tiếng Việt, tr. 225]

Xét các ví dụ:

Nếu vợ đẻ được con trai, hắn sẽ chiều vợ phải biết. (Bước Đường

Cùng, Nguyễn Công Hoan, 23)

Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu,Pha lại nhăn nhó mặt theo, tưởng chừng

61

Với ông, sự học vấn không làm gì. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công

Hoan, 41)

Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình,

hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Phân tích những ví dụ trên ta thấy, đây rõ ràng là những trạng ngữ thể hiện những điều kiện và hạn định:

Về trạng ngữ chỉ điều kiện, xét ví dụ:

Nếu vợ đẻ được con trai, hắn sẽ chiều vợ phải biết. (Bước Đường

Cùng, Nguyễn Công Hoan, 23)

Điều kiện này thể hiện thông qua từ “nếu”. Có thể ngầm hiểu vế sau là “thì +…”.Trong ví dụ trên ta thấy, điều kiện là “vợ đẻ được con trai” thì kết quả là “hắn sẽ chiều vợ phải biết”.Và câu này giúp ta có tiền giả đình rằng, khi vợ sinh được con trai, chắc chắn hắn sẽ đối xử với vợ tốt hơn bây giờ hoặc là sẽ chiều vợ hết mực. Còn nếu vợ hắn không thỏa mãn được điều kiện “đẻ được con trai”, có thể hắn sẽ không thực hiện hành động “chiều vợ” và có thể vợ hắn cũng sẽ bị đối đãi khác đi.

Về trạng ngữ hạn định, xét các ví dụ sau:

Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu,Pha lại nhăn nhó mặt theo, tưởng chừng

như chính mình đau vậy. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công Hoan, 11)

Ở đây, tậm trạng của nhân vật Pha chỉ xảy ra trong giới hạn là “thấy vợ mếu máo”. Tức là khi nào hay cứ khi thấy vợ mếu máo kêu là “Pha lại nhăn nhó mặt theo”. Còn có thể trong những hoàn cảnh khác, Pha không thế.

62

Với ông, sự học vấn không làm gì. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công

Hoan, 41)

Ở ví dụ này ta thấy trạng ngữ hạn định rõ ràng hơn. “Với ông”, điều này chỉ xảy ra với ông, còn với người khác thì không chắc hoặc không thế, không biết. Trong câu này, ông coi “sự học vấn không làm gì”. Hạn định rõ với một nhân vật là “ông”, không phải ai khác.

Hay xét ví dụ:

Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình,

hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Tương tự như ví dụ trên, trạng ngữ “Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách

hay một đoạn văn ký tên mình”,chính là trạng ngữ hạn định. Tức là cứ mỗi

lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình là “hắn” lại có những cử chỉ hay biểu hiện tiếp theo. Còn những lần khác, có thể hắn không hành xử như thế.

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 60)