Trạng ngữ chỉ nhƣợng bộ

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 56)

- Đối với trạng ngữ:

3.3. Trạng ngữ chỉ nhƣợng bộ

Trạng ngữ chỉ nhượng bộ biểu thị ý nhượng bộ, tức có kết quả trái lôgic với ý nêu ở nòng cốt câu. [Nguyễn Văn Hiệp, 2009, Cú pháp tiếng Việt, tr. 226]

Ví dụ:

Dù đau, chị Pha vẫn nghiến răng chịu đựng. (Bước Đường Cùng,

57

Tuy biết vậy, con Mực vẫn quấn chủ nó (Cái chết của con Mực, Nam

Cao, Maxreading.com)

Dù ba lần nhìn chồng để toan nói, Từ thấy chồng đang đọc sách

chăm chú quá, không dám nói lại cúi mặt xuống nhìn đứa con đang nằm trong lòng Từ. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Dù có thích, Ninh cũng không đi. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,

maxreading.com)

Những câu có trạng ngữ trên đều biểu thị ý nhượng bộ, tức là dù muốn nhưng lại không thể thực hiện được như ý muốn: nhún nhường hay nhịn.

Chẳng hạn, xét trong ví dụ:

Dù ba lần nhìn chồng để toan nói, Từ thấy chồng đang đọc sách

chăm chú quá, không dám nói lại cúi mặt xuống nhìn đứa con đang nằm trong lòng Từ. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com) .

Ta có thể hiểu là, “dù Từ muốn nói ra nỗi lòng của mình với Hộ (chồng Từ) nhưng lại không đành nói vì thấy khuôn mặt tội nghiệp của chồng. Điều này thể hiện ý nhún nhường, nhẫn nhịn của người vợ tên Từ. Từ cũng có thể nói đấy nhưng lại thôi vì một vài lý do nào đó thấy chưa hợp lý”.

Hay ví dụ:

Dù có thích, Ninh cũng không đi.(Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,

maxreading.com).

Lẽ ra, nếu “thích” thì nhân vật “Ninh nên đi” nhưng lại làm ngược lại ý thích của mình, nhượng bộ, tức là “không đi”.

Hoặc:

Dù đau, chị Pha vẫn nghiến răng chịu đựng. (Bước Đường Cùng,

Nguyễn Công Hoan, 24)

Một cảm giác nhịn, chịu đựng, điều này được thể hiện rõ nhất thông qua từ “dù”.

58

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)