Cấu tạo hình thức của trạng ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 34)

- Đối với trạng ngữ:

2.1.1. Cấu tạo hình thức của trạng ngữ

Ở khía cạnh này, chúng tôi khảo sát trạng ngữ trên tiêu chí hình thức (trạng ngữ có giới từ và trạng ngữ không có giới từ). Phần này, theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết trong “Thành phần câu tiếng Việt”, 2004, hai tác giả phân biệt: trạng ngữ được đánh dấu (trạng ngữ có giới từ) và trạng ngữ không được đánh dấu (trạng ngữ không có giới từ).

2.1.1.1. Trạng ngữ được đánh dấu bằng giới từ Xét các ví dụ:

Trong buồng, vợ anh vừa nghiến răng, vừa thở hổn hển vừa kêu ngắc

từng tiếng. (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, 10).

Trên cái thúng, tùm hum manh chiếu rách che hàng cho đỡ nắng. (Hai

thằng khốn nạn, Nguyễn Công Hoan, Maxreading.com)

Sau hàng rào, bà trưởng Bạt đứng lấp ló nhìn qua lớp lá dâm bụt.

35

Trong hiệu, một thiếu nữ đẹp đang mặc cả... (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Ðến trước cửa hiệu thịt quay, Hộ dừng lại. (Đời Thừa, Nam Cao,

maxreading.com)

Phần được in nghiêng, bôi đậm chính là trạng ngữ mà trước đó là các giới từ, kết hợp với danh từ để tạo thành trạng ngữ, đứng đầu câu.Nhờ vào những giới từ này chúng tôi có thể xác định được đây là trạng ngữ chỉ không gian. Thông thường các giới từ được sử dụng phổ biến có thể bao gồm như:

Trên, trong, ngoài, sau, trước, ở, bên cạnh, cạnh…. Nhờ chúng, việc nhận diện trạng ngữ nói chung và trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn trở nên dễ dàng.

Những câu có cụm từ in nghiêng, bôi đậm được cho là trạng ngữ như bởi chúng có khả năng cải biến vị trí mà không ảnh hưởng tới hình thức, cấu trúc của câu. Hơn nữa, những cụm từ này cũng góp phần thông báo, bổ sung thêm thông tin mà có thể tỉnh lược đi, câu vẫn không thay đổi.

Xét ví dụ:

Trong buồng, vợ anh vừa nghiến răng, vừa thở hổn hển vừa kêu ngắc

từng tiếng. (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, 10).

Ở ví dụ này, trạng ngữ đứng đầu câu, ta có thể cải biến vị trí như sau:

 Vợ anh trong buồng vừa nghiền răng, vừa thở hổn hển, vừa kêu

ngắc từng tiếng.

 Vợ anh vừa nghiền răng, vừa thở hổn hển, vừa kêu ngắc từng tiếng

36

Các cụm từ: Trong buồng, sau hàng rào, trên cái thúng, trong hiệu, … đều là những trạng ngữ được đánh dấu, bao gồm giới từ và danh từ và đều có khả năng cải biến tương tự như ví dụ trên:

Trong hiệu, một thiếu nữ đẹp đang mặc cả...

 Một thiếu nữ đẹp đang mặc cả trong hiệu.

 Một thiếu nữ đẹp trong hiệu đang mặc cả.

Tương tự, xét một vài ví dụ sau:

Hắn giật mình quay lạibởi một bàn tay đập mạnh vào vai. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Nó ra nông nỗi này cũngbởi chủ nhà. (Cái chết của con Mực. Nam Cao, Maxreading.com)

Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Những ví dụ trên cũng giúp chúng ta không khó để nhận ra đây là trạng ngữ, và cụ thể hơn là trạng ngữ chỉ phương thức thông qua giới từ: bởi,

bằng.

Rõ ràng ta thấy, vị trí của cụm từ này rất linh hoạt, vì vậy đây chính là trạng ngữ và có thể xuất hiện ở cả ba vị trí trong câu là đầu câu, sau câu và xen vào giữa chủ - vị. Và trong cả ba trường hợp này, trạng ngữ đều có thể kết hợp với giới từ.

2.1.1.2. Trạng ngữ không được đánh dấu bằng giới từ Xét các ví dụ sau:

Chiều nay Nghị lại ra đường chơi mát . (Bước đường cùng, Nguyễn

37

Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu,Pha lại nhăn nhớ mặt theo, tưởng chừng

như chính mình đau vậy. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công Hoan, 11) Ấy thế mà hắn đã phụ từmột cách hèn nhát và khốn nạn. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Những cụm in nghiêng bôi đậm chính là trạng ngữ nhưng không được đánh dấu bằng giới từ.Trường hợp này khó nhận diện hơn các trạng ngữ có giới từ đi kèm với các danh từ, động từ, tính từ hoặc là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.Tuy nhiên, có thể dựa vào các tiêu chí về nhận diện trạng ngữ để nhận diện chúng.Ví dụ như dựa vào ý nghĩa (trong ví dụ này là những từ chỉ thời gian), vị trí của trạng ngữ có thể cải biến.

Phân tích 2 ví dụ dưới đây:

Chiều nay Nghị lại ra đường chơi mát. (Bước đường cùng, Nguyễn

Công Hoan, 61)

Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu,Pha lại nhăn nhớ mặt theo, tưởng chừng

như chính mình đau vậy. (Bước Đường Cùng, Nguyễn Công Hoan, 11)

Rõ ràng hai trạng ngữ: chiều nay,mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu là hai trạng ngữ, xuất hiện ở vị trí đầu câu, trước nòng cốt câu. Điều này không khó để nhận diện đây là trạng ngữ. Mặt khác, ta có thể dựa vào các tiêu chí nhận diện trạng ngữ để xác định chúng: khả năng cả biến vị trí trong câu. Tức là nó có thể đứng ở cả 3 vị trí trong câu.

Chẳng hạn:

Chiều nay Nghị lại ra đường chơi mát.

 Nghị chiều nay lại ra đường chơi mát.

38

Hay:

Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu,Pha lại nhăn nhớ mặt theo, tưởng chừng

như chính mình đau vậy.

=> Pha mỗi lần thấy vợ mếu máo kêulại nhăn nhớ mặt theo, tưởng

chừng như chính mình đau vậy.

=> Pha lại nhăn nhớ mặt theo, tưởng chừng như chính mình đau vậy

mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu.

Tiêu chí cải biến vị trí trong câu luôn là tiêu chí quan trọng để nhận diện trạng ngữ.Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, cũng không phải dễ dàng nhận diện trạng ngữ khi chúng không có giới từ đi kèm, hoặc có khi là giới từ những chưa chắc đã là trạng ngữ.Trong một vài trường hợp, việc phân biệt này là khó có thể rạch ròi.Và việc xác định chúng lại phải dựa vào các tiêu chí khác nhau và tùy thuộc và từng văn cảnh khác nhau.

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 34)