Vai trò của trạng ngữ trong cấu trúc phân đoạn thực tại khi trạng ngữ đứng ở giữa và cuối nòng cốt câu

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 75)

- Đối với trạng ngữ:

4.1.2. Vai trò của trạng ngữ trong cấu trúc phân đoạn thực tại khi trạng ngữ đứng ở giữa và cuối nòng cốt câu

ngữ đứng ở giữa và cuối nòng cốt câu

Trong phần này, trạng ngữ có thể làm phần thuật đề hoặc tham gia vào phần thuật đề và không thể vắng mặt.

4.1.2.1. Trạng ngữ tham gia phần thuật đề

Trạng ngữ có thể tham gia phần thuật đề trong một vài trường hợp.

Xét ví dụ sau:

Từ chẳng dám cãi như một đứa trẻ con biết mình có lỗi khi nghe người ta quở phạt. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Từ đã tin như người ta tin một vị thần. (Đời Thừa, Nam Cao,

maxreading.com)

Xét hai ví dụ trên ta thấy rằng, phần trạng ngữ in nghiêng, bôi đậm đứng ở cuối nòng cốt câu và tham gia vào phần thuật đề để người đọc hiểu hơn về dụng ý, cấu tứ của câu nói.Nếu bỏ phần này đi, chúng ta sẽ không thực sự hiểu được ý tứ của câu nói và dụng ý của tác giả.

Chẳng hạn, không thể lược bỏ ví dụ: Từ đã tin như người ta tin một vị thần. => * Từ đã tin

Phần thông tin trong câu sẽ bị cụt và chúng ta sẽ không thể hiểu hết được ý tứ của câu.

76

4.1.2.2. Trạng ngữ tự mình làm phần thuật đề Xét các ví dụ:

Hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm, đôi môi mím chặt chỉ vì cái sự văn chương. (Đời Thừa, Nam Cao, maxreading.com)

Ninh khóc nức nở đã ba ngày nay.(Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,

maxreading.com)

Mẹ Ninh chết đã ba ngày. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,

maxreading.com)

Trong các ví dụ trên, trạng ngữ tự mình làm thuật đề, thông báo lý do (chỉ vì cái sự văn chương) và khoảng thời gian xác định (Đã ba ngày nay, đã ba ngày) và giúp bổ sung thêm phần thông tin cho câu.

Trong ví dụ thứ nhất: Hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm, đôi môi mím chặt chỉ vì cái sự văn chương. (Đời Thừa, Nam Cao,

maxreading.com), trạng ngữ đứng cuối câu và tự mình làm phần thuật đề.Đây chính là dụng ý của tác giả khi sử dụng. Tất cả những diễn biến tâm lý đang diễn ra trong con người nhân vật Hộ mà tác giả nói đến, chung quy lại cung “chỉ vì cái sự văn chương” .Tức là ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh tới phần nguyên nhân đóng vai trò là trạng ngữ này.Văn chương đã khiến con người nhân vật Hộ trở nên như thế, thành ra như thế.Đó mới là điều mà câu văn cần hướng tới.

Tương tự xét hai ví dụ còn lại, Ninh khóc nức nở đã ba ngày nay.Khoảng thời gian “đã ba ngày nay” cũng là muốn nhấn mạnh tới sự tình

diễn ra đã lâu, đã dài.Từ “đã” càng cho chúng ta thấy sự việc kéo dài ra, quá với thời gian cho phép và có thể, người nói có dụng ý không mong muốn kéo dài thêm nữa.Ở câu này, dụng ý là muốn nhấn mạnh tới việc Ninh đã phải đau đớn thế nào khi người mẹ của mình ra đi.

77

Có thể so sánh từ “đã” và từ “mới” để thấy được dụng ý sử dụng của tác giả khi cho phần trạng ngữ này vào trong câu. Đó là khoảng thời gian theo như tác giả là lâu và dài.

Một phần của tài liệu Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 75)