1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội

41 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội...162.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Khoảng thời gian 3 năm học tập tại trường Đại học Thương mại là khoảng thờigian quý báu để em có thể trau dồi, học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm thông quanhững bài giảng của các thầy cô Với mục tiêu là mang những kiến thức học hỏi được

áp dụng vào thực tiễn công việc, học đi đôi với hành nên thời gian được làm việc tạicông ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín là điều kiện tốt để em tiếp xúcthực tế Bằng sự yêu thích và đam mê ngành khách sạn – du lịch, em đã có cơ hộiđược học tập và quan sát tại bộ phận kinh doanh công ty TNHH thương mại du lịch vàvận tải Trung Tín Điều này đã giúp em rất nhiều trong việc lựa chọn đề tài cho chuyên

đề tốt nghiệp Đề tài này đã giúp em hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của công ty vàcũng mang lại cho em nhiều kỹ năng và kinh nghiệm bổ ích, bổ sung vào hành trangcủa mình để bắt đầu theo đuổi niềm đam mê nghề nghiệp

Qua chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trongkhoa Khách sạn – Du lịch trường Đại học Thương mại đặc biệt là ThS Trần Thị KimAnh đã hướng dẫn em tận tình, chu đáo trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thànhchuyên đề

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc cũng như toàn thể các anh chịnhân viên trong công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín đã giúp đỡ

em trong suốt thời gian thực tập và cung cấp cho em những số liệu cần thiết để em cóthể hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất

Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhận thức và kinh nghiệm nên chuyên đề của

em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý củacác thầy cô

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Vũ Ngọc Phương

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 3

5 Kết cấu chuyên đề 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG CÔNG TY LỮ HÀNH 4

1.1 Khái luận về công ty lữ hành và kinh doanh lữ hành 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại công ty lữ hành 4

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh lữ hành 5

1.1.3 Nội dung kinh doanh lữ hành 7

1.2 Nội dung của nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành trong công ty lữ hành 9

1.2.1 Quan niệm về HQKDLH 9

1.2.2 Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành 10

1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa 13

1.3.1 Các nhân tố khách quan 13

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ VẬN TẢI TRUNG TÍN, HÀ NỘI 16

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội 16

Trang 3

2.1.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội 162.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty 192.2.1.Đặc điểm tình hình kinh doanh lữ hành nội địa của công ty 212.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội 232.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân 263.1 Dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội 273.1.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty 273.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín 283.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty 28TÀI LIỆU THAM KHẢO 36PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.1 Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty TNHH thương mại du lịch

và vận tải Trung Tín 17 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 - 2014 18 Bảng 3.1 Mục tiêu kinh doanh lữ hành nội địa của công ty 27

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Du lịch là một ngành công nghiệp hàng năm đã đem về cho quốc gia một khoảntiền khổng lồ Người ta nói rằng khi chính phủ bỏ ra một đồng để đầu tư vào ngành dulịch thì sẽ thu được một ngàn đồng lợi nhuận Đó là sự thật bởi lẽ du lịch là một ngànhtổng hợp, nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới và ngày càng phát triển vớinhịp độ cao Du lịch được nhìn nhận là một trong số những chỉ tiêu đánh giá mứcsống, mức độ phát triển của một quốc gia Và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong

cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia Du lịch phát triển tạo nhiều việc làm cho xã hội,

thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, bộ mặt đô thị được đổi mới

Nhờ thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế chính trị ổn định,đường lối ngoại giao mở rộng, tăng cường hợp tác và khuyến khích đầu tư từ nướcngoài nhờ đó những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh,tốc độ phát triển nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao hàng đầu tại khu vực châu Á Nềnkinh tế đang có những bước chuyển dịch mạnh hướng tới mục tiêu chiến lược đến năm

2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển Là một nước giàu tiểmnăng du lịch với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản thế giới và nền chính trị ổnđịnh, Việt Nam đang là sự lựa chọn của nhiều khách du lịch quốc tế song hành với sựgia tăng nhanh chóng của du khách trong nước do đời sống ngày càng cao

Với gần 05 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành Công ty TNHH thương mại dulịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội đã tạo được thương hiệu và đạt được những thànhcông nhất định Tuy nhiên cũng chính bởi sự phát triển của ngành du lịch và sự ra đời

ồ ạt của các doanh nghiệp du lịch nên đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữacác doanh nhgiệp du lịch với nhau Để đứng vững được trong bối cảnh cạnh tranhkhốc liệt của các doanh nghiệp lữ hành trong nước và những đối thủ cạnh tranh tiềmnăng từ nước ngoài công ty cần có những chính sách và phương hướng phát triển phù

hợp Công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội đã phải tích cực

phấn đấu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ khâu nghiên cứu thịtrường đến khâu cuối cùng là tạo ra sản phẩm và lấy ý kiến đóng góp từ phía kháchhàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty để tăng cường khả năngthu hút khách, tăng lợi nhuận cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạtđộng khác trong chuỗi dịch vụ khép kín của công ty như nhà hàng, vận chuyển tuynhiên do sự canh tranh gay gắt trên thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, côngtác quảng cáo, quảng bá hình ảnh của công ty chưa đạt hiệu quả nên công ty gặp nhiềukhó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động kinhdoanh lữ hành nội địa

Trang 7

Vì những lý luận và thực tiễn trên em quyết định chọn đề tài nâng cao hiệu quả

kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nâng cao hệu quả sử dụng các nguồn lựcnhư HQSD vốn, HQSD lao động, HQSD cơ sở vật chất kỹ thuật… từ đó nâng caoHQKDLH nội địa của công ty

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết 3 nhiệm vụ đó là:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh lữ hành

trong công ty lữ hành

- Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty

TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội Từ đó thấy được ưu điểm,hạn chế, đánh giá được HQKD thực tế của công ty

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hànhnội địa tại công ty trong thời gian tới Đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với Nhànước, Tổng cục Du lịch

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về nội dung: Chuyên đề tập chung nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh

lữ hành nội địa tại công ty và các chỉ tiêu đánh giá HQKDLHNĐ

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH thương mại dulịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội

- Về thời gian: Các dữ liệu được sử dụng nghiên cứu trong 2 năm 2013 – 2014 và

đề xuất giải phấp cho những năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng để đánh giá hoạt động nâng cao hiệu quảkinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải TrungTín chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu của công ty như: cơ cấu tổ chức của công ty,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cơ cấu lao động tại công ty, cơ cấunguồn vốn của công ty các tài liệu này được lấy từ phòng kế toán và phòng nhân sự

Trang 8

thứ cấp rất phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên người nghiên cứu cần phải sắpxếp các loại dữ liệu này một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp so sánh: Đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu dữ liệu các nămtrước của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín để đưa ra được nhậnđịnh về sản phẩm lữ hành của công ty, tiến hành so sánh với các công ty du lịch khácsao khác để xác định được những điểm mạnh và điểm tồn tại của công ty

- Phương pháp phân tích: Từ kết quả so sánh nói trên tiến hành phân tích thựctrạng của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty tronggiai đoạn 2010 – 2014 để từ đó đưa ra được giải pháp khắc phục nhằm thu hút khách

du lịch nội địa đến với công ty

- Phương pháp tổng hợp, so sánh:

Tổng hợp các dữ liệu thu thập được để phục vụ quá trình phân tích, so sánh đểđưa ra các chiến lược cho hoạt động kinh doanh

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mục lục, phụ lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt,

mở đầu và kết luận Đề tài được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh lữ hành trongcông ty lữ hành

Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công tyTNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh lữ hành nội địa tại công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, HàNội

Trang 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH

DOANH LỮ HÀNH TRONG CÔNG TY LỮ HÀNH 1.1 Khái luận về công ty lữ hành và kinh doanh lữ hành

1.1.1 Khái niệm và phân loại công ty lữ hành

a Khái niệm:

Ở thời kỳ đầu tiên các công ty lữ hành được định nghĩa như một pháp nhân kinhdoanh chủ yếu dưới hình thức đại diện đại lý các nhà sản xuất (như khách sạn, hãng ôtô,tàu biển…) bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng.Khi đã phát triển ở mức độ cao hơn so công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán

mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch (như mua vé máy bay,

vé tàu thủy, vé tàu hỏa…) Và ngày nay công ty du lịch không chỉ là người bán, ngườimua sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vu mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra cácsản phẩm dịch vụ

Theo luật du lịch năm 2005 thì “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, cótài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Và “Lữ hành là việc xây dựng,bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách dulịch” Kết hợp hai khái niệm trên ta có thể định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như sau:

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

b Phân loại:

Mỗi quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động

du lịch tại đó Thông thường người ta dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại công

ty lữ hành:

- Sản phẩm du lịch chủ yếu của công ty lữ hành

- Phạm vi hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành

- Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành

- Quan hệ của công ty lữ hành với du khách

- Quy định cùa các cơ quan quản lý du lịch

Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các công ty

lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ

Trang 10

hành nội địa mà công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín là một trong

số những công ty hoạt trong lĩnh vực lữ hành nội địa

Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế được hoạt động trên cả thị trườngquốc tế và thị trường nội địa, còn các doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phépkinh doanh trên thị trường nội địa

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh lữ hành

a Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành

Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu thì việc định nghĩa hoạt động kinh doanh lữ hành

là một công việc cần thiết Để định nghĩa lữ hành có hai cách đề cập sau:

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng “Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác” Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành

nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch

Cách tiếp cận ở phạm vi hẹp Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là đĩnh nghĩa về lữ

hành theo Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam thì “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.

Kinh doanh lữ hành: “KDLH là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thịtrường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán cácchương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổchức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch

b Đặc điểm của kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ Vì vậy hoạt động kinhdoanh lữ hành có những đặc trưng cơ bản sau:

* Đặc điểm về sản phẩm lữ hành

- Tính tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là sản phẩm dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiềuloại dịch vụ khác nhau như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, muasắm, vui chơi giải trí,… do nhiều nhà cung cấp khác nhau cung ứng Các yếu tố cấuthành phổ biến và cơ bản của một sản phẩm lữ hành bao gồm: lộ trình (hành trình), thờigian, các điều kiện đi lại, ăn ở và các loại hoạt động du khách có thể tham gia

- Tính kế hoạch: Đó là những sắp xếp, dự kiến trước các yếu tố vật chất và phi vậtchất cho một chuyến đi du lịch để căn cứ vào đó người tổ chức chuyến đi thực hiện,người mua (khách du lịch) biết được giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ mà mình sẽtiêu dùng

- Tính linh hoạt: Nói chung sản phẩm lữ hành là những thiết kế sẵn được đưa rachào bán cho một nhóm khách hàng Tuy nhiên các yếu tố cấu thành của chương trình

có thể thay đổi tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp hoặc có thể thiết

kế ra chương trình mới theo nhu cầu của khách hàng Giá cả của các sản phẩm lữ hànhcũng có tính linh động cao

Trang 11

- Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức chương trình, sự phối hợpcác yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian…sẽ có nhiều loại sản phẩm lữhành khác nhau Và chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trongkinh doanh lữ hành Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lầnvào những thời điểm khác nhau và mỗi khách hàng có cảm nhận khác nhau về sản phẩmdịch vụ.

- Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không thể

dự trữ, lưu kho, bảo quản được

* Tính thời vụ trong KDLH

Kinh doanh lữ hành mang tính chất thời vụ một cách rõ rệt Ở những thời điểmkhác nhau trong năm thì nhu cầu du lịch của khách cũng khác Chẳng hạn về mùa hènhu cầu du lịch nghỉ biển tăng rất cao, nhưng mùa đông thì ngược lại, vào mùa xuân nhucầu du lịch lễ hội cũng tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ.Các nhà quản trị cần nắm bắt được tính thời vụ nhằm đưa ra các biện pháp để kéo dàithời gian chính vụ, rút ngắn thời gian trái vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều đặn và nângcao hiệu quả kinh doanh lữ hành

* Tính đồng thời trong KDLH

Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thời gian.Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự cómặt của khách trong quá trình phục vụ Có thể xem khách hàng là “nguyên liệu đầuvào” trong quá trình kinh doanh lữ hành Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản phẩmkhông thể sản xuất trước Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ratrong cùng một không gian Các sản phẩm lữ hành không thể mang đến tận nơi phục vụcho khách hàng mà khách hàng vừa là người tiêu dùng vừa là người tham gia tạo ra sảnphẩm Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể tách rời trong quátrình sản xuất

Trang 12

1.1.3 Nội dung kinh doanh lữ hành

Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đó chính làkinh doanh các chương trình du lịch trọn gói Hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm

4 nội dung như sau:

a Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch

Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thờigian nhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của dukhách Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch trên thị trường(nguyên cứu về tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, khảnăng đón tiếp của nơi đến du lịch) và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành để tổ chức sản xuất các chương trình du lịch nhằm đáp ứngnhu cầu của tập khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn Việc tổ chức sản xuất cácchương trình du lịch phải tuân thủ theo quy trình bao gồm bốn bước sau:

- Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của

tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin có liên quan đến việc tổ chức cácchuyến đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưu trú và chấtlượng, giá cả các dịch vụ các thông tin khác như thủ tục hải quan, vi sa, đổi tiền, chế

độ bảo hiểm cho khách

- Bước 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến

điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ.Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng vềtính khả thi của chương trình, thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợpđồng với các đối tác cung cấp dịch vụ

- Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí chương

trình du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý, hướng dẫnviên) và các chi phí biến đổi khác( ăn, ngủ, bảo hiểm, tham quan…) và lợi nhuận dựkiến của doanh nghiệp Mức giá trọn gói chương trình du lịch nhỏ hơn mức giá cácdịch vụ cung cấp trong chương trình du lịch, việc tính giá phải đảm bảo tính đúng, tính

đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ ra cũng như mang lại lợi nhuận cần thiết chodoanh nghiệp và có khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng

- Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi chương trình

du lịch thì phải có một bản thuyết minh Một điểm quan trọng trong bản thuyết minh làphải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch Bản thuyết minh phải rõ ràng, chính xác,

có tính hình tượng, có tính biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trịcác điểm đến

Trang 13

b Quảng cáo và tổ chức bán

Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương trình du lịch các doanhnghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán Trong thực tế mỗi doanh nghiệp có cáchtrình bày chương trình của mình một cách khác nhau Tuy nhiên, những nội dungchính cần cung cấp cho một chương trình du lịch trọn gói bao gồm: tên chương trình,

mã số, độ dài thời gian, mức giá, hành trình theo ngày Các khoản không bao gồm giátrọn gói như đồ uống, mua bán đồ lưu niệm và những thông tin cần thiết khác tuỳ theođặc điểm riêng của chương trình du lịch Chương trình du lịch là sản phẩm không hiệnhữu, khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua Do đó quảng cáo cómột vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp kháchhàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua Các phương tiện quảng cáo du lịch thườngđược áp dụng bao gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phương tiệnthông tin đại chúng

Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch của mình thông qua hai hìnhthức: trực tiếp và gián tiếp Bán trực tiếp nghĩa là các doanh nghiệp lữ hành trực tiếpbán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng Doanh nghiệp quan hệ trựctiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng Bán gián tiếp tức là doanhnghiệp lữ hành uỷ quyền tiêu thụ các chương trình du lịch của mình cho các đại lý dulịch Doanh nghiệp quan hệ với các đại lý du lịch thông qua các hợp đồng uỷ thác

c Tổ chức thực hiện chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết

- Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, muasắm, làm các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại Để tổ chức thực hiện các chương trình

du lịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về: Hướng dẫn viên, các thôngtin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác Trong quá trình

tổ chức thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệmchính Vì vậy hướng dẫn viên phải là người có khả năng làm việc độc lập, có trình độnghiệp vụ, phải có những kiến thức hiểu biết về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế, luậtpháp và những hiểu biết nhất định về tâm lý khách hàng, về y tế để ứng xử và quyếtđịnh kịp thời các yêu cầu của khách và đảm bảo chương trình du lịch được thực hiệntheo đúng hợp đồng

- Hướng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch với các đối tác dịch vụ trongviệc cung cấp dịch vụ theo đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình du lịch đã kýkết (giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến đi, sử lý kịp thời các tìnhhuống phát sinh ) cung cấp các thông tin cần thiết cho khách về phong tục tập quán,nơi đến, mạng lưới giao thông các dịch vụ vui chơi giải trí ngoài chương trình Giámsát các dịch vụ cung cấp và báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong chương trình

du lịch để xin ý kiến cấp quản lý có thẩm quyền giải quyết

Trang 14

d Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng

Sau khi chương trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tụcthanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đềphát sinh còn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng Khi tiến hànhquyết toán tài chính doanh nghiệp thường bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho người dẫnđoàn trước chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lạidoanh nghiệp Trước khi quyết toán tài chính người dẫn đoàn phải báo cáo tài chínhvới các nhà quản trị điều hành khi được các nhà quản trị chấp thuận Sau đó sẽ chuyểnqua bộ phận kế toán của doanh nghiệp để thanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyênmôn Sau khi thực hiện chương trình du lịch xong, doanh nghiệp lữ hành sẽ lập nhữngmẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng ưa thích và không ưa thích về chuyến đi

để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương trình du lịch tiếp theo.Các mẫu báo cáo này thường được thiết lập từ những phiếu điều tra được doanhnghiệp in sẵn phát cho khách hàng để khách hàng tự đánh giá về những ưu nhược điểmcủa những chương trình du lịch mà họ vừa tham gia Tất cả các báo cáo trên được cácnhà quản lý điều hành và người thiết kế chương trình nghiên cứu để đưa ra những điềuchỉnh và thay đổi cho chương trình Những thay đổi đó có thể áp dụng ngay cho cácchuyến đi tiếp theo hoặc cho mùa vụ du lịch sau

1.2 Nội dung của nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành trong công ty lữ hành

1.2.1 Quan niệm về HQKDLH

Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

- Hiệu quả là việc đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian,

công sức và nguồn lực nhất Hiệu quả được hiểu dưới 2 góc độ:

+ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầutiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệsản xuất trong nền sản xuất xã hội Hay nói một cách cụ thể hơn thì hiệu quả kinh tế là mốitương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.+ Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng một cách kết quả đạtđược đến xã hội và môi trường Là sự tác động tiêu cực hay tích cực của các hoạt độngcủa các con người,trong đó có hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường

Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra khái niệm ngắngọn như sau: Hiệu quả kinh doanh lữ hành là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ

sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạtđược mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra

1.2.2 Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành

Trang 15

Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung và doanh nghiệp kinh doanh

lữ hành nói riêng đều có mục đích trong quá trình hoạt động kinh doanh, và suy chocùng mục đích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành chính là lợi nhuận.Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành sẽ cho phép doanh nghiệp thiết lập được hệthống sản phẩm lữ hành có chất lượng phong phú và đa dạng Từ đó giúp doanhnghiệp chiếm lĩnh được thị trường khách hàng vững chắc để từ đó tối đa hóa lợi íchkinh tế cho doanh nghiệp mình Bên cạnh đó, hệ thống sản phẩm chất lượng, giá cảhợp lý còn là phương tiện điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì sự

- Giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường

- Gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp

- Tạo ra hướng phát trển bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp

Do vậy việc nâng cao hoạt động kinh trong các doanh nghiệp nói chung và nângcao hoạt động kinh doanh lữ hành trong các doanh nghiệp lữ hành nói riêng là thực sựcần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp có phương hướng phát triển hoạt động kinh doanhđúng đắn

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành

a Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

- Chỉ tiêu thứ nhất: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp thuđược bao nhiêu đồng kết quả đầu ra trên một đồng tổng chi phí đầu vào hay chi phí kinhdoanh để đạt được doanh thu đó

Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh lữ hành

D: Doanh thu kinh doanh lữ hành đạt được trong kỳ

F: Chi phí kinh doanh lữ hành bỏ ra để đạt được doanh thu

Trang 16

Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quátrình hoạt động kinh doanh lữ hành càng tốt và ngược lại chỉ tiêu này càng nhỏ thì trình

độ sử dụng các yếu tố chi phí càng kém hiệu quả

- Chỉ tiêu thứ hai: Chỉ tiêu sức sinh lợi

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp lữ hành thu được trênmột đồng chi phí đầu vào hay chi phí kinh doanh bỏ ra để kinh doanh lữ hành

Công thức xác định:

Trong đó: L: Là lợi nhuận kinh doanh lữ hành đạt được trong kỳ

H: Là hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh lữ hành)

Chỉ tiêu này càng cao thì trên một đồng chi phí bỏ ra thu được càng nhiều lợinhuận Vì vậy, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hànhcàng cao

- Chỉ tiêu thứ ba: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này phản ánhtrong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được baonhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này càng cao thì hiệuquả kinh tế của donh nghiệp lữ hành ngày càng cao

Công thức xác định:

Trong đó: L’: Là tỷ suất lợi nhuận

L : Là tổng lợi nhuận kinh doanh lữ hành đạt được trong kỳ

b Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất laođộng và được ký hiệu là W

Công thức xác định:

Trong đó: : là tổng số lao động kinh doanh lữ hành bình quân trong kỳ

W: là năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh lữ hành

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạt dộng kinhdoanh lữ hành, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động kinhdoanh lữ hành hoặc lượng hao phí lao động bình quân cho một đơn vị mức lưu chuyểndoanh thu kinh doanh lữ hành Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá hiệu quả lao động

Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân của mộtngười lao động cũng thường được sử dụng và được xác định bằng tổng lợi nhuận trên sốlao động bình quân Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ công ty sử dụng lao động có hiệu quả

Trang 17

Công thức xác định:

Trong đó: : là mức lợi nhuận kinh doanh lữ hành bình quân

L: là tổng lợi nhuận kinh doanh lữ hành

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Trong đó:

P: là tổng quỹ tiền lương của công ty lữ hành trong một thời kỳ kinh doanh

D: là doanh thu kinh doanh lữ hành đạt được trong kỳ

H: là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương cho kinh doanh lữ hành

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh nhất định đơn vị bỏ ra mộtđồng chi phí tiền lương thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao thìlao động sử dụng càng hiệu quả

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là số tiền ứng trước về cáctài sản cần thiết nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của kinh doanh trong kỳ, bao gồmtiền ứng trước cho tài sản lưu động và tài sản cố định Hiệu quả sử dụng vốn được đolường qua:

+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chung

Công thức xác định: hoặc

Trong đó: H: là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh lữ hành

D: là doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành

V: là tổng số vốn kinh doanh lữ hành

L: là lợi nhuận kinh doanh lữ hành

+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong đó : : là vốn lưu động bình quân

c Các chỉ tiêu hiệu quả đặc trưng của hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

Trang 18

+ Chỉ tiêu số ngày đi tour bình quân một khách

Công thức xác định :

Trong đó: : là số ngày trung bình một chuyến đi du lịch của khách nội địa

N: là tổng số ngày khách nội địa thực hiện

K: là tổng lượt khách mua chương trìnhChỉ tiêu này phản ánh chất lượng tour mà công ty thiết kế Chỉ tiêu này càng lớnthì khách càng được tham gia nhiều tuyến điểm du lịch và nhiều hoạt động trong chuyến

đi Sức tiêu thụ của khách hàng sẽ lớn đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.+ Chỉ tiêu doanh thu bình quân từ một khách du lịch đi tour

Công thức xác định:

Trong đó: : Doanh thu bình quân từ một khách đi tour

K: là khách đi tour

D : doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu cho biết doanh thu một khách nội địa đi tour Nếu doanh nghiệp sử dụng hợp

lý các yếu tố đầu vào, tiết kiệm được chi phí thì doanh thu bình quân tăng và lợi nhuận củadoanh nghiệp tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa có hiệu quả

+ Chỉ tiêu doanh thu bình quân từ một ngày khách du lịch đi tour

Công thức xác định:

Trong đó: : doanh thu bình quân từ một ngày khách du lịch đi tour

D : doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành

N: tổng số ngày khách thực hiện

Qua chỉ tiêu này ta có thể biết: cứ một ngày khách du lịch đi tour thì công ty đem

về doanh thu trung bình là bao nhiêu Chi phí bình quân từ một ngày khách càng cao,tổng ngày thực hiện càng lớn thì tổng doanh thu của đơn vị sẽ lớn và hiệu quả cao

1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa

1.3.1 Các nhân tố khách quan.

- Khách hàng: Đối với doanh nghiệp lữ hành, khách hàng thực chất là thị trường.

Thị trường của một doanh nghiệp lữ hành là tập hợp khách du lịch có nhu cầu mua vàtiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch của công ty và có khả năng thanh toán đến thời điểmchúng ta cần nghiên cứu Khách hàng nội địa ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanhnghiệp trên thị trường du lịch và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh lữ hành

- Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành lữ hành là rất

lớn Thể hiện trong giá cả, các chiến dịch khuyếch trương, tiếp thị, thay đổi mẫu mã sản

Trang 19

phẩm Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách nội địa cũng như hoạtđộng kinh doanh của công ty.

- Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước: Chủ trương đường lối của Đảng và

nhà nước ảnh hưởng không ít tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hànhthông qua các yếu tố như chính sách thuế, tín dụng… với đặc trưng của ngành kinhdoanh lữ hành lượng khách du lịch nội địa đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển củadoanh nghiệp Vì vậy kinh doanh lữ hành nội địa phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, ưuđãi của nhà nước cũng như của ngành

- Yếu tố tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, tài nguyên

thiên nhiên… đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đi du lịch của khách Để phát triển

du lịch đòi hỏi phải có yếu tố môi trường tự nhiên thuận lợi Nếu không có môi trường

tự nhiên thuận lợi thì du lịch sẽ không phát triển, do nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạtđộng du lịch và tâm lý du khách, điều đó dẫn đến hoạt động kinh doanh lữ hành khôngphát triển

- Sự phát triển khoa học – Công nghệ: Tác động mạnh đến kinh doanh lữ hành nội

địa Nhờ các phương tiện truyền thông mà kinh doanh lữ hành nội địa đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên nhân tố này cũng gây ra tiêu cực nhỏ Ví dụ như sự xuất hiện của tivi có độnét cao hình ảnh 3 chiều sẽ khiến cho khách đi du lịch ít hơn

- Sự phát triển của nền kinh tế và môi trường kinh doanh: Lữ hành và dịch vụ là

ngành cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành kinh tế khác như bưu chính viễn thông, giaothông vận tải, hàng không, ngân hàng,… sự phát triển của ngành lữ hành không thể độclập, nó thực sự đạt được hiệu quả cao khi các ngành kinh tế khác lớn mạnh

Hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa còn chịu tác động của một số yếu tố khác nhưtài nguyên du lịch là yếu tố chính tạo nên nét trưng của sản phẩm; sự ổn định chính trị,hay tập quán tiêu dùng của khách…

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

- Uy tín và vị thế của doanh nghiệp: Uy tín và vị thế thể hiện qua thị phần, qua sự

tín nhiệm của khách hàng, qua chất lượng sản phẩm Nếu uy tín tốt sẽ là lợi thế để công

ty khai thác khách đến nhiều hơn, ngược lại ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công tytrên thị trường trong và ngoài nước Từ đó hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn

- Đội ngũ lao động: đây là yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp Nhân tố này được xem xét ở các góc độ: số lượng, cơ cấu, chất lượng trênhai bộ phận đó là đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phục vụ

+ Đội ngũ lao động là cán bộ lãnh đạo: đội ngũ này đưa ra những dự án kinhdoanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp để quá trình kinh doanh đạt được hiệu quả kinh

tế cao

Trang 20

+ Đội ngũ lao động là nhân viên phục vụ: đội ngũ này tác động lớn đến việc thuhút khách và tạo uy tín cho doanh nghiệp Những nhân viên đó đòi hỏi phải có kinhnghiệm và trình độ chuyên môn cao.

- Vốn kinh doanh: đây là điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Để kinh doanh hiệu quả thì cần phải biết sử dụng đồng vốn mang lại lợi nhuận cao nhất

- CSVCKT: bao gồm văn phòng làm việc, máy móc, phương tiện vận chuyển khách,

các trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình làm việc cũng phục vụ nhu cầu của khách hàng

- Mối quan hệ của công ty với các đối tác bên ngoài: yếu tố này rất quan trọng

trong kinh doanh nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng Công ty có mối quan hệ tốtvới các đối tác sẽ nhận được những sản phẩm dịch vụ chất lượng, đúng thời hạn để đápứng nhu cầu của khách hàng, từ đó xây dựng uy tín của doanh nghiệp mình

- Trình độ tổ chức quản lý: dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì trình độ quản lý tổ

chức cũng rất được coi trọng, nếu trình độ tổ chức quản lý tốt, khả năng hoàn thànhcông việc của nhân viên cao, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động từ đó nâng cao hiệuquả kinh doanh của công ty Ngược lại, nếu trình độ quản lý không tốt dẫn đến côngviệc hoàn thành không cao, chất lượng không tốt, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sửdụng lao động của công ty

Các nhân tố trên tác động đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa theo nhữnghướng khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau Do đó, việcđánh giá một cách đúng dắn và khai thác triệt để những tác động có lợi là điều kiện hếtsức quan trong để nâng cao hiệu quả kinh doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ VẬN

TẢI TRUNG TÍN, HÀ NỘI 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội

2.1.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại

du lịch và vận tải Trung Tín, Hà Nội

Ngày đăng: 19/04/2020, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w