6 Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Ngôn ngữ trong tư duy nghệ thuật
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện trực tiếp của tư duy. Ngôn ngữ gắn liền với hoạt động lời nói, hoạt động tư duy của con người. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Trong lĩnh vực văn chương nói chung, thơ ca nói riêng, ngôn ngữ có vai trò cực kỳ quan trọng. M.Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Văn học được xem là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong văn học, ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng, thông qua hình tượng để phản ánh đời sống khách quan.
Bằng chất liệu của ngôn từ nghệ thuật, văn học có điều kiện thuận lợi trong việc tái hiện quá trình tư duy của con người một cách cụ thể và trực tiếp. Thông qua ngôn ngữ, văn học có khả năng khắc họa được chân dung con người, phản ánh bất kỳ một phương diện nào của đời sống hiện thực, có khả năng thực hiện chức năng nhận thức, biểu hiện tư tưởng một cách trực tiếp nhất. Bằng phương diện ngôn ngữ, văn học trở thành “bách khoa toàn thư” về cuộc sống, trở thành phương tiện giao tiếp tình cảm, tư tưởng thẩm mỹ thông dụng nhất của con người.
Tư duy thơ được biểu đạt bằng ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ sáng tạo đặc biệt. Nhà thơ suy cho cùng chính là phu chữ. Họ giống như con ong miệt mài, cần mẫn đi kiếm nhụy hoa để làm nên mật ngọt cho đời. Ngôn ngữ văn chương lấy từ vỉa quặng của ngôn ngữ đời sống. Trong hàng tấn vỉa quặng với nhiều tạp chất ấy, người nghệ sĩ chọn lọc, phân loại ra “những hạt minh châu”, những “vàng mười” tìm ra năng lượng của ngôn ngữ để có cách thể hiện hợp lí nhất, hấp dẫn nhất. Ngôn ngữ thơ là sự sáng tạo kỳ diệu lớn lao của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác đã không ngừng tiếp thu nguồn ngôn ngữ trong nhân dân, chọn lọc và rèn giũa để làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của mình. Vì thế, ngôn ngữ văn học vừa có cái chung vừa có cái riêng, vừa
80 mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ vừa mang đặc trưng chung của ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm quan trọng thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng bộc lộ rõ cái tôi trữ tình “Ngôn ngữ của nhà thơ như búa rìu của người thợ”. Ngôn ngữ của nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích. “Nhà thơ vừa là người thiết kế vừa là người thi công cho chính công trình của mình”.
Ngôn ngữ thơ như là một phương tiện
“Tư duy thơ là phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật nhưng nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ khả năng biểu hiện của ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng”. “Phương tiện ngôn ngữ của tư duy thơ là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ. Cho nên, thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp” [87, 56]. Nói đến tư duy thơ là chúng ta nói đến kiểu tư duy nghệ thuật ngôn từ. Nhà thơ lấy ngôn ngữ làm chất liệu xây dựng hình tượng thơ. Hình tượng thơ nói riêng, hình tượng văn học nói chung đến lượt nó lại tác động vào trí tuệ, tình cảm, tâm hồn người đọc… gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng tái hiện trong tâm trí con người những cảm xúc, những cảm giác. Ngôn từ nghệ thuật với đặc trưng của nó có một khả năng vô cùng lớn, với chất lượng ngôn từ nhà văn có thể tái tạo được đời sống hiện thực cả những cái hữu hình và những cái vô hình, cái mong manh mơ hồ mà các loại hình nghệ thuật khác chịu bất lực. Bằng phương tiện ngôn từ, thơ ca có khả năng làm cho thế giới vô hình phải hiện hình cụ thể. Có khi màu sắc không phải là màu sắc thực nhìn thấy mà là màu sắc
hư ảo “Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên” (Chế Lan Viên). Chỉ có ngôn ngữ thơ mới diễn tả được điều vô hình mà con người cảm nhận thấy “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa), chỉ có ngôn ngữ thơ
81 một thứ chất liệu phi vật thể, người nghệ sĩ không chỉ tái hiện được đời sống đa dạng mang tính tạo hình mà còn mở ra chân trời tưởng tượng vô cùng phong phú của tác giả về thế giới tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Từ đó tác động tới người đọc, người nghe, đem đến những rung cảm nghệ thuật sâu xa. Ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực của người nghệ sĩ, khi vào tay người nghệ sĩ, ngôn ngữ trở thành vũ khí lợi hại phát huy tác dụng tối đa của nó.
Ngôn ngữ thơ như là một mục đích sáng tạo
Khả năng nghệ thuật của ngôn từ rất to lớn, đáp ứng được yêu cầu phản ánh cuộc sống một cách phong phú, đa dạng. Ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng, thông qua hình tượng để phản ánh hiện thực khách quan. Ngôn ngữ đối với nhà thơ là ngôn ngữ mang tính mục đích.
Mục đích của thơ không chỉ là nhận thức và phản ánh hiện thực mà để bộc lộ ý chí, tình cảm của con người. Người xưa quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”. Thơ bộc lộ cái chí của mình, thơ là phương tiện truyền cảm và là giao tiếp rất cao sang của người có học. Thơ cũng là công cụ dùng để giáo hóa, khuyến khích điều thiện, răn đe điều ác. Làm thơ trước hết phải lập ý sau mới tìm lời. Để bộc lộ quan niệm trên, nhà thơ phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho việc thể hiện nội dung, tư tưởng đạt hiệu quả nhất. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết lựa chọn trong vốn ngôn ngữ cá nhân của mình để phục vụ cho việc biểu đạt nội dung tư tưởng một cách hiệu quả. Bên cạnh việc lựa chọn phải biết sắp xếp kí hiệu ngôn ngữ như thế nào, sắp xếp nó trong một hệ cấu trúc hợp lí để đem đến hệ quả nghệ thuật cao nhất. Ngôn ngữ đối với người nghệ sĩ vừa là phương tiện vừa là mục đích sáng tạo.
Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy. Trong thơ liên tưởng, tưởng tượng là quy luật của nhận thức cũng là quy luật của cảm xúc. Hình ảnh trực quan được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng
82 nhu cầu bộc lộ của nhà thơ, thỏa mãn tư tưởng chủ đề, hợp với phong cách và phương pháp sáng tác của nhà thơ đó.
Ngôn ngữ thơ mang tính loại hình.
“Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy”, “Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy. Ngôn ngữ nghệ thuật mang những đặc điểm loại hình nhất định”. “Tư tưởng trong nghệ thuật luôn là một mô hình, bởi nó tái tạo hình ảnh của thực tế. Rõ ràng là nằm ngoài cấu trúc thì tư tưởng nghệ thuật không nghĩ ra”. [64,32].
Sự vận động của ngôn ngữ trong tư duy thơ tuân theo truyền thống thể loại, ngay cả thể loại thơ tự do thì yêu cầu về nhịp, nhạc và hình thức vô cùng quan trọng. Tư duy thơ thường được biểu hiện thành những dòng phát ngôn trên văn bản và từng khoảng ngắt hơi trong khi đọc. Như vậy sự tồn tại của dòng thơ làm ảnh hưởng tới tư duy thơ. Văn xuôi có vẻ tự do về hình thức nhưng không tự do bằng tư duy thơ về phương diện liên tưởng. Thơ tự do về phương diện liên tưởng, tưởng tượng nhưng bao giờ cũng theo một hình thức ngôn ngữ loại hình nhất định. Tư duy thơ bị chi phối bởi tiêu chí hình thức. Những tiêu chí đó làm cho những dòng thơ gắn bó với nhau, liên kết với nhau thành một chuỗi thống nhất. Đó chính là yêu cầu liên kết đối với ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng được đặt trong một cấu trúc nhất định, ngôn ngữ thơ mang tính loại hình.
3.2.2 Ngôn ngữ trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm Ngôn ngữ mang tính thử nghiệm
“Thơ là sự kết hợp quái đản của ngôn từ”. Mỗi nhà thơ như người thợ nhào nặn từ vốn ngôn ngữ bề bộn của đời sống để sáng tạo nên một thứ ngôn ngữ mang tính chất “vàng mười”. Để có được một bài thơ hay là rất khó mà thường đa số các
83
nhà thơ chỉ sáng tạo được những dòng thơ hay. Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là những vần thơ chỉ mang tính chất thử nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật.
Trước hết, ngôn ngữ thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm được chia thành dòng dài ngắn không đều nhau. Hầu như bài thơ nào trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm cũng thuộc thể thơ không vần. Sự thử nghiệm lối thơ không vần, thơ
theo dòng chứ không theo câu của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm là sự thử nghiệm lệch chuẩn so với văn học cách mạng chính thống. Trước đó, Tố Hữu – cây đại thụ của làng thơ cách mạng đã từng phê phán lối thơ không vần của Nguyễn Đình Thi. Tố Hữu chê “Thơ anh Thi không vần, khó đọc, khó nhớ, khó hiểu”. “Hiện tượng dòng thơ bị phá vỡ thể hiện rõ nhất là trong thơ bậc thang” [87,324]. Hình thức thơ không vần giúp các nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm một cách tự do, thoải mái. Con người trong cuộc sống vốn có nhiều những hỉ, nộ, ái, ố, không ai có thể sống như một ông thánh sống; đồng thời trong con người cũng có vô vàn trạng thái xúc cảm khác nhau. Vì vậy, việc phân thơ thành dòng sẽ giúp các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm bộc lộ cảm xúc của mình thoải mái. Nó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng, tình cảm của con người nhà thơ trong cuộc đời thực, cũng như phù hợp với tư tưởng tác giả và tư tưởng
tác phẩm thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm.
Chúng ta đều biết những thử nghiệm mới trong sáng tạo của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm lệch chuẩn với quan niệm về nghệ thuật của dòng thơ chính thống. Nhưng thơ dù cho có biến đổi đến đâu thì nó vẫn giữ cho mình những yếu tố mang tính thể loại, khiến nó sống với tư cách là phát ngôn thơ chứ không phải là văn xuôi
đơn thuần. Thơ không vần trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là những dòng thơ
tự do nhưng vẫn giữ lại trong lòng nó nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nhịp điệu của tâm hồn.
Nhịp thơ thường thay đổi theo nhu cầu biểu hiện ý tình, theo nhiệm vụ tái hiện sự vận động của sự vật, hiện tượng, theo ngữ điệu phát ngôn của từng nhân vật trữ
84 tình. Mỗi dòng thơ được tổ chức theo quy luật của câu hát. Tổ chức nhịp điệu bài thơ như thế phụ thuộc vào tư duy thơ của từng tác giả. Tổ chức nhịp thơ cũng phụ thuộc vào hệ thống biểu hiện nghệ thuật. Cả vần lẫn nhịp điệu đều biểu hiện tư tưởng, cảm xúc. Người ta có thể chủ trương thơ không vần nhưng nhịp thơ thì không bao giờ mất đi trong thi phẩm. Thơ khác văn xuôi ở chỗ, tiết tấu và vần nhịp trong văn xuôi nếu có thường bị gián đoạn, còn trong thơ, tiết tấu và vần nhịp vận động khá đều đặn như một chu kì, một quy luật nào đó. Một đằng thuộc về thủ pháp nghệ thuật để làm tăng tính biểu hiện và kiến tạo còn đằng kia thì thuộc về bản thể, về sự sống. Đây là điều mà chính các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm cũng hướng tới khi viết những dòng thơ
không vần. Trong cuộc thảo luận về thơ trên báo Văn số 29, Văn Cao đã viết: “Ngôn
ngữ là yếu tố chính trong thơ. Phải làm cho tiếng nói tiến lên. Nói đến dân tộc tính, phải nói đến tính chất và điều kiện từng giai đoạn lịch sử. Cái cần thiết trong thơ là kỹ thuật phải linh hoạt. Mà cái chính là kỹ thuật phải là nội dung… Bỏ vần nhưng phải
giữ lấy điệu”. Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là những bài thơ không
vần nhưng trong lòng nó vẫn giữ được nhịp điệu và tiết tấu. Thơ Hoàng Cầm dù là thơ “chiêu hồi” những người em ở bên kia giới tuyến thì những dòng thơ không vần
ấy vẫn rất đỗi mượt mà và lãng mạn. Hay trong bài thơ “Đêm” của Hữu Loan bên
cạnh những câu tơ gồ ghề, trúc trắc là những lời thơ trong sáng, những dòng thơ đẹp đến mê hồn. Nhịp thơ vút cao hòa vào nhịp điệu tâm hồn. Nhịp điệu bên ngoài hòa với nhịp điệu bên trong để những ước mơ, những hi vọng bừng sáng:
“Giữa những tình cảm lớn Gió đêm về
Thơm hoa rừng lúa ruộng Đặt bàn tay
Lên những ô cửa nghèo Khi chúng ta về
85
Ánh sáng Đã về theo
Và từng cặp người yêu Đem về trong giấc mơ Hình ảnh hồ Gươm
Đẹp như hồ Thần Thoại In bóng người yêu
Chung thủy Đợi chờ”
(Đêm, Hữu Loan)
Người đọc vẫn thường nói đọc thơ chính là đọc được tâm hồn của nhà thơ. Nhưng tâm hồn con người chứa đựng tình cảm, trạng thái cảm xúc muôn vạn trạng, vì vậy mà muốn nắm bắt được là điều không tưởng. Nếu như thơ quá dễ hiểu thì chứng tỏ tâm hồn anh, ngôn ngữ thơ anh quá nghèo nàn, còn thơ quá xa lạ với mọi người thì tâm hồn nhà thơ, ngôn ngữ thơ lại bất khả xâm phạm với người đọc. Dù thế nào đi nữa thì người đọc vẫn cố gắng nắm bắt tâm hồn nhà thơ. Bản giao hưởng của tâm hồn nhà thơ được ví như những nhịp bước, khuôn nhịp của dòng thơ.
Ấn tượng về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là những câu thơ
bậc thang, với sự xuống dòng tạo thành những quãng ngắt, những khoảng trống mở rộng cho liên tưởng.
“Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa
86 Những dòng thơ thường được cấu tạo bằng cách phá vỡ trật tự ngữ pháp, trật tự từ trong câu, đồng thời lược bỏ các từ nối để tạo nên các vế đồng đẳng trong câu. Thủ pháp nghệ thuật này khiến câu thơ trở nên cân đối, nhịp điệu thơ hài hòa:
“Ngực căng tròn xô ngực xuân run rẩy Hai má em thơm bát ngát hoa đào”
(Yêu Nhau, Lê Đạt)
Cuối cùng khi thử nghiệm viết thơ không vần trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm các thi sĩ Nhân văn - Giai phẩm đã sáng tạo ra những câu thơ, những từ
ngữ mang tính lấp lửng. Điều này chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn trong phần “ngôn ngữ mang tính lấp lửng” của luận văn.
Tóm lại, khi nghiên cứu về ngôn ngữ thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ văn chương của các thi sĩ ấy chỉ mang tính chất
thử nghiệm. Mỗi nhà thơ chỉ xác định căn cước riêng, mỗi cái tôi sáng tạo độc đáo sau khi bi kịch Nhân văn - Giai phẩm đã xảy ra.
Ngôn ngữ mang tính lấp lửng
Nếu như biểu tượng trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm mang
tính hai mặt thì ngôn ngữ thơ lại mang tính lấp lửng. Thực ra, ngôn ngữ mang tính lấp lửng trong thơ đã được sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích… cho đến Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ngôn ngữ trong thơ ca vẫn mang tính lấp lửng. Nếu ngôn ngữ đơn nghĩa thì câu thơ không có gì đặc sắc và sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người vì thế mà bị giới hạn.
Những từ ngữ “lấp lửng”, viết hoa trong thơ Nhân văn – Giai phẩm khiến cho nhiều nhà thơ đương thời cho rằng nó mang tính ám chỉ. Chữ “Người” trong bài thơ