Phê phán bệnh quan phương, trì trệ, tệ tham ô, lãng phí

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 42)

6 Cấu trúc của luận văn

2.1.4 Phê phán bệnh quan phương, trì trệ, tệ tham ô, lãng phí

Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm phê phán mạnh mẽ bệnh quan

phương, trì trệ, tệ nạn tham ô, lãng phí. Những con người sống trong hàng ngũ của Đảng lừa dân, dối Đảng để mưu cầu lợi ích riêng. Những người đó được xem như giống sâu, mọt hại nước:

“Nhưng yêu thương

không có nghĩa là tụng kinh gõ mõ Bán dầu cù là

Xoen xoét vì Đảng vì Dân để lừa Dân lừa Đảng

Cuộc sống đòi hỏi người làm thơ phải can đảm Vạch mặt những con sâu cách mạng

43

Ẩn núp trong nếp cờ Đội mũ đi hia,

Phè phỡn trên lưng chế độ”

(Làm thơ, Lê Đạt)

Thơ anh có thể là tiếng thô tục, gào kêu, nặng nề nhưng nó phải chân thật. Nó phải vang lên tiếng thép đấu tranh chống những rắn rết trong tâm hồn, trong nội bộ Đảng:

“Chúng ta hãy cùng đồng chí công nhân Làm nhiều thơ cục cằn như cái chổi Quét dọn nhà sạch sành sanh rác rưởi

Những con đường và những tâm hồn Nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang Chính quyền Cộng Hòa giao cho thi sĩ”

(Thi sĩ và công nhân, Phùng Quán)

Cảm hứng phê phán trong thơ của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm tập trung vào ba điểm chính sau: một là phê phán việc coi nhẹ giá trị của văn chương nghệ thuật, hai là phê phán chủ nghĩa tô hồng trong văn chương, ba là phê phán bệnh thành tích, bệnh trì trệ, bệnh chủ quan, tệ tham ô lãng phí, xu nịnh. Các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đi từ quan điểm phê phán để nhấn mạnh vấn đề đổi mới. Điều này cho tới năm 1986, Tổng bí thư Nguyễn văn Linh mới nhấn mạnh với anh em văn nghệ sĩ: “Các đồng chí là những kỹ sư tâm hồn, phải góp phần xây dựng con người mới từ những con người cũ còn mang nhiều thiếu sót, thậm chí còn nhiều cái xấu. Đừng rơi vào khuynh hướng duy tâm, duy ý chí mô tả con người mới luôn luôn toàn vẹn như ông Thánh. Phải thấy rõ nhược điểm mới xây dựng được con người mới.” [4].

44 Sau năm 1986, các tác giả Nhân văn - Giai phẩm được đánh giá và nhìn nhận lại một cách khách quan, công bằng. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường được trả lương hưu, Phùng Quán, Lê Đạt, Trần Dần, Văn Cao được xuất hiện lại trên văn đàn. Nhiều sáng tác nghệ thuật của họ được phép in lại… nhưng cụm từ “Nhân văn - Giai

phẩm” vẫn chưa xuất hiện trong các từ điển văn học, báo Nhân văn và tập san Giai phẩm còn lại rất ít và việc tìm đọc nó cũng hết sức khó khăn.

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)