Cái tôi trữ tình trong thơ

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 44)

6 Cấu trúc của luận văn

2.2.1 Cái tôi trữ tình trong thơ

Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khái niệm về cái tôi trữ tình trong thơ có nhiều ý kiến khác nhau nhưng cơ bản vẫn gặp nhau ở nội hàm là tính chủ thể và tính trữ tình.

Thơ trữ tình luôn gắn với cái tôi trữ tình. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Bá Thành cũng đã khẳng định: “Thơ trữ tình là bản

tốc kí nội tâm” nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh, từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo. Dù người nghệ sĩ có muốn hay không thì cái tôi trữ tình vẫn xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật như một điều tất yếu. Chính vì vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình” [87, 166].

“Thơ trữ tình là một thuật ngữ chỉ chung thể loại thơ trữ tình. Trong đó cảm xúc của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện thực đời sống được thực hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cách cảm và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp nhất của thế giới nội tâm từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [87, 12].

45 Cái tôi nhà thơ là toàn bộ con người nhà thơ trong cuộc đời thực (ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, nghề nghiệp…) còn cái tôi trữ tình là biểu hiện bộ mặt tinh thần của nhà thơ trong tác phẩm. Cái tôi nhà thơ được nghệ thuật hóa theo quy luật sáng tạo nghệ thuật. Cái tôi trữ tình trình bày với sắc thái thẩm mỹ phong phú hơn nhưng chủ yếu vẫn là hình bóng, là sự vang vọng của tâm hồn và cuộc đời nhà thơ.

Như vậy, cái tôi là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của một quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó là linh hồn của chủ thể trữ tình. Thơ trữ tình nào cũng dựa trên những rung động của cái tôi cá nhân, mang số phận cá tính riêng tư của các tình huống trữ tình. Sự khác biệt về thời đại thi ca suy cho cùng chính là quan niệm về cái tôi trữ tình và các dạng thức biểu hiện của nó. Dù ở dạng nào, ở tư thế khẳng định trực tiếp (tôi, ta, chúng ta…) hay cách ẩn mình (vô nhân xưng) thì người đọc bao giờ cũng nhận ra cái tôi đang đối thoại với cuộc đời, luôn mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo.

Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chính là sự vận động của cảm xúc thơ. Đó là một hình thái vận động mang nét riêng, là vận động từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu của nhận thức. Tình cảm trong thơ không mâu thuẫn với lí trí. Cảm xúc, suy nghĩ có khả năng tạo nên những kết hợp. Cái tôi trữ tình dù luôn vận động nhưng vẫn giữ được những nét ổn định, đánh dấu phong cách riêng của từng tác giả. Cái tôi chính là cái riêng. Cái tôi có một đặc tính là luôn luôn ý thức mình là một bản chất tinh thần. Cái tôi có khả năng duy trì sự đồng nhất của bản chất tinh thần mình qua bao biến đổi, thăng trầm, tạo cho mình một sự thống nhất bền vững. Cái tôi có khả năng định hướng. Cái tôi có khả năng nội cảm hóa toàn bộ thế giới, tạo thành thế giới chủ quan hết sức độc đáo của chủ thể. Cái tôi trữ tình trong thơ là một thế giới nghệ thuật. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới đó giúp chúng ta hình dung được tính độc đáo về mặt tư duy nghệ thuật trên cơ sở thế giới quan, truyền thống văn hóa và cá tính sáng tạo của chính cái tôi trữ tình.

46 Thế giới cái tôi trữ tình là một thế giới ước lệ và biểu tượng. Đó là một thế giới của suy tư, cảm xúc, khát khao, nỗi niềm vô hình, vô ảnh, bí ẩn và trừu tượng. Thế giới ấy là thế giới tinh thần, thế giới hình tượng, được diễn đạt bằng ngôn ngữ bên trong, bằng tiếng nói trữ tình. Tiếng nói ấy xuất phát từ cái nhìn và ý thức bên trong. Heghen gọi tiếng nói bên trong ấy là “trạng thái nội cảm”. “Nhà thơ phải tuân theo tiếng nói xuất phát từ thế giới bên trong mình, trước hết phải lắng nghe chúng” [87, 41]. Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình là nghiên cứu tiếng nói bên trong của nhà thơ, giải thích được thế giới tinh thần của nhà thơ, nơi tập trung những điều sâu kín nhất, bí ẩn nhất, tế nhị nhất.

Nếu như thơ ca cách mạng phần lớn tập trung biểu hiện cái khách thể do yêu cầu phản ánh hiện thực trong quá trình vận động và phát triển của nó, do đòi hỏi có tính khách quan của sự mô tả, tư duy thơ trực tiếp hướng ra phía khách thể để biểu hiện những tình cảm dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng thì thơ ca không chính

thống cùng thời lại hướng vào bên trong. Cái tôi trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm được biểu hiện dưới dạng thức cảm xúc trực tiếp, những cảm xúc đó

đều xuất phát từ tình cảm riêng tư gắn với cuộc đời nhà thơ hoặc là những suy nghĩ, trăn trở về sự việc nhà thơ có dịp chứng kiến. Nhưng cuối cùng khi đã thực hiện xong chức năng thời chiến “chức năng tuyên truyền chính trị” thơ lại trở về “nơi chôn rau cắt rốn” của mình, trở về với cái tôi.

2.2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm Cái tôi tự do, không bị ràng buộc bởi quan niệm chính thống. Cái tôi tự do, không bị ràng buộc bởi quan niệm chính thống.

Nếu như thơ ca cách mạng đặt cái tôi dưới cái ta, lấy hiện thực phản ánh là mục đích chính trị “phản ánh cho chân thực, cho hùng hồn những người mới, việc mới” để nêu gương, để cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng thì thơ Nhân văn - Giai phẩm lại không chịu sự chi phối, bị ràng buộc bởi quan niệm chính thống

47 đó. Thơ Nhân văn - Giai phẩm đã bộc lộ những tình cảm chân thật của cá nhân, đòi hỏi tự do cá nhân, tự do sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm này không mới lạ nhưng rõ ràng nó không ăn nhập với quan niệm văn chương chính thống. Nếu như không có tự do tuyệt đối xúc cảm thì sẽ không có cao hứng tâm hồn rồi cũng không có tác phẩm nghệ thuật chân chính. Điều kiện tự do cảm xúc mở đường cho trí tưởng tượng bước vào ngưỡng cửa của trực giác, cái địa khu chính yếu mà mọi quá trình sáng tạo đều phải đi qua.

Thơ của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm giai đoạn 1955 – 1960 chỉ mới là những thử nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng những cái tôi ấy chỉ cách ly hoàn toàn với đời sống chính trị để xác lập căn cước riêng của mình, một cái tôi tự do tuyệt đối, hướng nội đến tận sâu tâm khảm, bộc lộ mình thông qua những lời lẽ của vô thức

chỉ là sau thời kỳ 1955 – 1960 như Lê Đạt với Bóng chữ, Trần Dần với Cổng tỉnh, Hoàng Cầm với Về Kinh Bắc, Đặng Đình Hưng với Ô Mai và Bến lạ. Cái tôi trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn hiện thực đời sống từ phía khó khăn, thách thức, không tô hồng. Hầu hết các bài thơ trong tập san Giai phẩm mùa xuân đều nói lên nỗi thống khổ của nhân dân trong hoàn cảnh kháng chiến. Đó là thời

kỳ miền Bắc đã hòa bình và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng nhân dân vẫn phải chịu muôn vàn khó khăn. Sau khi đất nước dành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đất nước được độc lập, tự do nhưng nhân dân vẫn phải đói khổ thì độc lập, tự do ấy có nghĩa lí gì”. Cuộc cải cách ruộng đất đã gây nhiều tổn thất về

kinh tế và tình cảm trong nhân dân. Giai phẩm mùa xuân ra đời tháng 1 năm 1956

không đi theo khuynh hướng ca tụng Đảng, ca tụng lãnh tụ. Cái tôi trữ tình trong thơ Nhân văn - Giai phẩm không chịu sự ràng buộc của cái tôi trữ tình trong thơ ca cách mạng chính thống.

Đấy là cái tôi tự do phê phán lối ca tụng một chiều, cảm thương trước cảnh

48 nghiệp, hàng ế, đi Nam, ba năm không hiệp thương, tổng tuyển cử. Đấy là cái tôi trữ tình có quan hệ mật thiết với cái tôi trong đời sống riêng tư của tác giả, khác với cái ta, cái chúng ta trong thơ cách mạng. Bài thơ mở đầu bằng hoàn cảnh của tác giả:

“Tôi ở phố Sinh Từ

Hai người một gian nhà chật

Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui? Tổ quốc hôm nay

tuy gọi sống hòa bình Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất

Chúng ta còn muôn việc rối tinh…”

Cái tôi được chứng kiến cảnh khốn khó của nhân dân, cảnh đất trời Nam Bắc

phân ly, cảnh thất nghiệp, đói ăn rách mặc. Vì vậy mà cái điệp khúc “Những ngày ấy bao nhiêu thương xót. Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ” ám ảnh tâm hồn nhà thơ, ám ảnh trong tâm khảm người đọc. Dù

trong sâu thẳm tâm hồn “tôi” – tâm hồn nhà thơ tự trách mình nhưng vẫn không thôi khát khao sáng tạo:

“Tôi vẫn quyết thơ phải khua bão gió Nhưng hôm nay

tôi bỗng cúi đầu Thơ nó đi đâu? Sao những vần thơ

Chúng không chuyển không xoay trời đất? Sao chúng không chắp được cõi bờ? Non nước sụt sùi mưa

Tôi muốn bỏ thơ làm việc khác

49

Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời Chút tài mọn tôi làm thơ chính trị…”

Trước đấy, Trần Dần và các thi sĩ Nhân văn - Giai phẩm khác cũng đã đặt cái tôi của mình dưới cái ta, chấp nhận làm thơ chính trị, chấp nhận trở thành anh tuyên truyền cách mạng cho Đảng. Nhưng sau khi đất nước dành được độc lập, nhu cầu tự do sáng tạo là tất yếu ở các thi sĩ Nhân văn - Giai phẩm. Cái tôi tự do tuyệt đối trong

sáng tạo ấy đã không được sự chấp nhận của số đông. Mặc dù Nhất định thắng không

phải là bài thơ mang tính chất phản động nhưng tác phẩm không đi theo tinh thần

sáng tác của số đông văn nghệ sĩ. Vì thế, Hoài Thanh đã Vạch trần chất phản động của bài Nhất định thắng của Trần Dần trên báo Văn nghệ số 110 (1.3.1956). “Toàn

bài của Trần Dần toát ra một sự hằn học sâu sắc đối với chế độ tươi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất của nhân dân ta. Tôi không kết

luận về người. Tôi chỉ căn cứ vào bài văn. Tự nó, bài Nhất định thắng trong lời và chữ

của nó, chứa đựng những tư tưởng phản động, đứng về phía địch chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Trong nền văn nghệ chúng ta đầy tin

tưởng ở hiện tại và tương lai ở chế độ, của dân tộc, bài Nhất định thắng của Trần Dần

đúng như lời của đồng chí Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên một cơ thể lành mạnh” [53]. Thực ra khi viết như thế Hoài Thanh đã đứng trên lập trường của nhà phê

bình xã hội học cứng nhắc. Bài thơ Nhất định thắng chỉ nói lên cảnh khó khăn của nước ta khi đó, bộc lộ rõ tâm tư tình cảm của cá nhân. Hơn nữa, Nhất Định thắng đã

nói rõ quan điểm chống Mỹ Diệm và vẫn đặt niềm tin vào sự thắng lợi trong cuộc

cách mạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo. Cuối bài thơ Nhất định thắng, hình ảnh

nắng lên trên màu cờ đỏ đã được thay thế cho hình ảnh mưa sa trên màu cờ đỏ.

Cái tôi trữ tình trong thơ Nhân văn - Giai phẩm không chịu sự chi phối của lối viết kêu gọi đấu tranh giết thù một chiều mà đó là cái tôi biết “đánh kẻ quay đi không

50 đói khổ của người dân cày trong bảy mươi năm nô lệ dưới sự thống trị của bọn địa chủ cường hào ác bá nhưng cuối cùng cách mạng sẽ thành công, nhân dân sẽ ấm no, hạnh phúc.

“Dòng sông Nhị ơi! Mùa xuân đến rồi đây Mẹ con được chia: hai gánh thóc đầy”

Còn bài Thơ qua đài phát thanh của Hoàng Cầm chỉ là bài thơ “chiêu hồi”

những người em ở bên kia giới tuyến, trong đó có những đoạn thơ đầy chất lãng mạn:

“Tôi tìm Em trên sóng điện bao la Thơ đã đứng lên, vút đi, cao lớn Ống nói như môi em chờ đón Trầm ngâm ấm một nụ cười Tôi sung sướng truyền thơ tôi Cho những Người yêu khắp nước”.

Nếu như trong thơ ca cách mạng cái tôi hết lời ca ngợi Đảng, lãnh tụ, ca ngợi

Cách mạng tháng Mười Nga như thơ Tố Hữu “Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt” “Thuở Anh chưa ra đời. Trái đất còn nức nở. Nhân loại chửa thành người. Đêm ngàn năm man rợ” thì thơ Hoàng Cầm, ngay từ những bài thơ trước cách mạng đã ghi lời “Về ngay đi! Ghi nhớ Hận Nam Quan” hoặc “Đây là ải địa đầu nước Việt. Khóc trong lòng ghi nhớ Hận Nam Quan” thì đến kịch thơ Trương Chi đăng trên báo Văn

số 24 (18/10/1957) Hoàng Cầm đã mượn tiếng hát Trương Chi để ca ngợi tự do. Dù “tiếng hát” có bị vương quyền vùi dập thì nó vẫn sống mãi trong lòng người. Nghệ thuật cũng vậy, không có một thế lực nào có thể cưỡng bức được.

Nếu như trong thơ cách mạng, một số nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của non sông đất nước, của con người xã hội chủ nghĩa một cách lộ liễu, thái quá, vụng về thì các nhà thơ Nhân văn – Giai phẩm lại nhìn nhận xã hội ở một khía cạnh khác. “Cái tôi trữ tình ấy nhìn thấy cơ thể đất nước đang mang nặng những “vết già nua cũ kỹ”, những “vết

51 han rỉ” cần phải cởi bỏ. Có như thế đất nước mới “Vượt ngày hôm nay”, “vượt ngày mai”… để tiến lên” [29,27]. Sự kêu gọi đổi mới đất nước trong thơ Lê Đạt trở thành một nỗi bức xúc.

“Chung quanh chúng tôi bao cuộc đời mệt mỏi Thất bại cúi đầu

Công thức xỏ dây vào mũi

Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm hại Khôn ngoan không dám làm người”.

(Mới, Lê Đạt)

Sau thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm, cái tôi trữ tình trong thơ của các tác giả Nhân văn vẫn là cái tôi không chịu bất cứ một sự ràng buộc nào, một cái tôi tự do

tuyệt đối và luôn vươn tới bầu trời tự do. “Tôi khóc những chân trời không có người bay. Lại khóc những người bay không có chân trời” (Trần Dần). Tập thơ Về Kinh Bắc

của Hoàng Cầm được lấy đề tài từ tâm tưởng, từ quá khứ xa xôi, những bài thơ như

được ghi chép tự động từ những mộng mị. Về Kinh Bắc đưa người đọc phiêu bồng

cùng “em”, “con” về với chị, với mẹ trong miền quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. Ở đó, “em”, “con” – hay chính là cái tôi trữ tình trong tập thơ vượt qua những rào cản của những cấm kỵ để đạt được sự tự do tuyệt đối. Để có được sự tự do tuyệt đối của tâm hồn, các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đã phải sống điêu đứng trong suốt mấy mươi năm nhưng họ chưa bao giờ đánh mất mình. Chính vì vậy, thơ và cuộc đời của họ đã ghi dấu ấn trong lòng người hôm nay và mai sau.

Cái tôi đơn độc, cô độc trong sáng tạo nghệ thuật, lạc lõng trong đời sống xã hội.

Nếu như các nhà thơ cách mạng quan niệm rằng “Người làm thơ phải nắm vững chính sách của Đảng, lấy chính sách của Đảng soi rọi vào cuộc sống và tình

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)