Biểu tượng trong tư duy nghệ thuật

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 61)

6 Cấu trúc của luận văn

3.1.1Biểu tượng trong tư duy nghệ thuật

Biểu tượng trong triết học và trong tâm lí học:

Biểu tượng là một khái niệm chỉ một giai đoạn của quá trình nhận thức luận cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của một sự vật, còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào cảm giác đã chấm dứt.

Biểu tượng trong tác phẩm văn học:

“Bằng hình tượng, nghệ thuật tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mang một ý nghĩa biểu tượng. Bởi vậy, theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được bản chất của hiện tượng, vừa thể hiện một quan điểm, một tư tưởng, hay triết lí sâu xa về con người và cuộc đời…” [37, 23].

Đặc tính của biểu tượng văn học

Đặc tính riêng biệt của biểu tượng chính là ở chỗ nó tổng hợp trong một biểu hiện dễ cảm nhận tất cả những hình ảnh của vô thức và ý thức, cùng các sức mạnh của bản năng và trí tuệ bên trong mỗi con người. Biểu tượng văn học mang tính chất thừa kế từ di sản của nhân loại, nó lại chịu ảnh hưởng những sự khu biệt văn hóa và xã hội riêng của môi trường phát triển của cá nhân, thêm vào đó còn là hệ quả của một trải nghiệm đơn nhất và những ưu tư do tình cảm hiện tại của cá nhân đó. “Với chức năng giống như một cái đầu thám hiểm thả mình vào cõi chưa biết, nó sục tìm và cố diễn đạt cái ý nghĩa của cuộc phiêu lưu tinh thần của con người đang lao mình qua cõi không – thời gian” [theo 43,46].

62 Biểu tượng là một phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn, là một phương tiện tạo hình và biểu đạt hữu hiệu nhằm tạo ra những hình tượng cụ thể, lặp đi lặp lại với tần số cao và có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Biểu tượng là một thành quả của quá trình tư duy nghệ thuật. Biểu tượng thơ ca được biểu hiện qua ngôn ngữ là một sự chuyển nghĩa có tính đa nghĩa. Cũng phản ánh hiện thực khách quan nhưng biểu tượng thơ chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm về thơ, về nhân sinh thời đại và bản thân cá tính nhà thơ. Điều đấy khiến nhà thơ chú ý nhiều tới loại biểu tượng này hay biểu tượng khác. Biểu tượng được lựa chọn theo một tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu được bộc lộ của nhà thơ, thỏa mãn tư tưởng chủ đề và hợp với phong cách sáng tác. Tính chất trực quan của các biểu tượng gắn với sự nhạy bén của các giác quan, nó mang tính cụ thể sinh động nhưng chủ yếu được cấp thêm những ý nghĩa mới để thể hiện quan niệm, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời và con người. Sự lặp lại của các biểu tượng tạo nên những môtip quen thuộc, tạo nên trường sáng tác, thế giới nghệ thuật riêng của nhà thơ. Khi đó biểu tượng trở thành máu thịt của hồn thơ. Vì vậy, nghiên cứu biểu tượng thơ là hết sức cần thiết khi nghiên cứu tư duy thơ của một tác giả, một tác phẩm hay cả những phạm vi rộng hơn.

Liên tưởng, tưởng tượng và sự hình thành các biểu tượng trong thơ

Liên tưởng và tưởng tượng mở ra nhiều ý hướng mới, năng lực mới, tạo cho nhà thơ có thể tiếp cận với cuộc sống bằng nhiều khả năng kì lạ và từ đó bài thơ bộc lộ nhiều phẩm chất mới. Tưởng tượng trong thơ không bị ràng buộc bởi cái có thật hoặc phải giống cái có thật. Nhà thơ có thể dùng đến những yếu tố tưởng tượng để biểu đạt cái có thật. Tư duy thơ chấp nhận những khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ. “Trí tưởng tượng của nhà khoa học khác với nhà thơ ở chỗ, nhà khoa học thì mã hóa các tài liệu cảm tính, quy chúng về các đại lượng, các kí hiệu và con số, quan sát và biểu diễn sự vận động của hiện thực thành sự vận động của khái niệm, của kí hiệu. Khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng

63 hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tượng hóa hiện thực khách quan theo một đường dây liên tưởng” [87, 59]

Đối với sáng tác thơ, trí tưởng tượng tạo nên tứ thơ, ý thơ, lời thơ. Quy luật liên tưởng nói lên sự vận động của tư tưởng có hướng. Liên tưởng là một thao tác tư duy, một năng khiếu tinh thần trong hoạt động nhận thức, đồng thời là một hiện tượng tâm lí của con người. Trong thơ ca, liên tưởng, tưởng tượng là một quy luật hoạt động của sự sáng tạo. “Tư duy thơ nói riêng cũng như lao động trí óc nói chung đã để lại trong sản phẩm của nó dấu ấn của một cuộc hành trình, hành trình của trí tưởng tượng” [87, 66]. Trong thơ, “Liên tưởng là quy luật của nhận thức, cũng là quy luật của cảm xúc, nó làm cho toàn bộ các yếu tố bộc lộ chủ đề tác phẩm, làm cho tác phẩm giàu sức sống và mang hơi ấm nóng của cuộc đời” [Hà Minh Đức, 36,146]. Liên tưởng, tưởng tượng xây dựng các biểu tượng luôn đem đến những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Hành trình sáng tạo trong thơ là hành trình của trí tưởng tượng. Sẽ có những lối tư duy khác nhau khi cùng hướng về một đối tượng do sự liên tưởng và tưởng tượng của mỗi người khác nhau. Qua liên tưởng và tưởng tượng ta thấy được khả năng sáng tạo đồng thời phát hiện ra những nét đặc thù trong bản ngã của mỗi cá nhân. “Cái chủ yếu trong tài năng nghệ thuật là tưởng tượng trong sáng tạo” [Tsernưsevxky, 36,147]. Các biểu tượng trong tư duy được hình thành từ sự tưởng tượng và liên tưởng của nhà thơ. Vì thế trường liên tưởng, tưởng tượng trong thơ sẽ có vai trò quan trọng trong việc hình thành các biểu tượng trong tư duy thơ.

64

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 61)