Phê phán quan niệm văn học chính thống

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 38)

6 Cấu trúc của luận văn

2.1.2Phê phán quan niệm văn học chính thống

Trong tập tài liệu Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận có nhiều bài

viết đã cho rằng các tác giả Nhân văn - Giai phẩm là “bất mãn” với chế độ, là “phản động”, là phong trào đối kháng về quan điểm chính trị. Hầu hết những bài viết ấy đều

lấy cớ là báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đã “bôi nhọ” chế độ miền Bắc, chống lại

các nước xã hội chủ nghĩa, chống Liên Xô. Nhưng trên thực tế thì hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm là những hành động tự phát, không có một tổ chức chính trị nào trực

tiếp đứng ra điều khiển. Báo Nhân văn, Đất mới, Sáng tạo, Trăm hoa, tập san Giai phẩm… đều thể hiện chung một mục đích là đòi tự do dân chủ, chống độc đoán cá

nhân, xây dựng một ý thức hệ “nhân văn” bình đẳng. Manh nha từ việc phê bình tập

39

lên Tổng cục Chính trị bản Dự thảo cho một chính sách văn hóa. Bản dự thảo thể hiện

ý thức của người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, giữa người nghệ sĩ và các chính sách trong văn nghệ. Các nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Văn Cao… cảm thấy đời sống văn nghệ nhiều bí bách. Người nghệ sĩ chưa được “cởi trói”, chưa có tự do tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật. Chức năng, vai trò của nghệ thuật chưa được đánh giá đúng mức. Việc phê bình này trước tiên được thể hiện trong

Bản dự thảo cho một chính sách văn hóa với những nội dung sau: yêu cầu tự do sáng

tác, trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thủ tiêu hệ thống chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, sửa đổi chính sách văn nghệ trong quân đội. Thứ hai, trên địa hạt thi ca, tiếng thơ Nhân văn - Giai phẩm đề cao vai trò của nhà thơ, đề cao sáng tạo nghệ thuật và xác định trách nhiệm của nhà thơ với cuộc đời, với nhân dân. Thơ phải có giá trị vượt thời gian. Nhà thơ phải có nhân cách cao hơn nhà cầm quyền. Từ đó có thể thấy được quan niệm của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm là làm nghệ thuật và chính trị không được đồng nhất, nghệ thuật không phục vụ chính trị mà phục vụ cái đẹp, phục vụ con người.

Quan niệm này không có gì là mới cả, từ xưa, vua Phổ đã cầm tay Môra và nói: “Ngươi đại diện cho cái đẹp còn ta đại diện cho quyền lực. Biết đâu sau khi ta và ngươi chết đi, hậu thế sẽ quên ta và mãi mãi nhớ tới ngươi”. Con người có thể chết đi nhưng chỉ còn lại trên đời là “những dòng thơ xanh”.

Chỉ tiếc rằng đời sống chính trị nước ta lúc đó không cho phép người nghệ sĩ có được sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo, tự do cá nhân. Quan điểm của các nhà thơ Nhân văn – Giai phẩm là văn học không phục tùng chính trị mà ngang hàng với chính trị. Dù ở vào thời đại nào thì văn học chính thống vẫn phải gắn bó với chính trị nhưng là một thứ chính trị khác. Chính vì quan niệm trái chiều này mà bản án văn chương treo trên đầu các nhà thơ Nhân văn – Giai phẩm mấy chục năm trời. Mãi cho tới năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có

40 những lời tâm huyết với anh em văn nghệ sĩ: “Là những văn nghệ sĩ chân chính, các đồng chí phải giữ gìn sự trung thực của ngòi bút, giữ gìn tư duy trong sáng của mình” [4]. Giờ đây, những “đứa con tinh thần” của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm chính là minh chứng cho tấm lòng nghệ sĩ trung chinh của họ, mãi thắp sáng cho những tài năng chân chính ấy.

Một phần của tài liệu hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 38)