6 Cấu trúc của luận văn
2.1.3 Phê phán “chủ nghĩa tô hồng” trong văn chương
Cảm hứng phê phán trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm còn
một đặc điểm nữa là phê phán chủ nghĩa tô hồng trong văn chương. Manh nha từ việc
phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu “Tập thơ Việt Bắc có hiện thực không?” các
nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đang xác lập một hướng đi mới trên con đường thi ca.
Những thử nghiệm về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đã phê phán mạnh
mẽ chủ nghĩa tô hồng trong văn chương. Vấn đề này mãi cho đến năm 1986 mới được Đảng, Nhà nước và các văn nghệ sĩ Việt Nam nhìn nhận một cách cởi mở. Hơn 30 năm sau, một số tác phẩm văn chương của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… mới có những đổi mới về nghệ thuật, tránh được cách nhìn nhận về chiến tranh một chiều. Trong khi đó, từ đầu những năm năm mươi
của thế kỷ XX, các nghệ sĩ viết cho báo Nhân văn - Giai phẩm đã lên tiếng phê phán
chủ nghĩa tô hồng trong văn chương.
Đặc điểm của thơ ca cách mạng là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca chế độ xã hội chủ nghĩa và ngợi ca con người mới. Thơ ca cách mạng có nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng có hạn chế do ngợi ca quá lộ liễu và vụng về đã làm phản tác dụng và giảm đi vẻ đẹp của các đối tượng. Do quan niệm thơ như vậy nên các nhà thơ cách mạng thường vụng về khi nói về cái riêng. Ngay cả khi âu yếm người yêu, các nhà thơ cách mạng cũng sống trong không gian chung:
41
Rất chân thành chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu… Em xấu hổ: Thế cũng nhiều anh nhỉ.”
(Bài thơ xuân 61, Tố Hữu)
Trong những trường hợp ca ngợi lãnh tụ, nhà thơ cách mạng Tố Hữu có những câu, những bài thơ ngợi ca thái quá, cách viết này khiến hình tượng lãnh tụ mờ đi chứ không gây được những tình cảm thực sự trong lòng người:
“Xít – ta - lin! Xít – ta – lin bất diệt
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít – ta – lin”
(Đời đời nhớ ông, Tố Hữu)
“Hoan hô Xta – lin Đời đời cây đại thọ Rợp bóng mát hòa bình Đứng đầu ngọn sóng xanh”
(Bài ca thàng Mười, Tố Hữu)
Thơ ca cách mạng dễ rơi vào chiều đơn giản khi nói về chủ nghĩa xã hội là chỉ những điều tốt đẹp, những thánh nhân không tì vết. Vì quan niệm như vậy, một số nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đã chủ trương viết đúng, viết thật lòng mình. Họ phê phán mạnh mẽ lối thơ tô hồng, xu nịnh.
“Thơ tôi bị cuộc đời ruồng bỏ Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ Vẽ phấn bôi son, tô toàn mầu đỏ La liệt đầy đường hoa nở
42 chim kêu Tốt tốt! Và và! tốt tốt!” (Làm thơ, Lê Đạt)
Đảng ta được ngợi ca không phải là một đấng siêu hình, không phải là Thánh nhân mà ở trong sự hòa hợp, gắn bó với nhân dân, với người dân cày:
“…Họ nhìn Đảng phải đâu như một thánh nhân Mà nhìn Đảng như nhìn con, nhìn vợ
Khăng khít ruột rà
Trong sướng vui cùng khổ
Chung thủy cùng nhau đến trọn đời.”
(Nhật ký đêm hè, Huy Phương)