Tuy nhiên, hoạtđộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại hiện nay chưathu được hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vô
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Từ nhiều năm nay, những nước có nền kinh tế phát triển rất coi trọng sự pháttriển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi loại hình doanh nghiệp này góp phầnkhá quan trọng trong việc tăng thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người laođộng, đưa tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân ngày một tăng cao Ở nước
ta, nhờ có vốn tín dụng ngân hàng cho vay và vốn tự có của doanh nghiệp đã gópphần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác tiềm năng kinh tế từ nhiên, sứclao động của mỗi vùng đưa vào sử dụng có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã đứngvững trong nền kinh tế thị trường và thực tế ngày càng khẳng định các doanhnghiệp vừa và nhỏ đóng góp một phần rất lớn trong việc tăng trưởng kinh tế, thựchiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Nhận thức đượctầm quan trọng đó của doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng thương mại trongnước đã và đang dành sự quan tâm đến đối tượng khách hàng này Tuy nhiên, hoạtđộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại hiện nay chưathu được hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vốn vaymột cách kịp thời làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Hoàn Kiếm,
em nhận thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những đối tượng khách hàngđược ngân hàng đặc biệt quan tâm và đưa vào định hướng phát triển của ngân hàngtrong thời gian sắp tới Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàngngày càng phát triển nhưng thực trạng chưa tương xứng với tiềm năng Vì thế, đề
tài: “Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những hạn chế và
đề xuất các giải pháp khắc phục để hoạt động cho vay doanh nghiêp vừa và nhỏ củachi nhánh thu được kết quả tốt nhất Kết cấu chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 2Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo-Thạc sĩ Phan Hồng giảng viên Viện Ngân hàng – Tài chính đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốtnhất để em hoàn thành bài chuyên đề Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thànhtới các anh chị phòng khách hàng doanh nghiệp, cũng như các cán bộ công nhânviên của ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện để em có thờigian thực tập hiệu quả nhất tại ngân hàng Do hạn chế về mặt kiến thức chuyênmôn, thời gian nghiên cứu cũng như sự thiếu hụt kinh nghiệm làm việc thực tế nênchuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp từ phía các thầy cô giáo để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Mai-Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN là thành phần kinh tế cơ bản ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.Tùy vào mức dộ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà mỗi nước có cách phân loạiDNVVN khác nhau
Theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiathành 3 loại là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thế giới
Loại hình doanh
nghiệp
Số người lao động (người)
Doanh thu hàng năm (triệu USD)
Tổng tài sản (triệu USD)
(Nguồn: http://www.worldbank.org)
Ở Việt Nam, trước khi tìm hiểu khái niệm DNVVN, ta cần tìm hiểu thế nàolà doanh nghiệp nói chung Theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hànhngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”
Từ khái niệm doanh nghiệp, để xác định chính xác loại hình DNVVN, người
ta thường căn cứ vào hai tiêu chí:
Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: trình độ chuyên môn hoá thấp, sốđầu mối quản lý ít, không phức tạp Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn
đề nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ítđược sử dụng trong thực tế
Nhóm các tiêu chí định lượng bao gồm: số lao động, giá trị tài sản, vốnkinh doanh, doanh thu, lợi nhuận Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn
Trang 4không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉcăn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
Tại Việt Nam, từ năm 1998 trở về trước, chưa có văn bản quy phạm phápluật nào quy định việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô, mà chủ yếu là phân loạidoanh nghiệp theo hai nhóm: doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Năm 1999, Luật Doanh nghiệp ra đời đã loại bỏ các rào cản, tạo sự thôngthoáng cho môi trường kinh doanh, cùng với những chính sách hỗ trợ, ưu đãi chocác doanh nghiệp của nhà nước, các DNVVN đã có những bước phát triển mangtính đột phá Để phù hợp với xu thế mới này, ngày 30/06/2009 Chính phủ đã banhành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển các DNVVN, có hiệu lực
từ ngày 20/08/2009 Theo Điều 3 nghị định này, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ
sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số laođộng
Tổng nguồnvốn Số lao động
Tổng nguồnvốn Số lao động
I Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 ngườitrở xuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10đến 200người
từ trên 20đến 100 tỷđồng
từ trên 200đến 300người
II Công nghiệp
và xây dựng
10 ngườitrở xuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10đến 200người
từ trên 20đến 100 tỷđồng
từ trên 200đến 300ngườiIII Thương mại
và dịch vụ
10 ngườitrở xuống
10 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10đến 50người
từ trên 10đến 50 tỷđồng
từ trên 50đến 100người
(Nguồn: Điều 3 nghị định số 56/2009/NĐ-CP)
1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp
Trang 5Các DNVVN thường có cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý đơn giản, gọnnhẹ với số lượng lao động ít Hầu hết ở các DNVVN này, ngoại trừ chức năng kếtoán thường có bộ phận riêng hoặc có nhân viên được chuyên môn hóa đảm nhận
ra, còn các chức năng quản trị khác như quản trị về nhân sự, chiến lược, chất lượng,tài chính, marketing… thì không có bộ phận riêng đảm nhận hoặc không được phâncông rõ ràng Trong một chừng mực nào đó, khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạtđộng ít phức tạp thì cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt sẽ là ưu điểm lớn giúp cácdoanh nghiệp năng động hơn, dễ dàng thâm nhập sâu và thích ứng nhanh với nhucầu thị trường So với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc của các tập đoànlớn thì một bộ máy đợn giản, gọn nhẹ sẽ giúp việc ra quyết định kinh doanh tạiDNVVN không cần xin ý kiến của nhiều cấp, và khi gặp khó khăn, mọi người đềucó thể nhanh chóng giải quyết Với số lượng nhân viên ít sẽ đảm bảo sự thống nhấttrong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên, từ đó quá trình triển khai vàthực hiện kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn Trong điều kiệntrên thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc thâm nhập sâu,thích ứng nhanh với thị trường sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều thành công
Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp lớn hơn, nếu duy trì lâu cơ cấu tổ chứcnày sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng của doanh nghiệp Điều này
lý giải một phần về sự tăng trưởng nhanh về mặt số lượng nhưng lại ít tăng lên vềmặt chất lượng của phần đông các DNVVN tại nước ta hiện nay
Một đặc điểm khác về cơ cấu tổ chức của các DNVVN là so với các doanhnghiệp lớn thì ở các DNVVN, người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh thường là chủ sở hữu hoặc các cổ đông lớn của doanh nghiệp, do đó, quyềnlợi của người quản lý được gắn sát với quyền lợi của người chủ sở hữu Điều nàygiúp cho người quản lý doanh nghiệp có khả năng tự quyết cao trong công việc, biếtchớp lấy những cơ hội thuận lợi, tự do sáng tạo trong kinh doanh, thích ứng nhanhvới những sự thay đổi của thị trường Tuy nhiên, sự phân quyền rất hạn chế, quyềnhạn quản trị tập trung gần như tuyệt đối vào chủ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chủyếu dựa trên sự thuận tiện, phụ thuộc phần lớn vào năng lực và kinh nghiệm củangười chủ doanh nghiệp có thể trở thành nguyên nhân hạn chế sự phát triển củadoanh nghiệp nếu như người chủ doanh nghiệp không có được năng lực cũng nhưsự nháy bén tối ưu đối với thị trường
1.1.2.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Về người quản lý doanh nghiệp
Trang 6Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường luôn chứa đựng sự cạnhtranh đầy khốc liệt và cam go Do đó, nó đòi hỏi những người chủ doanh nghiệpphải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi thì mới có thể thành đạt trongkinh doanh, đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển Mỗi người chủ doanhnghiệp phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin kinh tế, kỹ thuật,biết đề ra chiến lược đúng đắn và đưa ra quyết định sáng suốt, kịp thời Bên cạnhđó, trong nội bộ công ty, người chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, điều hành côngviệc của những người lao động một cách hợp lý, có hiệu quả, biết đánh giá, độngviên, khuyến khích, thưởng phạt và trả công chính xác, tương xứng với những đónggóp của họ vào kết quả chung của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay, phần đông các doanh nhân đều có tuổi đời còn khátrẻ Họ có lòng quyết tâm, sự tự tin, năng động, dám nghĩ dám làm và ý chí vươnlên làm giàu, tuy nhiên về trình độ được đào tạo vẫn còn khá thấp Đa số các chủDNVVN có trình độ từ phổ thông trở xuống do phần lớn các doanh nghiệp này đều
đi lên từ các hộ kinh doanh cá thể Tuy nhiên, số lượng các chủ doanh nghiệp cótrình độ đại học và sau đại học đang ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.Cùng với đó, tri thức về chiến lược, thị trường, kiến thức về quản lý doanh nghiệphiện đại của các doanh nhân cũng đang ngày càng được nâng cao
Về đội ngũ lao động
Khác với các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn kinh tế, đội ngũ lao động tạicác DNVVN khá phong phú với trình độ rất đa dạng, từ lao động thủ công đến laođộng có tay nghề, và cả những người lao động có trình độ chuyên môn cao…Tuynhiên, trong số đó thì lao động có trình độ thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gây khókhăn cho việc quản lý và sử dụng lao động, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Nguyên nhân chính dẫn đến việc chất lượng của đội ngũlao động tại các DNVVN còn thấp là do bản thân đặc điểm ngành nghề của cácdoanh nghiệp này Phần lớn các DNVVN kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ thiếtyếu cho xã hội, trong đó chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm truyềnthống như chế biến thủy sản, cung cấp lương thực thực phẩm, dệt may, gia công đồ
mỹ nghệ… Trong quá trình sản xuất của những ngành này thường sử dụng chủ yếulà những lao động tay chân không qua hệ thống trường lớp, kinh nghiệm được tíchlũy thông qua làm việc thực tế Mặt khác, do quy mô nhỏ, đem lại giá trị gia tăngthấp, môi trường làm việc không chuyên nghiệp, khiến các DNVVN khó có khảnăng thu hút lao động có trình độ cao Phần lớn các DNVVN lại được hình thành từ
Trang 7các hộ kinh doanh cá thể, hay một nhóm người có quan hệ gia đình, bạn bè cùnggóp vốn lập nên cũng là một nguyên nhân khiến cho tính chọn lọc nguồn nhân lựclà không cao, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
1.1.2.3 Đặc điểm về khả năng tài chính
Vấn đề về vốn luôn là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự hìnhthành và phát triển của các DNVVN tại nước ta hiện nay Mặc dù có sự tăng trưởngnhanh về số lượng nhưng nếu xét quy mô vốn của các DNVVN trong những nămgần đây thì lại rất thấp và sự tăng trưởng cũng không cao Chủ yếu vốn của cácDNVVN tồn tại dưới dạng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, và chỉ một phần nhỏ ởdạng tiền mặt
Vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao nên nhiều DNVVN rất khótiếp cận được các nguồn vốn tín dụng của các NHTM Một số ngân hàng vẫn chorằng khu vực DNVVN là khu vực tiềm năng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro Muốnvay được vốn từ các NHTM thì doanh nghiệp phải tạo lập được dự án đầu tư có tínhkhả thi cao, tuy nhiên do trình độ, khả năng quản lý cũng như khả năng dự báotrước những biến động của ngành, của nền kinh tế còn kém nên không ít những dựán kinh doanh của các DNVVN không đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng.Bên cạnh đó, các DNVVN thường gặp nhiều khó khăn về thủ tục xin vay vốn, tàisản đảm bảo, thế chấp… Còn việc huy động vốn trên thị trường tài chính cũng gặprất nhiều khó khăn do uy tín của các DNVVN còn thấp
Với năng lực tài chính còn thấp như vậy, các DNVVN ở Việt Nam khó cókhả năng đầu tư để mua sắm trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa quy trình côngnghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế
1.1.2.4 Đặc điểm về công nghệ
Trình độ công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển củamỗi một doanh nghiệp Doanh nghiệp sở hữu công nghệ tốt, hiện đại sẽ giúp năngsuất lao động được nâng cao, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt với chi phí phùhợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và do đó làm tăng năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Ngược lại, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới sẽ hạn chế khảnăng sản xuất của doanh nghiệp, hạ thấp số lượng cũng như chất lượng sản phẩmsản xuất ra, làm tăng chi phí và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môitrường, hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, các DNVVN tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt vớitình trạng trang thiết bị, máy móc cũ và lạc hậu Bên cạnh đó, tốc độ đổi mới các
Trang 8thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp còn quá chậm Tỷ lệ đổi mới trang thiếtbị, máy móc trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức từ 5-7% so với mứctrung bình 20% của thế giới
Mặt khác, do chi phí nhập ngoại công nghệ thường tương đối lớn so với quy
mô vốn nhỏ bé của các DNVVN nên các doanh nghiệp này không đủ khả năng đểđổi mới một cách đồng bộ hệ thống trang thiết bị, máy móc mà chọn phương án mỗikì mua một ít để cải tiến dần dần Kết quả của tình trạng trên là chất lượng sảnphẩm thấp, chi phí đầu vào cao khiến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh Các nhàquản lý cũng không chú trọng đến việc đào tạo kiến thức và kĩ năng cho người laođộng để họ tiếp cận với công nghệ mới Bên cạnh đó, nhiều nhà quản lý chưa đủkinh nghiệm nên vẫn thường gặp trường hợp mua phải dây chuyền công nghệ đã lỗithời Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
mô vốn nhỏ, lao động ít như các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước mới thành lậphay mới được tách ra Do đó, số lượng các DNVVN chiếm một tỷ trọng lớn trongtổng số các doanh nghiệp của nước ta và đang ngày một gia tăng với tốc độ cao
DNVVN tồn tại ở mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề
Các DNVVN khá đa dạng và phong phú với đủ mọi loại hình doanh nghiệpnhư hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, công ty tư nhân, công ty hợp danh, công tyTNHH, công ty cổ phần hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuynhiên, đa số các DNVVN ở Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp tư nhân CácDNVVN cũng hoạt động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hộinhư nông lâm nghiệp, thủy sản, hàng hóa tiêu dùng, công nghiệp khai thác, chếbiến, xây dựng, vận tải… Với quy mô nhỏ, chi phí sản xuất kinh doanh thấp nhờ tậndụng được nguồn lao động, nguồn nguyên liệu rẻ tại địa phương nên các DNVVNcó khả năng chuyên môn hóa sâu, có thể sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụcho nhiều đối tượng khác hàng khác nhau, đặc biệt là những khách hàng chuyênbiệt, những phân đoạn nhỏ của thị trường
Trang 9 Kinh nghiệm hoạt động của các DNVVN còn ít
Do đặc điểm đa số các DNVVN tại nước ta là các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, được thành lập sau thời kì mở cửa kinh tế, đặc biệt phát triển mạnh sau sự rađời của Luật Doanh nghiệp 1999, cho nên kinh nghiệm hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp này vẫn còn yếu kém Với những DNVVN được thành lập khálâu, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, thì họ sẽ dần dần mở rộng quy mô doanhnghiệp mình và đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp lớn
DNVVN cần vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh
Để thành lập được một doanh nghiệp lớn thì vô cùng khó khăn, phải có sốvốn đầu tư ban đầu rất lớn Tuy nhiên, đối với DNVVN thì ngược lại, các doanhnghiệp này được tạo lập một cách tương đối đơn giản với số vốn đầu tư ban đầu ít,mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ Hơn thế nữa, chu kỳ sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp này thường ngắn làm cho vòng quay vốn nhanh, do đó hiệu quảkinh tế thu được cũng thường cao hơn so với các doanh nghiệp lớn Đây chính làmột lợi thế lớn của các DNVVN khi nộp hồ sơ xin vay vốn tại các NHTM
Khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của DNVVN còn hạn chế
Hệ thống thông tin và khả năng tiếp cận thông tin là vô cùng quan trọng đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, tại DNVVN,khả năng tiếp cận thông tin và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cònrất yếu kém Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nàycòn thấp, có sự hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của đội ngũquản lý Một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹthuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường Vì thế, nhiều quyết định kinhdoanh được đưa ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính của ngườiquản lý Bên cạnh đó, do cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, nên ở hầu hết cácDNVVN chưa có bộ phận thực hiện công tác marketing chuyên biệt Điều đó khiếnkhả năng tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp này không cao
Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của DNVVN có ảnh hưởng rất ít tới sự phát triển của nền kinh tế, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng dây chuyền
Do quy mô nhỏ bé, số lượng lao động ít và thường chỉ hoạt động trên một địabàn hẹp nên tầm ảnh hưởng của các DNVVN tới kinh tế - xã hội là không cao Khicác doanh nghiệp này lâm vào cảnh đình trệ, thua lỗ hay phá sản thì mức độ tácđộng của nó tới nền kinh tế cũng rất thấp, hầu như không đáng kể Bên cạnh đó, khi
Trang 10nền kinh tế bị đình trệ hay lâm vào suy thoái thì mức độ chịu ảnh hưởng của cácdoanh nghiệp này cũng thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn Đây chínhlà một ưu điểm của DNVVN so với các doanh nghiệp lớn, giúp các DNVVN duy trìđược hoạt động sản xuất kinh doanh khi kinh tế gặp khó khăn.
1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế
1.1.3.1 Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Nhiều DNVVN ở nước ta yêu cầu trình độ lao động thấp (tốt nghiệp phổthông trung học) nên thu hút một lượng lớn lao động trên thị trường với chi phíthấp Một bộ phận lớn người lao động ở nước ta còn ở trình độ phổ thông, nên rấtkhó tham gia vào những doanh nghiệp lớn với những công nghệ và thiết bị tiên tiến,hiện đại nên DNVVN đã tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho bộ phận này
Khi nền kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp lớn buộc phải cắt giảm laođộng để giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất để có thể tồn tại và cạnh tranh trênthị trường Nhưng đối với DNVVN do đặc tính nhỏ gọn, linh hoạt nên dễ dàng thíchnghi với thay đổi của thị trường nên vẫn có thể hoạt động được Các doanh nghiệpnày không những không giảm lao động mà vẫn thu hút được thêm lao động Điềunày góp phần tạo nguồn thu ổn định cho người lao động, làm giảm bớt chênh lệch
về thu nhập giữa các bộ phận dân cư và sự phát triển đồng đều giữa các vùng miềntrong cả nước DNVVN còn được đánh giá là liều thuốc “giảm sóc” cho nền kinh tếkhi có những biến động bất ngờ xảy ra như suy giảm kinh tế, khủng hoảng kinh tế
1.1.3.2 Phát huy và tận dụng các nguồn lực phát triển kinh tế
Về nguồn vốn, DNVVN thường khởi sự ban đầu với số vốn tương đối nhỏ,
do đó những cá nhân có vốn ít trong dân cư có thể tham gia đầu tư vào các DNVVNhoặc đứng ra thành lập DNVVN để kinh doanh, qua đó có thể thu hút được nguồnvốn trong dân cư vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Về lao động, các DNVVN thường yêu cầu trình độ lao động không cao Bêncạnh đó phần lớn lao động ở Việt Nam lại có ít kinh nghiệm và tay nghề không caonên các DNVVN tận dụng được nguồn lao động này với chi phí thấp DNVVNkhông phải đào tạo nhiều thời gian, tốn kém chi phí mà chỉ cần bồi dưỡng hay đàotạo ngắn ngày là người lao động có thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Về nguyên liệu, các DNVVN có nguồn nguyên liệu chủ yếu là tại chỗ, thuộcphạm vi địa phương, dễ khai thác sử dụng
Về kỹ thuật, DNVVN thường sử dụng kỹ thuật phù hợp với trình độ lao động
Trang 11và khả năng vốn, kỹ thuật mà đa số quần chúng lao động có thể nhanh chóng tiếpthu và sử dụng được, ít sử dụng những kỹ thuật hiện đại đòi hỏi vốn lớn, đào tạo sửdụng lâu, tốn kém chi phí Vì thế, đa số trang thiết bị các doanh nghiệp này sử dụnglà sản phẩm trong nước.
1.1.3.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phần lớn các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế thường chỉ tập trung ởnhững vùng đô thị, là nơi có cơ sở hạ tầng tốt, dân cứ đông đúc và thị trường tiêuthụ rộng lớn Trong khi đó, các DNVVN lại có mặt ở mọi vùng miền, mọi khu vựccủa đất nước, kể cả những vùng nông thôn hay những nơi kinh tế còn chưa pháttriển Các doanh nghiệp này thường không yêu cầu trình độ người lao động cao nênđã thu hút được một lượng lớn lao động trong khu vực nông nghiệp, nhờ đó thúcđẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, làm cho các ngành côngnghiệp, thương mại – dịch vụ phát triển và thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nôngnghiệp trong nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNVVN tạinhững nơi kinh tế còn yếu kém mà các doanh nghiệp lớn chưa tiếp cận đã giúp khaithác tối đa tiềm năng của những vùng này, góp phần giảm bớt chênh lệch về thunhập giữa các bộ phận dân cư, tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa cácvùng trong cả nước
1.1.3.4. Đóng góp vào thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế
Do số lượng các DNVVN ngày càng đông và phân bố rộng khắp trong hầuhết các ngành, lĩnh vực nên đóng góp của các doanh nghiệp này vào tổng thu nhậpquốc dân của cả nước ngày càng lớn Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tínhđến cuối năm 2010, số DNVVN đã đăng ký thành lập tại Việt Nam đã tăng lên trên530.000 doanh nghiệp, thu hút trên 50% tổng số lao động và đóng góp trên 40%GDP của cả nước
Đóng góp của khu vực DNVVN vào ngân sách quốc gia cũng ngày một quantrọng hơn Năm 2000, khu vực DNVVN tư nhân chỉ đóng góp khoảng 10% trongtổng lượng đóng góp (thuế và phí) của tất cả khu vực doanh nghiệp Tỷ lệ này đãnhanh chóng tăng lên tới 31% vào năm 2009 Về con số tuyệt đối, số tiền thuế vàphí mà các DNVVN tư nhân đã nộp cho nhà nước đã tăng 18.4 lần sau 10 năm Sựđóng góp lớn như vậy đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu của chính phủ vào các công tác
xã hội và các chương trình phát triển khác (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ XXI).
1.1.3.5 Hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân năng động
Trang 12Cùng với sự phát triển DNVVN là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà kinhdoanh trẻ, tài năng Đây là lực lượng cần thiết để góp phần thúc đẩy nền kinh tếViệt Nam phát triển Đội ngũ các nhà kinh doanh có năng lực ở nước ta còn khiêmtốn cả về số lượng và chất lượng do nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan Trongnhững năm đổi mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều vớinhững gương mặt quản lý rất trẻ và năng động.
1.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay DNVVN của NHTM
Trên thực tế, khái niệm về cho vay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Chovay có thể được hiểu là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính chođối tượng khác (bên đi vay), trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên chovay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất
Quan hệ cho vay thường dựa trên nền tảng sự tin tưởng lẫn nhau giữa cácchủ thể Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là
chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ.
Như vậy, khái niệm hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM có thể
hiểu một cách khái quát là hình thức cho vay, trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ phía NHTM sang người sử dụng (người vay) là các DNVVN để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
1.2.2 Đặc điểm cho vay DNVVN của NHTM
1.2.2.1 Được thiết lập trên cơ sở lòng tin
Khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay tiền, tức là họ đã chấp nhậngiao một phần tài sản của mình cho khách hàng sử dụng Vì vậy, nếu như ngân hàngkhông tin tưởng vào việc khách hàng sẽ hoàn trả tiền vay đúng thời hạn, đồng thờisử dụng đồng vốn vay có mục đích và có hiệu quả thì quan hệ tín dụng này sẽkhông thể xảy ra Ở đây, cơ sở của lòng tin được thể hiện ở uy tín của bên đi vay,hàng hóa, tài sản đảm bảo của người vay hay ở sự bảo lãnh của bên thứ ba
1.2.2.2 Tính hoàn trả
Khi ngân hàng cho các doanh nghiệp vay tiền, sau một thời gian nhất định,các doanh nghiệp phải hoàn trả cho ngân hàng toàn bộ số tiền gốc kèm theo tiền lãi.Mặt khác, khi huy động vốn từ người gửi tiền, ngân hàng cũng phải đảm bảo sẽhoàn trả số tiền đó cho người gửi ngay khi họ có nhu cầu Do vậy, hoàn trả là mộtthuộc tính cố hữu của các khoản cho vay
Trang 131.2.2.3 Tính thời hạn
Các khoản cho vay của ngân hàng luôn phải có một thời hạn hoàn trả nhấtđịnh Thời hạn này được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trong hợp đồngcho vay Trong cho vay đối với DNVVN, để xác định thời hạn trả nợ, ngân hàngcăn cứ trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh cùng thời điểm hình thành nguồn thucủa doanh nghiệp, căn cứ vào tính hợp lý giữa kỳ hạn bên nguồn vốn và bên chovay sao cho giảm thiểu rủi ro thanh khoản
1.2.2.4 Có độ rủi ro cao
Đối với mỗi một NHTM thì các nghiệp vụ tín dụng chung và hoạt động chovay nói riêng là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tàisản của ngân hàng Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cao, cho vay cũnglà hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng, đặc biệt là cho vay DNVVNthì rủi ro lại càng cao hơn Nguyên nhân là do số lượng các DNVVN rất lớn nhưngquy mô thì lại rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động chưa ổn định,phần lớn các DNVVN chưa thực hiện đầy đủ công tác hạch toán kế toán theo đúngquy chuẩn khiến các báo cáo tài chính có tính trung thực thấp, độ tin cậy không cao.Mặt khác, công tác quản lý và điều hành của các DNVVN còn chưa bài bản, kinhnghiệm thương mại mà đặc biệt là thương mại quốc tế còn thấp Bên cạnh đó, mộtsố DNVVN sau một thời gian hoạt động thì rút lui, thay tên đổi chủ Một số khácthì hoạt động mang tính lừa đảo, các dự án, phương án kinh doanh thiếu tính khảthi Tất cả những nguyên nhân trên khiến ngân hàng ngại tiếp cận với các DNVVNhơn so với các doanh nghiệp lớn do đánh giá mức độ rủi ro cao
1.2.2.5 Dư nợ cho vay nhỏ
Phần lớn các DNVVN đều có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanhmang tính manh mún, thời vụ nên nhu cầu mỗi lần vay vốn thường không lớn Bêncạnh đó, khó đáp ứng yêu cầu của ngân hàng về TSBĐ cũng là một nguyên nhânkhiến các doanh nghiệp này khó tiếp cận với những món cho vay lớn của ngânhàng
1.2.3 Vai trò cho vay DNVVN của NHTM
Hoạt động cho vay của NHTM có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và pháttriển của DNVVN Vai trò đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
1.2.3.1 Góp phần đảm bảo cho hoạt động của DNVVN được diễn ra liên tục, tạo điều kiện mở rộng sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh
Trang 14- Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp luôncần phải cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy mócthiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển Trên thực tế không một doanh nghiệp nàocó thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay củaNgân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắmmáy móc, thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điềukiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của DNVVN được diễn ra liên tục.
- Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình thông qua việc huy độngvốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tài trợ cho các thành phần kinh tế nóichung và DNVVN nói riêng Để đảm bảo cho các DNVVN không chỉ duy trì sảnxuất mà còn mở rộng tái sản xuất, ngân hàng cho DNVVN vay không chỉ với cáckhoản vay ngắn hạn mà còn có trung và dài hạn Muốn mở rộng sản xuất kinhdoanh, ngoài thị trường tiềm năng trong nước các DN còn phải chú trọng tới thịtrường nước ngoài Để làm được điều này, một lần nữa, yếu tố vốn là không thểthiếu Nói chung với nghiệp vụ cho vay của mình, ngân hàng đã giúp các DN nóichung và DNVVN nói riêng mở rộng được thị phần, mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh
- Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường Đối với cácDNVVN, do có những hạn chế nhất định, việc cạnh tranh trước các doanh nghiệplớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề vô cùng khó khăn Hiện nay, để tăngsức cạnh tranh, xu hướng chung của các doanh nghiệp là tăng cường liên doanh,liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị công nghệ, kỹ thuật hiệnđại Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tựcó lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được.Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy, tìm đến ngân hàng đểvay là một cách hiệu quả để có đủ nhu cầu về vốn, từ đó tăng tính cạnh tranh trênthị trường của DNVVN
1.2.3.2 Góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
Nguồn vốn của một DN luôn bao gồm hai phần: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ.Sự kết hợp hài hòa giữa hai nguồn này chỉ ra chi phí vốn tối ưu cho doanhnghiệp.”Cơ cấu vốn tối ưu là sự kết hợp hợp lý nhất các nguồn tài trợ cho kinhdoanh của một doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá giá trị thị trường của doanhnghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất” Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ vốn củachủ lớn thì mức độ rủi ro thấp nhưng kéo theo mức lợi nhuận thu được cũng thấp do
Trang 15vốn chủ sở hữu thường là nhỏ trong khi nhu cầu vốn của DN là rất lớn Vì vậy đểđáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mong muốntăng nguồn lợi thu được, các DN phải tiếp cận với nguồn vốn vay Nhưng nếu vốnvay quá lớn thì sẽ dẫn đến rủi ro nếu không trả được nợ, khả năng thanh toán của
DN giảm, dẫn tới nguy cơ phá sản tăng Do đó, tỷ lệ vốn vay càng lớn, các doanhnghiệp càng phải chấp nhận các điều kiện vay vốn khắt khe cũng như sự kiểm soátchặt chẽ của ngân hàng Vì thế các ngân hàng và DNVVN sẽ cân nhắc trong việcquyết định tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ trong cơ cấu vốn sao cho hợp lýđể vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn, vừa đảm bảo được nguồn thu và mang lại sự
an toàn cho hoạt động kinh doanh
1.2.3.3 Giúp doanh nghiệp sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả
Để giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng không chỉ tiến hành thẩm định, phân tíchrồi giải ngân mà còn có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanhcủa DNVVN và tình hình sử dụng vốn vay của họ Vì vậy, muốn tiếp cận đượcnguồn vốn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanhkhả thi và thực hiện phương án đó một cách có hiệu quả nhất Doanh nghiệp, khôngchỉ thu hồi vốn là đủ mà còn phải tìm kiếm các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả,tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay của vốn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suấtcủa ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi
1.2.4 Các hình thức cho vay DNVVN của NHTM
Tùy vào từng tiêu chí phân loại mà người ta chia hoạt động cho vay DNVVNcủa NHTM thành các hình thức khác nhau
1.2.4.1 Căn cứ vào phương thức cho vay
Thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó NHTM cho phép người vay được chitrội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Cho vay trực tiếp từng lần
Hình thức cho vay này phù hợp với các khách hàng không có nhu cầu vaythường xuyên, không đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi, nhằm hỗ trợ chosự thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho vay nhằm hỗ trợ triển khai cácdự án, các đề tài nghiên cứu khoa học… Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàngcho vay làm thủ tục vay vốn và ký hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức
Trang 16Với hình thức cho vay này, ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng mộthạn mức tín dụng và dư nợ cho vay không được vượt quá hạn mức cho vay đã thỏathuận này Hạn mức tín dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanhvà nhu cầu vay vốn của khách hàng
Cho vay luân chuyển
Doanh nghiệp khi mua hàng có thể bị thiếu vốn, khi đó ngân hàng có thể chodoanh nghiệp vay vốn để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Hìnhthức cho vay này rất thuận tiện cho các khách hàng vì thủ tục vay chi cần thực hiệnmột lần cho nhiều lần vay và khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậyviệc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn
Cho vay trả góp
Đây là hình thức cho vay thường được áp dụng đối với các khoản vay trungvà dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lâu bền., theo đó ngân hàng chophép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng như đã thoả thuận
Cho vay gián tiếp
Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian như tổ, đội, hội,như nhóm sản xuất, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ… Ngân hàngchuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian này, nhưhoạt động giải ngân, thu nợ… Các tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảmcho thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viênvay Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp
Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Ngân hàng cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vaytrong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, rút tiềntại máy ATM hay điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng cho vay Khi sử dụnghình thức cho vay này, ngân hàng và khách hàng phải tuân theo các quy định củaChính phủ và NHNN về việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Trang 17 Cho vay hợp vốn
Theo phương thức cho vay này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vayđối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó, có một tổchức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác
Cho vay theo hạn mức dự phòng
Theo phương thức cho vay này, ngân hàng cho vay sẽ cam kết đảm bảo sẵnsàng cho vay trong phạm vi hạn mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng Phương thức cho vay này áp dụng đối với các tổ chức kinh tế vàthực hiện như phương thức cho vay theo hạn mức
Cho vay đầu tư dự án
Hình thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng vay vốn nhằm thực hiệncác dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phụcvụ đời sống Khoản cho vay này thường nhằm bù đắp nguồn vốn huy động tạm thờimà khách hàng đã sử dụng để thanh toán các chi phí của dự án trên cơ sở các chứng
từ hợp pháp, hợp lệ Thời hạn cho vay thường là trung và dài hạn và không quá thờigian hoạt động của dự án
1.2.4.2 Căn cứ vào thời hạn khoản vay
Cho vay ngắn hạn: Theo quy định của NHNN Việt Nam, vay ngắn hạn là
những khoản ngân hàng cho vay với thời hạn từ 12 tháng trở xuống Cho vay ngắnhạn nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của kháchhàng vay vốn
Cho vay trung hạn: cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5
năm.Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định,cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựngcác dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Ngoài ra nguồn vốntrung hạn này còn được các khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp dùng để đổi mớisản phẩm
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời gian tối
đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên tới 40 năm Chovay dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu về xây dựng cơ bản như nhàxưởng, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu
Trang 181.2.4.3 Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay
Cho vay có tài sản bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở cam kết của
bên đi vay về việc dùng tài sản của mình để thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảolãnh của người thứ ba để trả nợ ngân hàng Hầu hết các khoản vay tại ngân hàngđều là có bảo đảm Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm mộtnguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất nếu xảy ra rủi ro
Cho vay không có tài sản bảo đảm: Là loại cho vay mà khi vay, người
vay vốn không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba,mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đó Những doanhnghiệp được cho vay không cần đảm bảo thường là những khách hàng có uy tín, cóquan hệ lâu năm với ngân hàng, có tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra nợ nần,hoặc các món vay tương đối nhỏ so với vốn của các cá nhân hay doanh nghiệp cầnvay
1.2.5 Quy trình cho vay DNVVN của NHTM
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trongviệc cho vay, là tập hợp các nghiệp vụ cơ bản từ khi bắt đầu đến khi kết thúc mộtmón vay, tất cả các nghiệp vụ này sẽ theo một trình tự nhất định Việc xây dựngđược một quy trình cho vay hoàn thiện có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và hiệuquả cho vay Một quy trình cho vay hợp lý và chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa các rủi
ro tín dụng từ đó nâng cao chất lượng khoản vay và hiệu quả cho vay.
Hiện nay, phần lớn trong các NHTM quy trình cho vay có các bước cơ bảnsau:
Bước 1: Khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay, NHTM sẽ tiếp nhận và thẩm
định hồ sơ vay vốn Ngân hàng sẽ xem xét, xử lý các thông tin liên quan tới kháchhàng về năng lực sử dụng vốn, uy tín khách hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận và ổnđịnh nguồn trả nợ và một số điều kiện khác để xác định ý chí và khả năng trả nợ củangười đi vay
Bước 2: Ra quyết định cho vay Qua kết quả thẩm định khách hàng, nếu
thấy khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay vốn và phù hợp với khả năng nguồn vốncủa mình, NTHM sẽ chấp nhận cho vay
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và ký hợp đồng cho vay Sau khi ra
quyết định chấp nhận cho vay, hai bên sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cho vay rồi tiếnhàng ký kết hợp đồng tín dụng, là văn bản ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và
Trang 19ngân hàng với nội dung chính về thông tin khách hàng, mục đích vay vốn, quy mô,thời hạn, lãi suất của món vay, các loại đảm bảo và điều kiện cần thiết khác.
Bước 4: Tiến hành giải ngân và kiểm tra, giám sát khách hàng khi cấp tín
dụng Ngân hàng sẽ thực hiện cấp vốn cho khách hàng theo đúng cam kết trong hợpđồng tín dụng Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ theo dõi bám sát quá trình giải ngân,việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo cho khoản vốn được sử dụng đúngmục đích
Bước 5: Thu nợ Khi thời hạn của hợp đồng tín dụng kết thúc hoặc theo
thỏa thuận với khách hàng về kỳ hạn nợ, ngân hàng sẽ tiến hành thu lại khoản vốnđã cấp cho khách hàng
Bước 6: Xử lý rủi ro (nếu có) Bởi hoạt động cho vay là một hoạt động
mang đầy tính rủi ro, các ngân hàng luôn cần đề phòng việc xảy ra rủi ro bằng cáchtrích lập quỹ dự phòng Trong trường hợp, không thu hồi được nợ của khách hàng,ngân hàng có thể gia hạn nợ, đảo nợ cho khách hàng Tuy nhiên, nếu khách hàngvẫn không thể trả được nợ, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo và xử lýrủi ro của món vay
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng Kết thúc của quá trình cho vay là
việc thanh lý hợp đồng tín dụng, việc này được thực hiện khi khách hàng đã thựchiện được đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng
1.3 Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay DNVVN của NHTM
Để hiểu thế nào là phát triển hoạt động cho vay đối với các DNVVN, trướctiên ta đi tìm hiểu thế nào là phát triển Theo triết học Mac-Lenin “Phát triển là sựvận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đếnphức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cáitiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu” Phát triển là khuynh hướng chung của quá trìnhvận động
Nếu như tăng trưởng chỉ là sự tăng lên về lượng thì phát triển là sự tăng lêncả về chất và lượng Phát triển bao hàm trong nó cả sự tăng trưởng, là quá trình tăngtiến về mọi mặt của một vấn đề trong một thời kỳ nhất định Như vậy, có thể hiểu,
phát triển cho vay đối với DNVVN của NHTM là một khái niệm bao gồm cả sự mở rộng về quy mô cũng như sự thay đổi cơ cấu theo hướng hợp lý hơn, đồng thời nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNVVN của một ngân hàng trong một thời
kỳ nhất định Trong đó:
Trang 20- Sự mở rộng quy mô cho vay DNVVN là sự gia tăng về số lượng các doanhnghiệp vay vốn, sự tăng lên về doanh số cho vay, dư nợ tín dụng trong cho vayDNVVN của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
- Sự thay đổi cơ cấu cho vay DNVVN theo hướng hợp lý là sự thay đổi của
tỷ trọng cho vay DNVVN trong ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn, hay sựthay đổi của tỷ trọng trong cho vay bằng đồng nội tệ so với ngoại tệ… theo hướngngày càng phù hợp hơn với xu thế phát triển của nền kinh tế
- Nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNVVN được thể hiện thông quaviệc ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và thông qua các chỉ tiêunhư: tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ nhỏ, các dự án đượccấp tín dụng có tính khả thi cao, các khoản tín dụng được sử dụng đúng với mụcđích khi cấp tín dụng
1.3.2 Sự cần thiết phải phát triển cho vay DNVVN của NHTM
1.3.2.1. Đối với DNVVN
Giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi hơn
Đặc điểm nổi bật của các DNVVN là vốn chủ sở hữu thấp, do đó, vốn vay làmột nguồn vốn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp này.Các DNVVN có thể vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, như vay từ nguồn vốntín dụng của các ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay thông qua tín dụngthương mại… Nhưng hầu hết các DNVVN có quy mô nhỏ bé, thời gian hoạt độngchưa lâu nên chưa tạo lập được uy tín lớn, không đủ điều kiện để phát hành tráiphiếu Nguồn vốn tín dụng thương mại rất khó để huy động được nhiều, trong khicác quỹ hỗ trợ chưa thực sự được quan tâm Do đó, nguồn vốn vay từ các NHTMđược xem là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với các DNVVN
Tuy nhiên hiện nay khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàngcủa DNVVN còn nhiều hạn chế do gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về thủtục và điều kiện vay vốn của phía ngân hàng Trong khi đó, các DNVVN lại rất cầntăng vốn đề đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị, mở rộng sản xuất Chính vì vậy,nếu chính sách cho vay của ngân hàng được mở rộng thông thoáng hơn sẽ giúp cácdoanh nghiệp có thêm cơ hội để tiếp cận với kênh huy động vốn này
Trang 21 Giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, DNVVN phải xâydựng được phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bao gồm cả việc tính toánchính xác chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, doanh thu, dòng tiền… sao cho saumỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ đủ khả năng trả nợ chongân hàng mà còn thu được lợi nhuận Và sau khi đã được giải ngân, doanh nghiệpbuộc phải đầu tư nguồn vốn theo đúng phương án kinh doanh đã được xét duyệt Đểlàm tốt được, buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng hạch toán kinh doanhcủa mình và có những biện pháp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất
Giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và uy tín trên thị trường
Khi ngân hàng phát triển hoạt động cho vay với các DNVVN sẽ tạo điềukiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hànghơn Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa máy móc,mở rộng quy mô sản xuất, thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác…từ đó, nâng caosức mạnh tài chính, khả năng cạnh tranh và từng bước tạo lập uy tín cho doanhnghiệp trên thương trường
1.3.2.2 Đối với NHTM
Phát triển cho vay DNVVN giúp ngân hàng phân tán rủi ro
Nghiệp vụ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng luôn là hoạt động cơ bản,đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một NHTM Nó vừa là cơsở, vừa là động lực cho công tác huy động vốn Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn làhoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngânhàng Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cao thì cho vay cũng là hoạtđộng mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng Vì vậy, để giảm thiếu rủi ro, tối đahóa lợi nhuận, đòi hỏi các NHTM cần phải thực hiện đa dạng hóa đối tượng kháchhàng Do đó, việc phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng là DNVVN là vôcùng cần thiết với ngân hàng vì rõ ràng, việc cho nhiều khách hàng vay với nhữngmón vay nhỏ sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro tốt hơn việc cho một khách hàngvay một khoản vay lớn
Phát triển cho vay DNVVN giúp ngân hàng tăng thu nhập
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010, các DNVVNđã chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp trên 40% tổng thu nhập quốcdân của cả nước và vẫn đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, ngày càng đóng vai tròquan trọng hơn trong sự phát triển của quốc gia Do đó, bộ phận doanh nghiệp này
Trang 22đang trở thành nhóm khách hàng tiềm năng cho các NHTM tập trung hướng tới.Việc phát triển hoạt động cho vay với các DNVVN, có các chính sách ưu đãi về lãisuất và điều kiện vay vốn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩmdịch vụ của ngân hàng, từ đó làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Phát triển cho vay DNVVN giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, quảng bá hình ảnh trên thị trường
Các doanh nghiệp thường có mối quan hệ với nhau về hợp tác vốn đầu tư,cung ứng nguyên, nhiên liệu, máy móc, sản phẩm Chính vì vậy, nếu như ngânhàng có quan hệ làm ăn với một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc ngân hàng có cơhội để tiếp xúc và thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp khác Đây là một cách cóhiệu quả để quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng vớicác doanh nghiệp, từ đó giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
Bên cạnh đó, việc tạo lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều doanhnghiệp sẽ tạo ra cho ngân hàng một chỗ đứng tốt, xây dựng hệ thống khách hàngtruyền thống, nhờ đó khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao
1.3.2.3 Đối với nền kinh tế
Nền kinh tế của một đất nước chỉ thực sự khỏe mạnh khi từng tế bào cấuthành lên nó phát triển khỏe mạnh và đồng nhất Hoạt động cho vay đối với cácDNVVN được phát triển sẽ góp phần luân chuyển hiệu quả luồng vốn từ nơi dưthừa vốn sang nơi thiếu vốn Điều đó không chỉ có vai trò thúc đẩy sự phát triển củachính bản thân các DNVVN mà còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện cácchủ trương, chính sách của nhà nước, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động, khơi dậy các tiềm năng phát triển của địa phương và cung cấpngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội
Bên cạnh đó, việc phát triển hoạt động cho vay đối với các DNVVN sẽ gópphần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hoạt động của ngân hàng, tăng thu chongân sách nhà nước thông qua viêc nộp thuế của các DNVVN, đóng góp vào GDPvà xuất nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện để mở rộng hình thức thanh toán khôngdùng tiền mặt trong lưu thông
Trang 231.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay DNVVN của NHTM
1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng về quy mô cho vay DNVVN của NHTM
a Số lượng DNVVN được cho vay
Đây là một chỉ tiêu đơn giản, dễ thống kê, cho biết số lượng DNVVN thực tếđược ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
DNVVN năm (t)
-Số lượng khách hàng làDNVVN năm (t-1)Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay DNVVN của năm (t) so với nămtrước đã tăng lên hay giảm đi bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tăng lên, có nghĩa hoạtđộng cho vay DNVVN của ngân hàng trong năm (t) đã được mở rộng
Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng là DNVVN chiếm tỷ trọng baonhiêu phần trăm trên tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng trongmột thời kỳ nhất định
b Doanh số cho vay và doanh số thu nợ DNVVN
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay DNVVN là tổng số tiền mà ngân hàng đã thực sự giảingân cho đối tượng khách hàng DNVVN, tính trong một khoảng thời gian nhấtđịnh. Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối, mang tính thời kì Doanh số cao và tăng trưởng qua các năm cho thấy ngân hàng có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
Tỷ trọng doanh số cho
vay DNVVN / Tổng doanh số
cho vay toàn Chi nhánh
Trang 24hàng dành sự quan tâm đặc biệt tới đối tượng khách hàng là các DNVVN, đồng thờicũng cho thấy cho vay DNVVN chiếm một phần quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ đối với DNVVN là tổng số tiền nợ của khách hàngDNVVN mà ngân hàng đã thu hồi được trong một khoảng thời gian nhất định.Doanh số thu hồi nợ được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ được trongkhoảng thời gian đang xét Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiệu quả trong việc thuhồi nợ của ngân hàng, đồng thời cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh củaDNVVN Nói chung, doanh số thu hồi nợ càng cao càng tốt Người ta cũng thườngđặt doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ với nhau để phân tích Nếu hai chỉ tiêunày có mối tương quan tỉ lệ thuận, doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ cùngtăng trong một thời kì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng tăng cả về mặtchất và mặt lượng Ngược lại nếu doanh số cho vay tăng mà doanh số thu nợ giảmthì có thể hoạt động cho vay đang có vấn đề
c Dư nợ và kết cấu dư nợ cho vay DNVVN
Chỉ tiêu tổng dư nợ
Dư nợ cho vay DNVVN là số tiền ngân hàng đã cho DNVVN vay tại mộtthời điểm nhất định nào đó Ngân hàng tính lãi dựa trên dư nợ của khách hàng tạithời điểm tính lãi Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng trong kỳ phụ thuộc vào dư nợcho vay chứ không phải doanh số cho vay
Trang 25Chỉ tiêu tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN / Tổng dư nợ toàn chi nhánh
Tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN
/ Tổng dư nợ toàn chi nhánh =
Dư nợ cho vay DNVVNTổng dư nợ toàn Chi nhánh
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN / Tổng dư nợ toàn chi nhánh phán ánh sốtiền thực chất mà DNVVN còn nợ ngân hàng trong tổng số tiền mà toàn bộ kháchhàng vay vốn còn nợ ngân hàng Chỉ tiêu này cao chứng tỏ cho vay DNVVN có vaitrò quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Kết cấu dư nợ
Kết cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN là tỷ lệ phần trăm các khoản mục dưnợ cho vay DNVVN chia theo thời gian, loại tiền, chia theo nhóm nợ hoặc chia theogiá trị TSBĐ cho khoản vay
d Hiệu suất sử dụng vốn vay
Hiệu suất sử dụng vốn
1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng về chất lượng cho vay DNVVN của NHTM
a Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu
- Số tương đối: Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng
dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng,cuối quý, cuối năm
Tỉ lệ nợ quá hạn DNVVN = Nợ quá hạn DNVVN * 100%
Trang 26Tổng dư nợ cho vay DNVVNNếu các khoản nợ quá hạn của DNVVN càng cao thì ngân hàng sẽ càng gặpkhó khăn trong kinh doanh, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khảnăng thanh toán và lợi nhuận sẽ giảm Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượngcho vay DNVVN càng cao và ngược lại Theo thông tư của Bộ tài chính số49/2004/TT-BTC hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của cáctổ chức tín dụng:
Xếp loại A: Tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 5%
Xếp loại B: 5% < Tỷ lệ nợ quá hạn < 8%
Xếp loại C: Tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 8%
Chỉ tiêu nợ xấu
Theo khoản 6 điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, tríchlập và sử dụng dự phòng, thì “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêuchuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tỷ lệ nợ xấu trêntổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng” Theothông lệ quốc tế, mức an toàn cho phép của tỷ lệ nợ xấu là 5%
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x100%
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng hoạt động cho vaycủa một ngân hàng Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, tức là khả năng thu hồi cáckhoản nợ đến hạn của ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao, ảnh hưởng xấu đến khảnăng thanh khoản của ngân hàng
b.Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN
Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN
Thu nhập từ hoạt động
cho vay DNVVN / Tổng
dư nợ cho vay DNVVN
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trong tổng lợi nhuận
Trang 27Tỷ trọng thu nhập
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động cho vay DNVVNtrong tổng thu nhập của ngân hàng Qua đó cho thấy được tầm quan trọng của nó, từđó có các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
c Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là tiêu chí phản ánh số vòng chu chuyển vốn củangân hàng trong một thời kỳ nhất định
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quânChỉ tiêu này cho biết mức độ chu chuyển vốn của ngân hàng là nhanh haychậm Vòng quay vốn càng lớn, chứng tỏ vốn tín dụng của ngân hàng chu chuyểncàng nhanh, hiệu quả của hoạt động cho vay càng cao
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
1.4.1 Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Chiến lược kinh doanh và quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng về cho vay DNVVN
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam định hướng cho hoạtđộng của toàn ngân hàng trong từng thời kì cụ thể Nếu chính sách cho vay củangân hàng là coi trọng đối tượng khách hàng DNVVN thì rõ ràng DNVVN sẽ được
ưu tiên hơn, thuận lợi hơn trong việc xin vay, tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, quy
mô cho vay DNVVN cũng tăng cao
1.4.1.2 Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, hướngdẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng thực hiện chức năng nhiệmvụ của mình, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng, từ đó hạn chế rủi ro vàtăng khả năng sinh lời Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách chovay riêng phù hợp với bản thân ngân hàng mình trong từng giai đoạn cụ thể
Chính sách cho vay của ngân hàng đối với DNVVN được xây dựng dựa trênnhững diễn biến trong quá khứ cũng như các dự đoán về tương lai Nội dung cơ bảncủa chính sách cho vay là các chính sách về khách hàng, quy mô, lãi suất, phí suất
Trang 28tín dụng, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ, giới hạn cho vay, điều kiện đảm bảo, điềukiện giải ngân, thanh toán, các chính sách đối với tài sản có vấn đề Một chínhsách cho vay rõ ràng, hợp lý, đúng đắn sẽ giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng,tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro, qua đó phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng
1.4.1.3 Quy trình cho vay của ngân hàng
Quy trình cho vay bao gồm tất cả các bước, các giai đoạn mà cán bộ tín dụngvà các phòng ban có liên quan phải thực hiện khi giải quyết một hồ sơ xin vay vốncủa khách hàng Quy trình cho vay của một ngân hàng được thiết kế hợp lý vớinhững thủ tục đơn giản, gọn nhẹ và được áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay, giúp thu hút khách hàng, tăng khả năngtiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNVVN Bên cạnh đó, trong các bước củaquy trình cho vay thì việc phân tích tín dụng và giám sát sau khi cho vay là hai bướcquan trong nhất nhằm phát hiện sớm các tình huống, các rủi ro có thể xảy ra, qua đóđem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động của ngân hàng
1.4.1.4 Hiệu quả huy động vốn
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu là
đi vay để cho vay, bởi vậy hoạt động cho vay bị chi phối trực tiếp bởi hoạt động đivay Nếu không đi vay được tức là ngân hàng sẽ không có vốn để đem cho vay.Nguồn vốn huy động được càng nhiều và đa dạng về kỳ hạn và hình thức thì càng tạođiều kiện để hoạt động cho vay phát triển Quy mô và cơ cấu nguồn vốn là nhân tốquyết định đến quy mô và thời hạn tài trợ của ngân hàng Nếu ngân hàng không có sựphù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến được nguồnbù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra Chi phí huy động vốn cũng ảnh hưởng trựctiếp tới lãi suất cho vay Nếu chi phí huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải cao,vì phải đủ để bù đắp chi phí đầu vào và tạo ra một số lợi nhuận nhất định Chất lượnghoạt động huy động vốn và chất lượng cho vay có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Nếungân hàng huy động được nhiều vốn mà không cho vay hết được số đó sẽ dẫn đếntình trạng ứ đọng vốn, chi phí trả lãi vốn gia tăng mà thu nhập không tăng hoặc thấphơn chi phí vốn, ngân hàng sẽ kinh doanh thua lỗ Như vậy, tình hình huy động vốncó ý nghĩa quan trọng tới chất lượng cho vay của ngân hàng nói chung và của cho vayDNVVN nói riêng
Trang 291.4.1.5. Khả năng thu thập, phân loại và xử lí thông tin về các vấn đề liên quan tới DNVVN
Trong thời đại ngày nay, khi mà môi trường kinh doanh liên tục xảy ranhững biến động không thể lường trước được, gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quảhoạt động kinh doanh của các NHTM thì vấn đề thu thập và xử lý thông tin càng trởnên quan trọng đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng Sự thiếu thông tinhoặc nắm giữ những thông tin sai lệch về khách hàng là một trong những hạn chếmà một số ngân hàng thường gặp phải Điều đó khiến cho ngân hàng phán đoán sai
về thị trường, các dịch vụ đưa ra thiếu tính thực tế và không thỏa mãn được nhu cầucủa khách hàng, kìm hãm việc phát triển cho vay của ngân hàng Do đó, mỗi ngânhàng cần vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện truyền thông, dữ liệu từcác cơ quan chức năng hay thông qua các mối quan hệ của mình để tiến hành thuthập, xử lý và phân loại thông tin về khách hàng Qua đó, ngân hàng mới có thểnắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, nhu cầu cũng như khả năng củacác doanh nghiệp để đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp
1.4.1.6 Công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát nội bộ
Trong suốt thời gian cho vay, cán bộ ngân hàng phải tăng cường công táckiểm tra, giám sát và kiểm tra doanh nghiệp thực hiện vốn vay có đúng hợp đồngkhông Bởi lẽ, trong quá trình sản xuất, thực hiện hợp đồng luôn chứa đựng rủi ro,gian lận Việc phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện của doanh nghiệpgiúp ngân hàng có được biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, hạn chếtổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải
Việc kiểm soát nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng với hiệu quả hoạt độngcho vay của NHTM Thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ giúp cho tất cả cáchoạt động cũng như hoạt động cho vay của NHTM luôn đi đúng hướng, thực hiệnđúng các nguyên tắc, quy định trong cho vay Khi công tác này thực hiện tốt còn cóthể ngăn ngừa, hạn chế sai sót trong hoạt động cho vay, tạo điều kiện thuận lợi nângcao hiệu quả trong hoạt động cho vay
1.4.1.7 Các nhân tố khác
Trình độ cán bộ ngân hàng và phân công công tác
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng là nhân tố quyết định đến phát triển chovay, vì họ là những người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình cho vay, từbước đầu tiên đến bước cuối cùng.Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng đượcđào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt thì việc
Trang 30quản lý, thực hiện các nghiệp vụ cho vay nói riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nóichung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn Có được đội ngũ cánbộ chất lượng, ngân hàng cũng cần bố trí, phân công công tác một cách hợp lí vàlinh hoạt nhằm phát huy tối đa tài năng của mỗi cá nhân, đồng thời tăng tính tươngtác và hiệu quả phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng ban trong ngân hàng.
Trình độ kĩ thuật công nghệ, cơ sở vật chất
Đây là một trong những yếu tố đầu tiên tác động tới tâm lý của khách hàngkhi họ có quan hệ giao dịch với ngân hàng Những ngân hàng có cở sở vật chất tốt
sẽ tạo được thiện cảm tốt và thu hút được nhiều khách hàng Công nghệ tốt, hiện đại
sẽ giúp các nghiệp vụ của ngân hàng được tiến hành chính xác, nhanh chóng, tạo racác dịch vụ và sản phẩm đa dạng, phong phú, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao Nhờđó, bên cạnh các khách hàng truyền thống, ngân hàng sẽ tạo lập thêm cho mìnhnhiều mối quan hệ mới, gia tăng số lượng khách hàng nói chung và khách hàng làDNVVN nói riêng
Văn hóa kinh doanh
Trong thời đại cạnh tranh ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt như hiệnnay, mỗi ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững ngoài việc khác biệt hóabằng sản phẩm còn cần tạo ra một phong cách riêng đặc trưng bởi văn hóa kinhdoanh của ngân hàng Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thái độ phụcvụ thân thiện cùng với những nhân viên am hiểu nghiệp vụ và nắm bắt được nhucầu, mong muốn của khách hàng sẽ là yếu tố giúp duy trì quan hệ giữa ngân hàngvà khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
1.4.2 Các nhân tố khách quan
1.4.2.1 Môi trường kinh doanh
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cũng là một trong những nhân tố cơ bản tác động đếnviệc phát triển cho vay DNVVN của các NHTM Hệ thống văn bản pháp luật đượcban hành sẽ tác động trực tiếp tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNVVN.Bên cạnh đó, các khung pháp lý về cho vay DNVVN được nới lỏng hay thặt chặtcho phù hợp với mục tiêu của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ cũng ảnh hưởng tới việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay DNVVN của cácngân hàng
Trang 31 Môi trường kinh tế
NHTM và các doanh nghiệp đều cùng tồn tại trên một môi trường kinh tế với
tư cách là các chủ thể của nền kinh tế, hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Dovậy, mọi biến động của nền kinh tế đều tác động trực tiếp đến hoạt động của cảdoanh nghiệp và ngân hàng Một nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, có nhiều cơ hộihơn để mở rộng sản xuất kinh doanh Cùng với đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệpcũng tăng lên, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được phát triển
Môi trường chính trị, xã hội
Nhân tố chính trị có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động cho vay của ngânhàng Mỗi một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không có chiếntranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bởi các nhàđầu tư nước ngoài họ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới antoàn của vốn đầu tư Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi chocác thành phần kinh tế phát triển và thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển
Ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho vay dựa trên cơ sở tínnhiệm giữa hai bên Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng vàdoanh nghiệp Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hútđược lượng khách hàng ngày càng đông Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữangân hàng và doanh nghiệp là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tớiquy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng mà cụthể là hoạt động cho vay
1.4.2.2 Sự điều hành của ngân hàng nhà nước
Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, vai trò của các NHTM đều vô cùng quantrọng Các ngân hàng này là động lực cho tiết kiệm và đầu tư, thúc đẩy hoạt độngsản xuất kinh doanh trong nước cũng như thương mại quốc tế Bất kỳ một sự đìnhtrệ, thua lỗ hay phá sản nào của các NHTM cũng đều có thể gây ra những ảnhhưởng rất lớn đến kinh tế của đất nước Chính vì vậy, việc quản lý hệ thống NHTMlà điều cần thiết đối với Nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn cho nền kinh tế thịtrường và để thực hiện các chính sách tài chính vĩ mô của đất nước NHNN chính làcầu nối để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó Tùy vào định hướng phát triển đấtnước trong từng giai đoạn khác nhau, NHNN sẽ đưa ra các chính sách về tài chính,tiền tệ và thông qua hệ thống NHTM để điều tiết thị trường Khi NHNN thực thichính sách tiền tệ mở rộng, các NHTM sẽ mở rộng cho vay, giúp các DNVVN dễ
Trang 32dàng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng hơn Ngược lại, trong giai đoạn cầnhạn chế sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, NHNN sẽ thực thichính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế sự mở rộng tín dụng ra nền kinh tế, khiến khảnăng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN càng thấp đi.
1.4.2.3 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tính khả thi của phương án vay vốn
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của khoản vay bởi dự ánvay vốn có khả thi, có thành công thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn trả nợcho ngân hàng và bổ sung lợi nhuận cho mình Vì vậy, dự án vay vốn càng hiệuquả thì chất lượng cho vay càng được nâng cao
Năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn tự có và tỷ trọngvốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năng lực sản xuất kinh doanh thểhiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả và tính cạnh tranhcủa sản phẩm Các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, sản xuất và kinhdoanh hiệu quả khả năng trả nợ là cao, là nền tảng để nâng cao chất lượng tíndụng
Uy tín, đạo đức khách hàng
Rủi ro đạo đức luôn là vấn đề nhức nhối trong hoạt động cho vay và đượccác ngân hàng rất coi trọng Chất lượng cho vay có hiệu quả đòi hỏi cần có sự hợptác trung thực của các bên tham gia Rủi ro đạo đức có thể nảy sinh ngay trong việcdoanh nghiệp cung cấp thông tin cho ngân hàng, có thể cung cấp thông tin sai lệchảnh hưởng tới chất lượng thẩm định của ngân hàng Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cònxảy ra khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết tronghợp đồng, sử dụng sai trình tự, đầu tư vào hạng mục rủi ro mà không thông báo chobên cấp vốn Rủi ro đạo đức của doanh nghiệp còn thể hiện ở cả ý thức trả nợ ngânhàng, khi cố tình không trả nợ đúng hạn… Tất cả các yếu tố trên đều có tác độngkhông nhỏ đến chất lượng cho vay của ngân hàng Chính vì thế, buộc các ngân hàngphải kiểm tra kỹ thông tin trước khi quyết định cho vay và giám sát việc sử dụngvốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất
CHƯƠNG 2
Trang 33THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1. Giới thiều tổng quan về ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Hoàn KiếmTên giao dịch quốc tế: Military Commercial Joint-Stock Bank-Hoan KiemBranch
Tên viết tắt: MB Hoàn Kiếm
Trụ sở: Tầng 1, 5&6, tòa nhà Minexport, số 28 Bà Triệu – Hàng Bài, HoànKiếm, Hà Nội
Chi nhánh Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội là một trong nhữngkhu vực thị trường tài chính tiền tệ nóng, tập trung nhiều TCTD và các NHTM nêncó sự cạnh tranh rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực Ngày đầu thành lập chinhánh Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ, tọa lạc ởsố 3 Trần Hưng Đạo Chi nhánh Hoàn Kiếm chính thức đi vào hoạt động từ ngày29/08/2005 Đến ngày 11/07/2008 chi nhánh có quyết định chính thức online Hộisở, được hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng Quaquá trình vận động và phát triển không ngừng, ngày nay chi nhánh đã mở rộng vàcó thêm nhiều phòng ban chức năng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, chi nhánh Hoàn Kiếm đã có 6 phòng giao dịch trực thuộc Đó làcác phòng giao dịch: Trần Hưng Đao, Lãn Ông, Kim Liên, Lý Thái Tổ, Hàng Bồ vàTrần Nhật Duật Chi nhánh cũng có 8 phòng ban chuyên trách: phòng KHDN1,phòng KHDN2, phòng khách hàng cá nhân, phòng Private, phòng quản lí tín dụng,phòng hỗ trợ, phòng kế toán và dịch vụ khách hàng, phòng hành chính tổng hợp
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được thể hiện trên sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của MB Hoàn Kiếm
Trang 342.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Là người lãnh đạo của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp
luật, phụ trách toàn bộ hoạt động của cơ quan, trực tiếp điều hành về công tác tổchức nhân sự, thi đua, khen thưởng và kiểm tra
Ban Giám đốc chi nhánh
Phòng kinh doanh
Phòng
hỗ trợ
Phòng quản lý tín dụng
Phòng giao dich
Phòng
kế toán và
DVKH
Phòng hành chính tổng hợp
cá nhân
KH
cá nhân
Private
PGD Lãn Ông
PGD
Lý Thái Tổ
PGD Trần Hưng Đạo
PGD Kim Liên
PGD Hàng Bồ
PGD Trần Nhật Duật
Trang 35 Phó Giám đốc: Trợ giúp công việc cho giám đốc, đồng thời quản lý các
phòng ban được phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định cóliên quan đến lĩnh vực được phân công
Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh, xây dựng chiến
lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối vớitừng lọai khách hàng, quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…)hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích thông tin, lập báo cáo về công táctín dụng theo phạm vi được phân công, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác
Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng: Tổ chức hạch toán kế toán trong
toàn chi nhánh theo đúng pháp luật, chuẩn mực, thể lệ, chế độ kế toán hiện hành.Cung cấp dịch vụ thanh toán cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trên địabàn Đảm bảo công tác thu chi tiền mặt và an toàn kho quỹ
Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện các công tác liên quan đến tổ
chức, tuyển dụng nhân sự, theo dõi tình hình lao động trong phạm vi uỷ quyền, muasắm các vật dụng, thiết bị thiết yếu cho các phòng theo quy định của ngân hàng
Phòng quản lý tín dụng: Chịu trách nhiệm về thẩm định, định giá các loại
TSBĐ, quản lý hồ sơ định giá, kiểm tra định kỳ hay đột xuất các TSBĐ, tham mưu
đề xuất với trưởng phòng hay phòng ban có thẩm quyền trong việc xây dựng chínhsách thẩm định giá…
Phòng Hỗ trợ : Phối hợp với phòng kinh doanh trong việc xử lý các thông
tin của khách hàng khi có nhu cầu vay, soạn thảo các văn bản hợp đồng vay phùhợp, thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng, theo dõi nợ và thu hồi nợ
Phòng giao dịch:Là đầu mối tiếp xúc trực tiếp, cung ứng các sản phẩmdịch vụ của chi nhánh tới các khách hàng
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MB Hoàn Kiếm 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
tuyệt đối % tuyệt đối %
Tổng huy động 1,778.00 2,828.00 3,638.00 1,050.00 59.1% 810.00 28.6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh MB Hoàn Kiếm 2009-2011)
Trang 36Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhkhông ngừng tăng lên qua 3 năm Chỉ qua 2 năm từ 2009 đến năm 2011, nguồn vốnhuy động của chi nhánh đã tăng lên gấp đôi Điều đó chứng tỏ công tác huy độngvốn của chi nhánh được triển khai có hiệu quả và đó sẽ là tiền đề để chi nhánh pháttriển hoạt động cho vay
Xét cơ cấu của nguồn vốn huy động:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MB Hoàn Kiếm 2009-2011
Ngoại tệ quy đổi 382,3 21.5% 456,5 16.2% 454,7 12.5%
3 Theo hình thức gửi và kì hạn
TG không kì hạn 497.84 28.0% 650.44 23.0% 1,382.44 38.0%
TG kì hạn < 12
tháng 837.44 47.1% 1,114.23 39.4% 1,418.82 39.0%
TG kì hạn>12 tháng 53.34 3.0% 83.99 3.0% 76.40 2.1%
TG khác 389.38 21.9% 979.34 34.6% 760.34 20.9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh MB Hoàn Kiếm 2009-2011)
Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận xét về cơ cấu nguồn vốn huy động của chinhánh:
Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền, có thể thấy, nguồn vốn huyđộng tại chi nhánh Hoàn Kiếm chủ yếu là bằng đồng Việt Nam Bước sang năm
2009, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang bước sang giai đoạn hậu suy thoái,
Trang 37chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thờithực thi chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm kích thích nền kinh tế phát triển Điều đótác động làm tín dụng tăng trưởng mạnh, thị trường vàng, thị trường chứng khoánsôi động trở lại, hấp dẫn người dân hơn gửi tiền ở ngân hàng Trong bối cảnh đó,nguồn vốn huy động bằng nội tệ của chi nhánh vẫn tăng với tốc độ cao, điều đó chothấy những nỗ lực của ban giám đốc chi nhánh trong việc thực hiện nhiều biện phápnhằm nâng cao công tác huy động vốn, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn kinh doanh.
Về cơ cấu theo khách hàng, nguồn vốn huy động được của chi nhánh phầnlớn là từ dân cư và các TCKT Lượng tiền gửi từ các TCKT thường lớn nhưng tínhổn định không cao và thời gian gửi thường ngắn, một số hợp đồng tiền gửi lãi suấtcao còn chiếm tỷ trọng lớn Nguồn vốn này dễ dàng bị suy giảm mạnh khi cácTCKT rút tiền để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạtđộng của ngân hàng Trái ngược với nguồn tiền này, nguồn vốn huy động từ dân cưlại có xu hướng giảm dần tỷ trọng của nó trong giai đoạn gần Nguyên nhân là dotrong thời gian qua, nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới không ổn định dotác động của cuộc suy thoái toàn cầu Lạm phát trong nước tăng cao, cùng với việccác ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhỏ, tiến hành chạy đua lãisuất, khiến người dân gửi tiền vào các ngân hàng này
Phân loại theo kì hạn, nguồn huy động của chi nhánh chủ yếu là các nguồnngắn hạn các tỉ lệ huy động vốn trung dài hạn thường thấp Điều này gây cản trởcho chi nhánh trong việc đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Nhận xét về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay của chinhánh
Bảng 2.3: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay
của MB Hoàn Kiếm 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Doanh số cho vay 1,511.30 2,403.80 3,092.30Doanh số thu nợ 2,147.16 3,469.55 3,655.14
Dư nợ cho vay 1,422.00 2,254.00 2,910.00
(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Hoàn Kiếm 2009-2011)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chinhánh có biến động cùng chiều với nhau Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh số thunợ luôn chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay Cụ thể là năm 2011, doanh số
Trang 38cho vay đã tăng 2,046 lần trong khi doanh số thu nợ chỉ tăng 1,7 lần Tốc độ tăngdoanh số cho vay luôn cao hơn doanh số thu nợ khiến cho dư nợ cho vay của chinhánh luôn có sự tăng trưởng.
Nhận xét cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay của MB Hoàn Kiếm 2009-2011
2.Phân theo thành phần KT
Cá nhân và hộ gia đình 284.40 20.0% 405.72 18.0% 451.05 15.5%
3.Phân theo thời hạn
Ngắn hạn 824.76 58.0% 1,397.48 62.0% 2,124.30 73.0%Trung hạn 455.04 32.0% 788.90 35.0% 727.50 25.0%
4 Phân theo TSĐB
Có TSĐB 1,322.46 93.0% 1,960.98 87.0% 2,619.00 90.0%Không có TSĐB 99.54 7.0% 293.02 13.0% 291.00 10.0%
5 Phân theo nhóm nợ
Nợ nhóm 1 1,396.40 98.2% 2,208.92 98.0% 2,843.07 97.7%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Hoàn Kiếm 2009-2011)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, hoạt động cho vay bằng ngoại tệ ở chinhánh còn chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng ngày cang giảm Nguyên nhân là nền kinhtế thế giới dù đã bước sang giai đoạn hậu khủng hoảng nhưng vẫn chịu nhiều tổnthất nặng nề, nhiều quốc gia cắt giảm tỷ lệ nhập khẩu Thêm vào đó vấn đề nợ côngchâu Âu và vấn đề kinh tế Mỹ khiến tỷ giá có nhiều biến động Những yếu tố đó đãtác động tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tác động tới nhu cầu vay vốnngoại tệ của các doanh nghiệp này Đối tượng cho vay chủ yếu ở chi nhánh HoànKiếm là DNVVN (luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ), sau đó là cho vay cá nhân và
Trang 39hộ gia đình Các khoản cho vay có TSBĐ chiếm thế áp đảo so với các khoản vaykhông cần TSBĐ Các khoản vay ở chi nhánh cũng thường là các khoản vay ngắnhạn, phục vụ nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng phát triển cho vay DNVVN của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Chính sách cho vay DNVVN của ngân hàng
Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm là thành viên của ngânhàng TMCP Quân Đội, do đó chính sách cho vay của chi nhánh cũng tuân thủ theoquyết định số 3533/QĐ-MB-HS của ngân hàng Quân Đội về việc ban hành quytrình tín dụng
2.2.1.1.Nguyên tắc cho vay
Hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh phải tuân thủ nguyên tắc cho vaycủa ngân hàng Quân Đội Đó là các nguyên tắc:
Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng
Khách hàng phải hoàn trả nợ gốc, tiền lãi vay và các loại phí (nếu có) đầyđủ, theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Khoản vay phải mang lại lợi ích hợp lý cho ngân hàng Quân Đội và tuânthủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay
2.2.1.2.Điều kiện cho vay
Ngân hàng Quân Đội quy định rõ, doanh nghiệp sẽ được cấp vốn vay tạingân hàng nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Có dự án/phương án khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định củapháp luật
Đã được ngân hàng Quân Đội cấp giới hạn cho vay đang còn hiệu lực vàđáp ứng đủ điều kiện sử dụng giới hạn cho vay kèm theo hoặc đủ điều kiện cấp giớihạn tín dụng
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: phù hợp với giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư; giấy phép kinh doanh cóđiều kiện phải có
Chứng mình và/hoặc giải thích rõ về khả năng thu xếp đủ nguồn vốn cònlại (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác) để thực hiện dự án/ phương án
Có nguồn trả nợ khả thi bằng chính nguồn thu của dự án/ phương án vàcác nguồn khác
Trang 40Phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến khoản vay, được cậpnhật đến thời điểm vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng.
2.2.1.3.Quy trình cho vay
Quy trình cho vay DNVVN tại chi nhánh Hoàn Kiếm được thực hiện qua 5bước sau đây:
Bước 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng
Trong giai đoạn này, CVQHKH sẽ thu thập hồ sơ vay vốn và thông tin vềkhách hàng Tiến hành thẩm định sơ bộ khoản vay và lập báo cáo đề xuất tín dụngchuyển cấp có thẩm quyền xem xét CVHTQHKH tiến hành thẩm định TSBĐ.CVTĐTD tiến hành thẩm định chi tiết bộ hồ sơ khách hàng và lập báo cáo thẩmđịnh tín dụng Sau quá trình thẩm định, toàn bộ hồ sơ của khách hàng, báo cáo đềxuất tín dụng, báo cáo thẩm định tín dụng sẽ được chuyển tới cấp có thẩm quyền tạichi nhánh để xét duyệt
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng
Ở khâu này, CVQHKH, CVTĐTD và CVHTQHKH sẽ họp bàn lại các điềukiện và điều khoản của hợp đồng vay vốn CVQHKH thông báo cho khách hàng vềcác nội dung liên quan đến khoản vay, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.CVHTQHKH chịu trách nhiệm soạn thảo các văn kiện tín dụng và hướng dẫn kháchhàng ký kết các văn kiện này đồng thời thực hiện nhận và quản lý TSBĐ
Bước 3: Giải ngân
CVHTQHKH sẽ nhận hồ sơ và kiểm tra các điều kiện giải ngân khi kháchhàng có nhu cầu giải ngân Nếu các điều kiện được đáp ứng, CVHTQHKH sẽchuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân cho cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời nhậpthông tin, dữ liệu khoản vay vào hệ thống và lưu hồ sơ
Bước 4: Quản lý khoản vay, thu hồi tín dụng
Sau khi giải ngân, CVQHKH tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc bất thường vềviệc sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng vàbáo cáo cấp trên trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn CVHTQHKH tiến hành theodõi, quản lý tài khoản/giao dịch của khách hàng và thông tin cho khách hàng vềdiễn biến tài khoản, đồng thời giám sát việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng,nhắc nợ gốc, lãi đến hạn, thu nợ gốc, lãi Bên cạnh đó, chuyên viên hỗ trợ cũng chịutrách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh như gia hạn hiệu lực, sửa đổi/bổ sung,hủy bỏ các văn kiện tín dụng, tất toán khoản vay trước hạn, đến hạn