CHƯƠNG 3 NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 66)

NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Nhằm thực hiện mục tiêu tầm nhìn là đưa MB trở thành Tập đoàn Tài chính ngân hàng hiện đại, nhiệm vụ trong năm 2012 mà MB giao cho chi nhánh là hết sức nặng nề, hầu hết các chỉ tiêu giao đều có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2011. Các chỉ tiêu trong năm 2012 mà chi nhánh được giao là:

- Nguồn vốn huy động - Dư nợ cho vay

- Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro - Thu dịch vụ ngân hàng - Lợi nhuận : : : : : 4365 tỷ đồng 3500 tỷ đồng 660 triệu đồng 52 tỷ đồng 115300 triệu đồng •Về công tác huy động vốn

+ Tuân thủ chỉ đạo của MB về mức lãi lãi suất áp dụng, tổ chức triển khai tốt các chương trình khuyến mại, các chương trình phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác.

+ Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn theo hướng đa dạng hoá, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng có tiềm năng về vốn.

+ Theo dõi sát thị trường, thực hiện linh hoạt công cụ lãi suất, làm tốt công tác chính sách khách hàng, đặc biệt quan tâm, chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, thường xuyên.

+ Tiếp tục thực hiện triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, đa dạng kỳ hạn và phương thức huy động tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt.

+ Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyếch trương sản phẩm dịch vụ.

+ Nâng cao kiến thức, trình độ kỹ năng của cán bộ, đặc biệt là các cán bộ quan hệ khách hàng, giao dịch viên.

Về nghiệp vụ đầu tư cho vay

+ Thường xuyên bám sát chỉ đạo của MB để xây dựng mức tăng trưởng tín dụng lành mạnh phù hợp với trình độ quản lý của chi nhánh.

+ Xác định khách hàng chiến lược, truyền thống để có tham mưu cho ban lãnh đạo chính sách ưu đãi thích hợp.

+ Triển khai mở rộng tín dụng nhằm vào khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển, tài chính lành mạnh, các dự án thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh để xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao.

+ Cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục; thực hiện thẩm định và giải quyết cho vay, bảo lãnh với chất lượng cao và thời gian nhanh nhất.

+ Quản lý chặt chẽ, đánh giá lại các khoản vay, đảm bảo dư nợ tương xứng với vốn tự có, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm của từng khách hàng.

+ Đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng: mở rộng cho vay các DNVVN, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu, cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm.

+ Nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công tác thẩm định và quản lý dư nợ; tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

+ Hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, nợ nhóm 2. •Về quản trị rủi ro

+ Tuân thủ chỉ đạo của MB về quản lý rủi ro, bám sát các cảnh báo rủi ro, phân tích ngành lĩnh vực cho vay của MB nhằm có định hướng tín dụng phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ.

+ Chuẩn hoá thông tin khách hàng, dữ liệu trên hệ thống nhằm có số liệu chính xác phục vụ công tác quản trị, điều hành của Ban giám đốc. Tăng cường việc khai thác sử dụng thông tin nhằm đưa ra những cảnh báo rủi ro, giúp hệ thống hoạt động ổn định an toàn.

+ Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong quá trình tác nghiệp đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kho quỹ.

+ Nâng cao chất lượng thẩm định rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện các nghiệp vụ, chú trọng công tác hậu kiểm.

Các dịch vụ khác

+ Tiếp tục mở rộng, cải tiến công tác thanh toán trong nước và ngoài nước đảm bảo chính xác, an toàn, nhanh chóng.

+ Đẩy mạnh phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, các sản phẩm dịch vụ trọn gói; phát triển các dịch vụ kho; mở rộng phát triển dịch vụ thẻ đến mọi đối tượng khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần thẻ trên địa bàn.

+ Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng hiện có nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm dịch vụ chất lượng, có tính cạnh tranh

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay DNVVN

Chiến lược phát triển DNVVN của MB giai đoạn 2010-2013 là: - Chuyên nghiệp hóa MB trong lĩnh vực quản lý vốn lưu động

- Phấn đấu thành NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực quản lý vốn lưu động

- Đáp ứng trọn gói nhu cầu về quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả nhất.

- Giúp MB khai thác tối đa tiềm năng của doanh nghiệp thông qua việc khai thác tối đa tiện ích của mỗi sản phẩm thuộc gói.

Nắm bắt được tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo MB, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của đối tượng khách hàng là DNVVN, chi nhánh Hoàn Kiếm đã có những định hướng riêng nhằm phát triển hoạt động cho vay đối tượng khách hàng này như sau:

- Tích cực, chủ động tiếp cận với các khách hàng DNVVN mới có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Song song với việc đó là duy trì và củng cố quan hệ với các khách hàng DNVVN truyền thống.

- Cố gắng hơn nữa trong việc giảm nợ quá hạn, nợ xấu đến mức tối thiểu, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp để xử lí và thu hồi nợ còn tồn đọng, góp phần làm lành mạnh hóa chất lượng cho vay DNVVN.

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, tập huấn...để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay.

3.2. Giải pháp phát triển cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w