3.2.1.4.Xây dựng cơ cấu nợ hợp lý

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 71)

Hoàn Kiếm

3.2.1.4.Xây dựng cơ cấu nợ hợp lý

hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN. Các ngân hàng thường thiên về cho vay ngắn hạn hơn vì những khoản cho vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn và mức độ an toàn cũng cao hơn. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn trong trung và dài hạn của các DNVVN lại rất lớn và thường chưa được đáp ứng. Do đó, để có thể phát triển hoạt động cho vay DNVVN thì chi nhánh cần xây dựng cơ cấu của thời hạn dư nợ tín dụng sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

3.2.1.5. Mở rộng các điều kiện về tài sản bảo đảm

Về mặt nguyên tắc, TSBĐ là nguồn trả nợ thứ hai của doanh nghiệp, sau thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế ở các NHTM nói chung và ở ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng, TSBĐ vẫn được coi là điều kiện không thể thiếu khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Đó chính là rào cản rất lớn đối với các DNVVN khi tiếp cận với nguồn vốn vay của chi nhánh. Do đó, để phát triển cho vay DNVVN thì chi nhánh cần phải khắc phục được vấn đề trên. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải năng động, có tư duy kinh tế mới,

biết áp dụng một cách linh hoạt các điều kiện cho vay và mở rộng các hình thức bảo đảm tiền vay, không nên chỉ quan tâm đến vấn đề tài sản đảm bảo. Chi nhánh có thể mạnh dạn cho vay tín chấp với các doanh nghiệp uy tín và đã có quan hệ tín dụng lâu năm, cũng có thể nâng cao mức tài trợ đối với hình thức chiết khấu bộ chứng từ hoặc cầm cố sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi nếu đánh giá doanh nghiệp có đủ tư cách và có thiện chí hợp tác, thiện chí trả nợ. Bên cạnh đó, đối với những hồ sơ xin vay vốn mà doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về TSBĐ của chi nhánh thì cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra, chú trọng đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Trong quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp, đi thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải nhận xét được tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay. Từ đó lựa chọn ra dự án kinh doanh tốt, có tính khả thi cao để cho vay với những sự nới lỏng về điều kiện TSBĐ.

Chi nhánh cũng nên đa dạng hóa hơn nữa các hình thức của TSBĐ. Bên cạnh các loại tài sản đảm bảo truyền thống là các bất động sản như nhà ở, cửa hàng, nhà kho.. và các động sản như tiền trên tài khoản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...thì chi nhánh có thể mở rộng thêm các hình thức như các giấy tờ có giá, cổ phiếu, trái phiếu, quyền đòi nợ hay TSBĐ hình thành từ vốn vay...

3.2.2. Nâng cao chất lượng cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w