3.2.1.2.Chính sách lãi suất, phí suất

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 70)

Hoàn Kiếm

3.2.1.2.Chính sách lãi suất, phí suất

tiền không thuộc sở hữu của họ và cũng là lợi tức của ngân hàng có được khi cho khách hàng vay tiền. Do đó, giữa khách hàng và ngân hàng luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Lãi suất của các NHTM phải phù hợp chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ, phù hợp với từng loại thời hạn và khối lượng vay nhất định, đồng thời cũng cần phải dựa trên nhu cầu của thị trường. Do đó, để khuyến khích khách hàng đến vay vốn, ngân hàng cần xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản vay.

Để thực hiện điều này, thứ nhất, ngân hàng có thể xây dựng các mức lãi suất khác nhau đối với những khoản vay có cùng hạn mức, tùy vào đặc điểm về kỳ hạn, phương thức giải ngân, phương thức trả nợ, kỳ hạn trả nợ của khoản vay đó. Điều này sẽ giúp khách hàng lựa chọn được khoản vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, trả hốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn.

Thứ hai, ngân hàng cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng, tạo cơ chế cho vay khác nhau với các đối tượng vay khác nhau. Để làm được điều này, trước tiên, ngân hàng phải thực hiên tốt công tác chấm điểm để xếp loại khách hàng, từ đó đưa ra chính sách đãi ngộ riêng cho từng thang bậc khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống, những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, chiến lược kinh doanh hợp lý, ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Ngoài ra, chi nhánh có thể căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà có những ưu đãi về lãi suất, vừa thực hiện

đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa tạo điều kiện kích thích các doanh nghiệp trong khu vực đó phát triển.

3.2.1.3. Đa dạng hóa các loại hình cho vay và dịch vụ hỗ trợ hoạt động tín dụng

Như chúng ta đã biết, DNVVN đa dạng về qui mô, hoạt động trong mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Vì vậy nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả vốn và lãi... là không giống nhau. Chính vì vậy, các hình thức cho vay của Chi nhánh cũng phải linh hoạt, nhu hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài cách cho vay truyền thống là cho vay trực tiếp từng lần và cho vay theo hạn mức, tùy vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, Chi nhánh có thể mở rộng, đa dạng thêm các sản phẩm cho vay phù hợp như: cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển, đặc biệt là hình thức bao thanh toán hay mua bán nợ vẫn còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam.

Tóm lại, việc đa dạng các hình thức cho vay là nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng thị phần cho vay cho Chi nhánh đối với các DNVVN.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động tín dụng như dịch vụ tư vấn về quản trị, tư vấn về các phương án kinh doanh cũng như cách thức sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

3.2.1.4. Xây dựng cơ cấu nợ hợp lý

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w