3.3.3.Kiến nghị với DNVVN

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 85)

Hoàn Kiếm

3.3.3.Kiến nghị với DNVVN

vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, cản trở các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Do đó, để tăng cường chất lượng hoạt động cho vay DNVVN, các doanh nghiệp này cần thực hiện một số thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Các yêu cầu đó là:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải sử dụng hệ thống số sách kế toán theo đúng

chuẩn mực của Nhà nước nhằm tăng tính lành mạnh, minh bạch về tài chính.

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính là căn cứ để ngân hàng xem xét việc cho vay đối với doanh nghiệp. Nếu chứng từ, sổ sách được lập theo một chế độ kế toán thống nhất và thực hiện nghiêm túc theo

chuẩn mực kế toán chung sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận báo cáo tài chính của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Nhờ đó, tạo được niềm tin cho ngân hàng và rút ngắn thời gian thẩm định của cán bộ tín dụng.

Thứ hai, doanh nghiệp phải nỗ lực để tự nâng cao tiềm lực của bản thân, bao

gồm tiềm lực về vốn, công nghệ và cả trình độ của người lao động.

Về vốn, các doanh nghiệp cần tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, giảm tỷ trọng của vốn vay nợ bên ngoài để tăng khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nên chủ động hơn, không nên dựa quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng mà có thể huy động, tạo lập các nguồn vốn khác như: vốn tự có của chủ doanh nghiệp, vốn cổ phần, vốn huy động được thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, vốn góp liên doanh, liên kết…

Về trang thiết bị máy móc và trình độ công nghệ, do còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính nên vấn đề trước mắt đối với các DNVVN không phải là việc phải mua sắm ngay những công nghệ hiện đại, đắt tiền mà thay vào đó, doanh nghiệp cần lựa chọn những công nghệ phù hợp xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Song song với đó, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình đổi mới công nghệ theo hướng nâng cao dần chất lượng và trình độ công nghệ, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo kỹ năng để theo kịp tốc độ hiện đại hóa của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.

Về nguồn nhân lực, nhìn chung, nguồn nhân lực tại các DNVVN của nước ta hiện nay có chung đặc điểm là chất lượng không cao, ít được đào tạo, năng suất và hiệu quả làm việc còn thấp. Các doanh nghiệp này ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít quan tâm hơn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho những người quản lý doanh nghiệp là phải khắc phục được những yếu kém trên của đội ngũ nhân sự, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của bản thân. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đưa ra chính sách đào tạo nguồn nhân lực hợp lý dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của mình, chú trọng vấn đề đầu tư ngân sách cho việc phát triển nguồn nhân lực, đồng thời yêu cầu nhân viên được đào tạo làm cam kết phục vụ tại doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, tránh tình trạng khi nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm lại rời bỏ doanh nghiệp.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp

Khi Việt Nam gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu sắc hơn thì sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng ngày càng cao. Muốn đứng vững được, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng tốt các chiến lược về sản phẩm, nhân lực, công tác quản lý, marketing, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của thì trường.

Bên cạnh đó, để tiếp cận được với nguồn tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng nên các phương án kinh doanh có tính khả thi cao. Thực tế hiện nay, các DNVVN nước ta vẫn chưa làm tốt được công đoạn then chốt này. Kế hoạch kinh doanh của họ mới chỉ là những phác thảo trong đầu và chỉ thể hiện dưới dạng một văn bản chính thức khi họ cần vay vốn của ngân hàng cho nên những bản kế hoạch đó phần nhiều chỉ mang tính đối phó hơn là một kế hoạch chiến lược. Để làm tốt công đoạn này, doanh nghiệp cần một khoảng thời gian thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin thị trường, từ đó đưa ra những giả định tài chính, cân nhắc các yếu tố cung – cầu và đưa ra những phương án dự phòng cho tính huống xấu có thể xảy ra.

Thứ tư, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Trong những năm gần đây, bám sát định hướng phát triển khối DNVVN của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, đề ra các chính sách và giải pháp hỗ trợ, ưu đãi nhằm phát triển thành phần kinh tế này. Đây là một cơ hội thuận lợi cho các DNVVN tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế nhằm khai thác thị trường một cách tối đa.

Cuối cùng là, doanh nghiệp nên tham gia vào ít nhất một hiệp hội doanh

nghiệp.

Khi tham gia vào các hiệp hội của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ nhất định từ phía hiệp hội, có cơ hội mở rộng quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp khác trong hiệp hội. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn xin vay vốn ngân hàng nhưng không đủ điều kiện về tài sản bảo đảm thì hiệp hội có thể dùng uy tín của mình, đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp đó được vay vốn.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nhận thấy vai trò quan trọng của thành phần kinh tế DNVVN trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả đất nước, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ và phát huy đến mức cao nhất hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này. Bám sát chủ trương, đường lối của Nhà nước và xu hướng phát triển của thị trường, trong những năm qua, ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm đã có nhiều chú ý đến các DNVVN, coi các doanh nghiệp này là nhóm khách hàng mục tiêu cần hướng tới.

Tuy nhiên, trong thực tế, mối quan hệ vay vốn giữa các DNVVN với ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa tìm được tiếng nói chung khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng là vấn đề vô cùng cần thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp – ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm, em đã chú ý tìm hiểu thông tin để hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề gồm ba nội dung chính như sau:

1. Khái quát những cơ sở lý luận chung về NHTM, DNVVN và hoạt động cho vay DNVVN của các NHTM.

2. Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm trong ba năm từ 2009 đến 2011, từ đó đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

3. Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động cho vay của chi nhánh cùng một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng để hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh được phát triển trong thời gian tới.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức chuyên môn chưa vững chắc nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w