Hoàn Kiếm
3.2.2.2.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
không chỉ có vai trò nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng mà còn có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp, vì không ít doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh tốt, có nhu cầu vay vốn thực sự nhưng lại bị từ chối oan bởi những cán bộ tín dụng không làm tốt công tác thẩm định hồ sơ tín dụng. Chính vì vậy, chất lượng công tác thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng.
Để nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định, trước hết, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghiệp vụ, huấn luyện khả năng thu thập, phân tích và đánh giá thông tin cho cán bộ tín dụng. Cán bộ khi thẩm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, phải chịu trách nhiệm về nội dung cũng như ý kiến đề xuất của bản thân. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần có những cán bộ tâm huyết trong công việc, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tránh trường hợp cán bộ thẩm định thông đồng với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay những khoản vay không đảm bảo, gây rủi ro cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định, chi nhánh cần xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về khách hàng, thị trường và diễn biến của các ngành nghề trong nền kinh tế, phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và lưu trữ thông tin. Từ đó, giúp cán bộ tín dụng có được cái nhìn bao quát hơn về khách hàng, rút ngắn thời gian thẩm định.
Quá trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng có chất lượng hay không trước tiên xuất phát từ khâu thu thập và kiểm tra thông tin khách hàng.
Chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn thông tin thu được. Vì vây, trước khi thẩm định để quyết định cho vay, ngân hàng phải có các thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Việc thu thập thông tin, đặc biệt là thông tin về DNVVN là vô cùng khó khăn vì rất khó để có thể tiếp cận các kênh thông tin trên thị trường, có thể có nhiều sai lệch và gian lận, từ đó gây ra rủi ro do “thông tin không cân xứng “cho ngân hàng. Để có được nguồn thông tin chất lượng, Chi nhánh cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:
+ Thông tin trực tiếp do doanh nghiệp cung cấp như: các văn bản pháp lí chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh…Nguồn
thông tin này phản ánh ý thức và thái độ của doanh nghiệp vay vốn, điều kiện và năng lực sản xuất cụ thể của doanh nghiệp.
+ Thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước CIC: Đây là bộ phận trực thuộc Vụ Tín dụng ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước nên có tất cả các số liệu chính xác về tình hình dư nợ và nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các NHTM.
+ Thông tin về doanh nghiệp qua các đối tác, bạn hàng đã và đang có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp, qua các chủ nợ của doanh nghiệp hay các đối thủ cạnh tranh…Qua đó xác định được uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, các trang web điện tử…
+ Thông qua các mối quan hệ cá nhân như người quen, bạn bè, đồng nghiệp ở các tổ chức tín dụng khác đã từng giao dịch hoặc có thông tin về khách hàng vay vốn.
+ Thông qua các cơ quan Nhà nước như tổng cục thuế, tổng cục hải quan hoặc qua các công ty điều tra, các tổ chức xếp hạng độc lập ở Việt nam.
Cần chú ý là đánh giá giá trị thông tin dựa trên nguồn gốc của thông tin. Thông tin thu được càng có nguồn gốc độc lập với doanh nghiêp thì càng chính xác, khách quan.
Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, ngân hàng tiến hành công tác thẩm định. Chi nhánh cần đánh giá lại các số liệu về tình hình tài chính của khách hàng cũng như tính khả thi của dự án cho đúng với thực tế vì hầu như các doanh nghiệp đều “làm đẹp” các số liệu để thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng về các chỉ tiêu.Hệ thống chỉ tiêu về thẩm định tài chính dự án phải đầy đủ, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để phản ánh về dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất, trung thực nhất. Các cán bộ tín dụng cũng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính có kiểm toán. Đồng thời tiến hành bóc tách, đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp một cách hợp lí vì kiểm toán viên chỉ đưa ra ý kiến cam kết là các báo cáo tài chính đã phản ánh một cách trung thực, hợp lí tình hình của doanh nghiệp chứ không cam kết đã phản ánh chính xác. Không những thế, các báo cáo đã qua kiểm toán không hẳn là đã loại trừ được rủi ro bởi có những sai phạm là quan trọng trong thẩm định nhưng chưa chắc đã quan trọng đối với kiểm toán.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong quá trình sử dụng vốn vay