Cùng với các tác giả trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, sự có mặt của những cây bút truyện ngắn này khiến cho văn học có được sắc thái mới khi phản ánh cuộc sống đương đại với nhữn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HƯƠNG THỦY
TRUYỆN NGẮN CỦA MỘT SỐ CÂY BÚT NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI (QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ, Y BAN, PHAN THỊ
Trang 2CHƯƠNG I TRUYỆN NGẮN NHỮNG NĂM SAU CHIẾN TRANH VÀ TRUYỆN NGẮN
NỮ THỜI KÌ ĐỔI MỚI
22
1.1 Truyện ngắn những năm sau chiến tranh 22 1.2 Truyện ngắn nữ trong thời kì đổi mới 28 1.2.1 Truyện ngắn nữ trước thời kì đổi mới 29 1.2.2 Truyện ngắn nữ trong thời kì đổi mới 32
CHƯƠNG II CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ, Y BAN, PHAN THỊ VÀNG ANH, LÝ LAN
Trang 33.3.1 Ngôn ngữ hiện thực đời thường 94
3.4.3 Giọng hài hước, châm biếm 106 3.4.4 Giọng trữ tình, đằm thắm và quyết liệt 108
DANH MỤC TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN
THỊ VÀNG ANH, Y BAN, LÝ LAN
114
PHỤ LỤC: QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VỀ NGHỀ VĂN 124
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cuộc sống với tư cách là đối tượng thẩm mĩ bản thân nó luôn nằm trong thế vận động, biến đổi không ngừng Điều đó đòi hỏi văn học phải có hình thức linh hoạt để theo sát bước ngoặt của sự chuyển đổi Thế kỉ XX, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, truyện ngắn đã có những biến chuyển rõ rệt theo từng thời kì trở thành một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo của văn học dân tộc Sau 1975, đặc biệt là từ thời kì đổi mới, cùng với những cách tân
về nội dung và hình thức, sự xuất hiện đông đảo các cây bút nữ đã tạo nên những dấu ấn trong đời sống văn học đương đại Tìm hiểu truyện ngắn nữ thời
kì đổi mới trước hết là tiếp cận với sự vận động của thể loại trong tiến trình vận động của lịch sử, cũng là một cách tiếp cận với đời sống văn học hôm nay
1.2 Thời kì này có sự hình thành của một đội ngũ viết mới vừa trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề và đã có được thành tựu Cùng với các tác giả trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, sự có mặt của những cây bút truyện ngắn này khiến cho văn học có được sắc thái mới khi phản ánh cuộc sống đương đại với những biến chuyển sâu sắc Từ những năm cuối của thập kỉ 80 và trong suốt cả thập kỉ 90, trên văn đàn đã xuất hiện đông đảo các cây bút nữ Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người coi đây là thời kỳ “thăng hoa” của truyện ngắn nữ và đã nhiều lần nhắc đến khái niệm “âm thịnh” Sự có mặt đông đảo các cây bút nữ trong đời sống văn học có thể coi là một hiện tượng đáng mừng, đáng được khích lệ
1.3 Trong số những nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn thì Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan theo ý chúng tôi là những cây bút tiêu biểu gây được sự chú ý của người đọc Độc giả ghi nhận những thành tựu bước đầu của họ Sự liên tục trong việc cho ra đời các tác phẩm và đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi truyện ngắn đã chứng tỏ khả năng và
Trang 5vị trí của họ Các tác giả này có nhiều tập truyện ngắn xuất bản, có dấu ấn phong cách riêng Ngoài các tập truyện ngắn in riêng, tác phẩm của họ đã được đăng tải trên các báo và tạp chí chứng tỏ sự hiện diện thường xuyên và tương đối liên tục trong đời sống văn học trong vòng hơn một thập niên trở lại đây
Sự phác vẽ “bộ tứ” này sẽ là chưa thật đầy đủ để dựng lại diện mạo của truyện ngắn nữ bởi họ chỉ là bốn trong số rất nhiều những cây bút nữ đang được chú ý Bên cạnh những cây bút “đàn chị” như Lê Minh Khuê, Dạ Ngân,
Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Phạm Sông Hồng, Phạm Thị Minh Thư là sự xuất hiện ấn tượng của nhiều nữ cây bút truyện ngắn trẻ như Trần Thanh Hà, Nguyễn Thị Châu Giang, Phong Điệp, Dương Nữ Khánh Thương và gần đây nhất là Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy Tuy nhiên trong phạm vi một luận văn thạc sỹ, chúng tôi lựa chọn bốn cây bút nữ trên đây vì cả bốn cây bút này không có sự chênh lệch quá xa về độ tuổi nên đã bộc lộ những nét tương đồng
ở cách tiếp cận những vấn đề của đời sống Hơn nữa, bốn tác giả vừa có sự gặp gỡ, có những mối quan tâm chung trong cách nhìn nhận hiện thực, lại có những đặc điểm mang tính cá biệt mà đặt trong đời sống văn học, mỗi người
đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, một cách thể hiện dấu ấn sáng tạo Qua việc khảo sát truyện ngắn của bốn tác giả trên chúng tôi muốn đi tìm những đặc điểm chung của truyện ngắn nữ, đồng thời có thể khám phá những dấu ấn
cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật của họ, từ đó có một cách hình dung về truyện ngắn những năm cuối thế kỷ XX
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN NGẮN SAU 1975
Với hướng nghiên cứu là truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới, chúng tôi xin bắt đầu bằng việc khảo sát tình hình nghiên cứu truyện ngắn sau 1975, đặc biệt là từ thời kì đổi mới, khi đời sống văn học có những chuyển động sâu sắc
Trang 6Từ sau bước ngoặt lịch sử 1975, đời sống văn học đã có những biến chuyển mạnh mẽ Cùng với các thể loại khác, truyện ngắn đã có sự chuyển động và góp phần làm nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn này Khảo sát truyện ngắn thời kì đổi mới, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận với xu hướng đổi mới cả về nội dung lẫn nghệ thuật Nhiều cuộc tranh luận xung quanh các vấn
đề của truyện ngắn, các tác phẩm cụ thể đã diễn ra tạo nên một đời sống văn học sôi động Nhiều công trình nghiên cứu về sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã giúp cho người đọc thấy được những bước đi của thể loại trong tiến trình văn học dân tộc
Ngoài các công trình chuyên biệt về thể loại truyện ngắn như luận án
tiến sĩ của Lê Thị Hường với đề tài Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995 (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
1995); Bình luận truyện ngắn của Bùi Việt Thắng (Nxb Văn học,1999) đã có
rất nhiều bài viết đề cập đến nhiều vấn đề của truyện ngắn in trên các báo và tạp chí chuyên ngành Các bài viết này ở nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến thành tựu của truyện ngắn, những đóng góp và thách thức của thể loại trong đời sống văn học đương đại
Quan tâm tới sự vận động của các thể loại văn xuôi thời kì này, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sự vận động của truyện ngắn trong dòng chảy của văn học những thập niên cuối thế kỷ XX Đa phần các bài viết đều có đồng quan điểm trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của truyện ngắn đối với quá
trình đổi mới văn học đương đại Lý Hoài Thu trong bài viết Sự vận động của
các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới đã khẳng định đây là thời
kì lên ngôi của truyện ngắn Cắt nghĩa về điều này, bà cho rằng: “Trong nhịp
độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả” [112] Nhà nghiên cứu Bích Thu khảo sát những thành tựu của truyện ngắn sau 1975
từ các phương diện cốt truyện, kết cấu, quan niệm nghệ thuật về con người,
Trang 7ngôn ngữ trần thuật đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện về thể loại này
([108] - Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975)
Bên cạnh các bài viết, các công trình mang tính tổng quan (chẳng hạn
như luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Bình với đề tài Những đổi mới của văn
xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 [7], luận án tiến sỹ của Lê Thị Hường Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995
[36]; Mấy nhận xét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Bùi Việt Thắng [102])
là sự khảo sát quá trình phát triển của thể loại ở từng giai đoạn, từng thời kì và thậm chí là trong từng năm Nhìn lại văn xuôi 1992, nhà nghiên cứu Mai Hương nhận thấy: “Năm 1992, truyện ngắn vẫn đang là thể loại văn xuôi thu hút được sự quan tâm của cả người viết và công chúng” [35] Trong khi khảo sát văn xuôi 1998, Bích Thu cho rằng năm 1998 vẫn là “năm được mùa của truyện ngắn” [110] Theo sát sự vận động của truyện ngắn đương đại, Bùi Việt Thắng đã nhận diện bước đi của thể loại trong thời gian 5 năm (1995 - 1999)
qua bài viết Một bước đi của truyện ngắn [103] Ở bài viết này, ông nhấn
mạnh đến sự phong phú về tác phẩm và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ cũng như phát hiện những khuynh hướng tìm tòi thể hiện trong sáng tác truyện
ngắn Ông đặc biệt nhấn mạnh đến các khuynh hướng phong cách cổ điển,
phong cách trữ tình, phong cách hiện thực, phong cách ảo
Có thể coi “mảnh đất ươm mầm” các tài năng sáng tạo truyện ngắn là các cuộc thi truyện ngắn liên tục được tổ chức trên các báo và tạp chí trong nhiều năm liền Bên cạnh việc tham dự của các nhà văn là sự quan tâm của các nhà phê bình Ngay sau khi các tác phẩm được đăng tải, nhiều nhà phê bình đã
có ý kiến phản hồi tạo nên những hiệu ứng tích cực cho đời sống văn học Nhiều bài viết xung quanh vấn đề này đã được đăng tải kịp thời khích lệ tinh
thần sáng tạo của các cây bút: Tản mạn bên lề cuộc thi (Phạm Xuân Nguyên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1993); Những truyện ngắn hay (Lý Hoài Thu Tạp chí Văn nghệ quân đội số 12/1993); Một cuộc thi về người lính, vì
người lính và vì một nền văn học đổi mới, lành mạnh Báo cáo tổng kết cuộc
Trang 8thi truyện ngắn 1992 - 1994 (Tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1994); Truyện ngắn dự thi 1989 - 1990 - những nhận xét sơ lược đầu tiên (Lê Thành Nghị
Tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1989)
Có thể nói, sự xuất hiện của các cây bút trẻ trong hơn một thập niên gần đây là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ sự quan tâm và nhập cuộc vào nhiều vấn đề của đời sống của người viết trẻ - lớp nhà văn trưởng thành sau chiến tranh Khi tìm hiểu sáng tác của lớp nhà văn trẻ này, các nhà nghiên cứu một mặt khẳng định những đóng góp của họ, mặt khác còn đề cập đến những thách thức trong sáng tạo nghệ thuật ở họ Nhà văn Bùi Hiển - một nhà văn dày dạn kinh nghiệm sáng tác truyện ngắn đã khẳng định những đóng góp đáng kể của các cây bút trẻ cho sự đổi mới văn xuôi, khẳng định những lợi thế của các nhà văn trẻ bởi những điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh xã hội nhưng đồng thời ông cũng chỉ ra những khuynh hướng cách tân chưa thực sự mang lại giá trị
nghệ thuật ở các cây bút trẻ này [27] Tuyết Ngân trong bài viết Thập kỷ 90 và
sự bùng nổ của văn học trẻ [74] đã khẳng định và lý giải về sự bùng nổ của
những giọng điệu mới mẻ trong dòng văn học trẻ ở thập niên 90 Chị đặc biệt lưu ý đến các cây bút trẻ đang được độc giả chú ý như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dương Phương Vinh, Phan Triều Hải, Nguyễn Bình Phương, Trần Thanh Hà; đề cao sự hăm hở và quyết liệt trong việc trong việc
mổ xẻ những vấn đề của đời sống nhưng cũng không quên cảnh báo các nhà văn trẻ này về việc khai thác quá liều một số đề tài nhất định hay là sự bắt chước quá lộ liễu tác phẩm nước ngoài trong nội dung, ý tưởng, thậm chí cả câu chữ
Sự có mặt của thể loại truyện cực ngắn (hay còn gọi là truyện ngắn mi
ni - một biến thể của thể loại truyện ngắn) cũng không nằm ngoài sự quan tâm, nghiên cứu của giới phê bình văn học Tìm hiểu về truyện ngắn sau 1975, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đến sự hiện diện của thể loại truyện cực ngắn trong đời sống văn học và coi đó như một nhu cầu tất yếu xuất phát từ cả chủ thể sáng tạo lẫn đối tượng tiếp nhận Trong nhiều bài viết, các tác giả đã dành
Trang 9sự quan tâm đặc biệt cho thể loại này (Truyện cực ngắn Đặng Anh Đào [11],
Truyện rất ngắn - tác phẩm nghệ thuật Nguyên Ngọc [53] ) Trong hai bài
viết về các thể loại văn học đương đại Quá trình văn học đương đại nhìn từ
phương diện thể loại [3], Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kì đổi mới [112], các tác giả Vũ Tuấn Anh và Lý Hoài Thu đều khẳng
định sức hấp dẫn của thể loại này bởi sự hàm súc, cô đọng của ý tưởng, tính biểu tượng, sự vận dụng các thủ pháp xung đột
Truyện ngắn sau 1975, không chỉ là thể loại thu hút sức sáng tạo của giới sáng tác mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình chuyên và không chuyên Còn nhiều vấn đề còn có thể tiếp tục tranh luận, có những ý kiến chưa thống nhất nhưng nhìn chung các tác giả đã có cùng quan điểm trong việc khẳng định những thành tựu của truyện ngắn trong quá trình đổi mới văn học, cùng có một niềm tin vào sự phát triển của thể loại trong thế kỷ mới Những kết quả nghiên cứu trên đây về thể loại truyện ngắn ở một thời kì văn học còn khá mới mẻ và chưa ổn định là một trong những tiền
đề để chúng tôi tiếp cận với đề tài nghiên cứu của mình trên phương diện thể loại
2.2 TRUYỆN NGẮN NỮ THỜI KÌ ĐỔI MỚI QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 CÁC BÀI VIẾT VỀ ĐỘI NGŨ CÁC CÂY BÚT NỮ
Trong tiến trình vận động của truyện ngắn dân tộc thế kỷ XX, cùng với thời gian, các cây bút nữ đã dần chứng tỏ khả năng và vị trí của họ trên văn đàn Từ sau cách mạng tháng Tám, nhất là từ những năm 60, các thế hệ nhà văn từ Nguyệt Tú, Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Lê Minh Khuê đến Dạ Ngân, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan bằng vào các sáng tác của mình đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong đời sống văn học Là một
bộ phận cấu thành diện mạo của văn học thời kì đổi mới nói chung và văn
Trang 10xuôi nói riêng, truyện ngắn của các cây bút nữ đã tạo được dư luận trong đời sống văn học
Những thập kỷ gần đây, cùng với sự xuất hiện ngày càng đông đảo của các cây bút nữ, trên lĩnh vực lý luận, yêu cầu nghiên cứu về đặc điểm sáng tác
của các nhà văn nữ đã được đặt ra Trong bài viết Suy nghĩ về đặc điểm của nữ
văn sỹ [51], Phương Lựu đã chỉ ra những đặc điểm tính nữ trong văn học Trên
cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của tâm lí học nữ giới, tâm lí học sáng tạo nghệ thuật, giải phẩu học, ông khẳng định đặc điểm giới tính trong văn học là
có thật Với bài viết mang tính lí luận này, ông đã có những kiến giải sâu sắc
về đặc điểm của nữ văn sỹ Ông cho rằng, bên cạnh những lợi thế trong sáng tạo nghệ thuật như giàu tình cảm, óc tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh
tế phụ nữ còn có những hạn chế như diện sống không thật rộng, có lợi thế về tình cảm, song chưa tìm được sự cân đối hài hoà với trí tuệ, thiếu năng lực tư duy tổng thể dẫn đến phạm vi phản ánh trong sáng tác của các nhà văn nữ thường mang tính tự truyện
Tạp chí Văn học số 6/1996 đăng tải tường thuật buổi toạ đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương trong đó tập trung ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình lẫn sáng tác như Văn Tâm, Đặng Anh Đào, Lê Minh Khuê, Ngô Thế Oanh, Lại Nguyên Ân, Đặng Minh Châu, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn Trong số những ý kiến được nêu ra, ý kiến của Vương Trí Nhàn đã tìm được sự đồng thuận của nhiều người Lí giải về sự xuất hiện của đông đảo các cây bút nữ sau 1975, sự gắn bó của họ đối với thể loại văn xuôi của một số cây bút nữ trong đó có Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ ông cho rằng:
“phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có - tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng - từng cây bút nữ đã tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm”
Trang 11Sự góp mặt của những cây bút văn xuôi nữ những năm gần đây đã tạo nên những âm sắc mới cho đời sống văn học và điều này đã được ghi nhận:
“Trong những trang viết của các tác giả nữ đương đại ta luôn tìm thấy những vang hưởng mạnh mẽ hiện thực thời đại chúng ta đang sống Và cũng trên những trang viết của họ, ta tiếp nhận được một nữ tính phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng phong phú hơn những gì ta vẫn quan niệm trong quá khứ” [121, tr8]
Để có cái nhìn toàn diện về sáng tác của các nhà văn nữ, đã có nhiều bài
viết đăng tải ý kiến của chính các nhà văn nữ (Lan man với Nguyễn Thị Thu
Huệ [80], Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ [91], Gặp gỡ các nhà văn trẻ
[58] ) Ở bài viết Chúng tôi phỏng vấn 4 cây bút nữ [91], các cây bút nữ Võ
Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Thị Hải Âu đã bộc lộ những suy nghĩ của mình về những khó khăn và thuận lợi đối với người phụ nữ khi họ tham gia sáng tác văn học Những thông tin từ các bài phỏng vấn đã giúp cho độc giả và người nghiên cứu có sự hình dung đầy đủ hơn về cuộc đời và sáng tác của các nhà văn nữ
Nhà văn Nguyễn Thị Như Trang đã có sự khái quát về Thành tựu và đội
ngũ các nhà văn nữ Việt Nam qua bài viết đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày
18/8/1990 Bà đặc biệt nhấn mạnh đến đóng góp của các nhà văn nữ trong
chiến tranh chống Mỹ đối với nền văn học nước nhà Công trình Các nhà văn
nữ [54] của nhóm tác giả Lê Thị Đức Hạnh, Vân Thanh, Phan Diễm Phương
đã khái quát, giới nhiều nhiều gương mặt văn xuôi nữ trong đó tập trung vào lớp nhà văn chống Mỹ như Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Dương Thị Xuân Quý, Bích Thuận, Lê Minh Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu quá trình sáng tác của từng nhà văn để thấy được những đóng góp của họ cho nền văn học nước nhà
Nhà nghiên cứu Bích Thu trong Văn xuôi của phái đẹp [109] đã khẳng
định sự tiếp nối về đội ngũ của các nhà văn nữ, cũng như sự vận động đổi mới
Trang 12của các nhà văn từ cách nhìn về hiện thực và con người, những ưu thế riêng của giới tính trong sáng tạo nghệ thuật, trong cách lựa chọn đề tài và xử lí tình huống
Nguyễn Thị Thành Thắng đã có những phác thảo về diện mạo truyện ngắn đương đại với sự góp mặt của các cây bút nữ (Phác thảo vài nét về diện
mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ [101])
Trong bài viết này, chị tập trung vào vấn đề sự lên ngôi của một số cây bút nữ
và hướng tiếp cận đời sống trong truyện ngắn của họ Hoàng Thị Hồng Hà tìm hiểu xu hướng “tự nghiệm” trong truyện ngắn nữ Chị chú ý đến mảng hiện thực của những “cái tôi đàn bà” phong phú mà phức tạp và sâu sắc đầy tính
nữ, từ đó khám phá các cách biểu hiện của nhân vật xưng tôi trong tác phẩm (Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm [18])
Bùi Việt Thắng là người dõi theo sát sao sự phát triển của thể loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn các cây bút nữ trẻ Trong loạt bài viết tản
mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ (Khi người ta trẻ I, Khi người ta
trẻ II), ông đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong sáng tác của các nhà văn
nữ Theo ông: “làm nên đặc trưng riêng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê say được tham dự, được hòa nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của con người” [102, tr190] Từ những quan sát truyện ngắn
trên Văn nghệ trẻ trong nhiều năm liền, Bùi Việt Thắngcho rằng: “Đã hình
thành một tỷ lệ giữa phái yếu và phái mày râu là 2/3 - một tỷ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ hôm nay (và văn chương nói chung) mang gương mặt nữ” [102, tr206]
Là người quan tâm tới sự đổi mới của văn học, nhìn nhận văn chương của các nhà văn nữ như một hiện tượng xã hội, Huỳnh Như Phương trong bài
viết Văn chương nữ giới - một cách thế hiện ở đời khẳng định: “Qua văn
chương, người phụ nữ không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý
Trang 13nghĩa cuộc đời này, độc quyền đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với những tình huống bi kịch đó” [89, tr136]
Với kinh nghiệm cá nhân của một người viết nữ, khảo sát Tuyển tập 35
truyện ngắn nữ chọn lọc, trên cơ sở phân tích các hình thức biểu hiện của nhân
vật nữ trong các sáng tác của Trầm Hương, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Ngọc Liên, Lý Lan nhận định: “Đặc điểm trong những truyện ngắn của các nữ tác giả trẻ là hiện thực xã hội đang thay đổi nhanh chóng quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm vỡ những giấc mộng lớn, mộng con với thái độ chung là chấp nhận như một chuyển động tất yếu của thời đại” [43, tr103]
Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, truyện ngắn nữ thời kì đổi mới cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp đại
học, luận văn thạc sỹ như Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo; Những đóng góp của những cây bút nữ trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới; Hạnh phúc đời tư trong truyện ngắn của một số cây bút trẻ nữ Nhìn chung các luận văn này đã đánh giá được đóng
góp của các cây bút nữ trong thời kì đổi mới
Có thể nhận thấy là qua các bài viết và công trình nghiên cứu, từ những góc độ khác nhau, các tác giả đã có sự nhìn nhận trên nhiều bình diện của truyện ngắn các cây bút nữ, đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của họ Các bài viết đã khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ cũng như những đặc điểm của giới tính bộc lộ qua cách nhìn hiện thực và con người Tuy nhiên, trong phạm vi một bài viết hoặc công trình đó, các tác giả mới dừng lại ở những nhận định ban đầu, chưa có điều kiện khảo sát một số lượng tác phẩm phong phú hơn hoặc đi chuyên sâu vào các tác giả tiêu biểu để từ đó có những kiến giải cụ thể Cũng cần phải nói thêm rằng, cũng có ý kiến trái chiều khi bàn về sáng tác văn học của các nhà văn nữ (như ý kiến của Nguyễn Thanh
Sơn trong Phê bình văn học của tôi [93]) Nếu như các cây bút nữ thời kì đổi
Trang 14mới vẫn đang trong quá trình vận động thì tác phẩm của họ vẫn còn có những
“vùng đất mới” thậm chí ngay ở vùng đất đã được thâm canh vẫn cần được tiếp tục có những kiến giải từ phía người đọc
2.2.2 CÁC BÀI VIẾT VỀ TÁC GIẢ PHAN THỊ VÀNG ANH, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, Y BAN, LÝ LAN
Nằm trong diện khảo sát các vấn đề về truyện ngắn sau 1975 và các tác giả nữ, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, Y Ban - bốn cây bút nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, cũng được các nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm
2.2.2.1 VỀ Y BAN
Nhận định về sáng tác của Y Ban, trong bài viết Một giọng nữ trầm
trong văn chương Bùi Việt Thắng cho rằng: “Trong nhiều gương mặt nữ viết
văn gần đây, người đọc vẫn dành cho Y Ban nhiều cảm tình đặc biệt” [102] Cũng ở bài viết này, ông đặc biệt nhấn mạnh đến lối viết của chị: “Y Ban có một lối viết của riêng mình, chị chú ý khai thác thể hiện những tâm trạng điển hình của nhân vật trong những trạng huống tiêu biểu”
Trong bài viết gần đây trên báo Văn nghệ số ra ngày 5/7/2003 Y Ban và
những thân phận đàn bà, Xuân Cang đã phân tích và lí giải những đặc điểm
trong sáng tác của Y Ban trong khi xây dựng nhân vật nữ Ông xem Y Ban là người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái tinh
vi trong tâm hồn con người
Báo cáo kết quả cuộc thi viết tiểu thuyết và truyện ngắn về đề tài Hà Nội, nhà văn Hoàng Ngọc Hà đánh giá cao tác phẩm của chị: “Y Ban (giải B)
lại có một lối kể chuyện thật thản nhiên, không bình phẩm mà dẫn người đọc vào những suy tư và tự xem lại cách sống của mình” [19]
Trang 15Tại cuộc hội thảo Truyện ngắn hay 1998 do Trường Đại học Hồng Đức
tổ chức, truyện ngắn Sau chớp là dông bão của Y Ban đã thu hút được nhiều ý
kiến đánh giá từ phía người đọc Từ một truyện ngắn, Vũ Thị Oanh (giảng viên đại học Hồng Đức) đã có cái nhìn rộng hơn về sáng tác của Y Ban: “Theo tôi sáng tác Y Ban không đặt ra những vấn đề to tát, cũng không đại ngôn, mà thường chỉ là những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhưng thường để lại những ám ảnh có lúc xa xót như những nhát cứa, có lúc hồi hộp, dịu ngọt Đã gặp một lần - những người có trái tim nhạy cảm không dễ mấy ai quên” [67]
Qua các bài viết về Y Ban, có thể nhận thấy, các tác giả mới dừng lại ở việc khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, ở đặc điểm nhân vật nữ, những đặc trưng của giọng điệu mà chưa khảo sát một cách toàn diện tác phẩm của chị
*
Y Ban đến với văn chương không phải là chủ định ngay từ ban đầu bởi trước khi là nhà văn, là phóng viên, chị đã tốt nghiệp Y khoa và đã từng gắn
bó với nghề y ở cương vị giảng dạy Chị bắt đầu viết văn từ năm còn học lớp
8 với những mẩu chuyện nhỏ Chị trở thành một cây bút được bạn đọc chú ý
khi Bức thư gửi mẹ Â u cơ được gửi dự thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ
quân đội (1989 - 1990) và đoạt giải thưởng Ba năm sau, năm 1993, chị lại tiếp
tục gặt hái thành công Tập truyện Người đàn bà có ma lực của chị đã đoạt
giải B cuộc thi viết về Hà Nội của Nhà xuất bản Hà Nội Cho đến nay, chị vẫn
là cây bút sung sức ở thể loại truyện ngắn và là một gương mặt tiêu biểu cho
truyện ngắn nữ thời kì đổi mới Chị liên tục cho ra nhiều tập truyện: Người
đàn bà có ma lực, Đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Cẩm cù, Miếu hoang, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ và gần đây nhất là tập truyện Cưới chợ và những truyện ngắn mới
2.2.2.2 VỀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ
Sỹ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên bình diện thi pháp:
Trang 16Truyện ngắn Thu Huệ được viết theo thi pháp mở thể hiện qua việc xây dựng nhân vật, qua cách xây dựng cốt truyện Thu Huệ độc đáo ở ngôn ngữ miêu tả đời sống, ở việc miêu tả những tình huống trào lộng, ở lối viết cô đặc Từ những phát hiện đó, ông cho rằng Thu Huệ đang chuẩn bị cho mình một phong cách: “Nếu phong cách nghệ thuật là một đại lượng thẩm mỹ, thể hiện
sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, các yếu tố độc đáo lặp đi lặp lại, nói lên cách nhìn, cách cảm trong sáng tạo của một nhà văn, của một tác phẩm cụ thể , thì ở Thu
Huệ, người đọc tìm thấy những dấu hiệu đó” (Thi pháp truyện ngắn của
Nguyễn Thị Thu Huệ [126]) Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra những mặt chưa
được ở cây bút này như một số tác phẩm còn thiếu tính khái quát, còn sa vào lối miêu tả kể lể
Chùm truyện ngắn dự thi Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994 của
Nguyễn Thị Thu Huệ đã được đánh giá cao với những nhận xét: “Truyện nào của chị cũng hấp dẫn Chị viết về sự kiếm tìm hạnh phúc của con người trong đời sống thực tại, lý giải, cắt nghĩa sự tha hóa của đạo đức Văn phong của chị
tinh tế, gần gũi” (Một cuộc thi về người lính, vì người lính và vì một nền văn
học đổi mới, lành mạnh Tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1994) Bùi Việt
Thắng khảo sát 5 truyện ngắn dự thi ở nhiều khía cạnh khác nhau từ bình diện phản ánh, đặc điểm của nhân vật nữ, giọng điệu đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện Về giọng điệu của cây bút nữ này, ông cho rằng có một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản, thậm chí có khi đối chọi nhau trong văn Thu Huệ Ông viết: “Truyện ngắn Thu Huệ luôn có hai mặt như thế - vừa “bụi bặm trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm”, “vừa táo tợn, vừa thanh khiết”,
“văn Thu Huệ có độ căng của nhịp điệu, câu thường ngắn, ít ẩn dụ điển tích,
cấu trúc đơn giản, thông tin cao” (Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút nữ
trẻ [102]) Khảo sát 5 truyện ngắn dự thi, Dương Quỳnh Trang lại quan tâm
Trang 17tới việc xây dựng hình mẫu người đàn ông trong sáng tác của Thu Huệ Chị đã
có bài viết Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi của một cây bút nữ
* Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong số những tác giả gặt hái được thành công khi tuổi còn rất trẻ Năm 1993, chị nhận giải thưởng của Báo Tiền phong
trong cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh khi chị ở tuổi 27 Cùng năm đó, chị giành
được giải A trong cuộc thi viết về đề tài Hà Nội của Nxb Hà Nội Năm 1994 là năm thành công của chị với hai giải thưởng lớn: giải nhất cuộc thi truyện ngắn
Tạp chí Văn nghệ quân đội cho chùm tác phẩm gồm 5 truyện ngắn và tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cho tập truyện Hậu thiên đường Đến với
văn chương khá sớm và cho đến nay, chị đã ra mắt bạn đọc bốn tập truyện
ngắn: Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, Nào ta cùng lãng quên
2.2.2.3 VỀ LÝ LAN
Lý Lan lớn lên ở vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn, dạy học, viết văn và dịch thuật là những công việc chị từng làm Đã từng có thời gian dài gắn bó với nghề dạy học nhưng công chúng lại biết đến chị nhờ văn chương Với Lý Lan,
“viết văn khiến mình quan tâm đến con người và hoàn cảnh sống của họ” [42] Ngoài sáng tác truyện ngắn chị còn viết truyện cho thiếu nhi, viết kí và tiểu
Trang 18thuyết Hiện nay chị đã là tác giả của hàng chục đầu sách Bên cạnh các tập
truyện ngắn in riêng như Quá chén, Đất khách, Phượng, Thả diều, Chút lãng
mạn trong mưa; truyện ngắn của chị còn được tuyển chọn vào các tập truyện
ngắn khác như Cỏ hát (In chung với Trần Thùy Mai, Nxb Tác phẩm mới, 1984; Những ngày cuối năm Tập truyện ngắn thành phố Nxb Văn nghệ Tp
Hồ Chí Minh, 1984; Truyện ngắn hay tuyển chọn, Nxb Công an nhân dân 1996; Truyện ngắn hay và đoạt giải (1957 - 1997), Nxb Văn học - Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1997; Truyện ngắn 4 cây bút nữ, Nxb Văn học 2001;
Truyện ngắn nữ thập niên 90, Nxb Phụ nữ 2000,
Trong phần viết tổng luận cho cuốn sách Các nhà văn nữ [54] của nhóm
tác giả Lê Thị Đức Hạnh, Vân Thanh, Phan Diễm Phương, Lý Lan được nhắc đến như là một cây bút đang được nhiều người chú ý Trong cuộc thi truyện
ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1989 - 1990, truyện ngắn Ngựa ô của Lý Lan
đã được nhà văn Xuân Thiều đánh giá cao: “đọc truyện này làm ta liên tưởng
tới Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu hoặc Vĩnh biệt Gunxarư của
Aimatốp Chẳng hiểu Lý Lan có cảm hứng qua cái đẹp của các nhà văn vừa nhắc tới không, mà tôi cứ nghĩ rằng “cái tạng” của Lý Lan rất dễ bắt gặp sự rung động của các nghệ sĩ từng để lại cho đời những tác phẩm bất hủ”, “khác với một số nhà văn viết về con người và nông dân Nam bộ, Lý Lan đã đem đến cho người đọc ấn tượng về sự dịu hiền, sự ấm áp và cả sự tinh tế của nông thôn Nam bộ” [106]
Đọc tập truyện ngắn và kí Một góc phố tàu của Lý Lan, Vũ Đức Tân
cho rằng: “Chị viết truyện ngắn khá tự nhiên, bao giờ cũng mong mình có nhiều công chúng hơn Lối viết của Lí Lan khá gần với phong cách hiện đại [97]
Là người tuyển chọn trong số các tác phẩm truyện ngắn và kí của Lý
Lan vào tập Một góc phố Tàu, Vương Trí Nhàn đã có sự nghiên cứu khá kĩ
lưỡng sáng tác của chị trên nhiều bình diện như sự ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình sáng tác của Lý Lan, những phạm vi hiện thực được phản ánh trong sáng tác của chị cũng như một số phương diện về hình thức thể hiện
Trang 19Trên cơ sở nhận diện các tác giả văn xuôi Nam bộ như Hồ Biểu Chánh, Lý Văn Sâm, Sơn Nam, Trang Thế Hy, ông cho rằng: “có thể Lý Lan không hoàn toàn cố ý, nhưng văn xuôi của chị chính là nằm trong cái mạch đó của văn xuôi Nam bộ Cây bút nữ này đã tiếp nhận một cách hồn nhiên kinh nghiệm của người đi trước, trong hoàn cảnh của mình, thêm vào đó những sắc thái
mới, làm nên một giọng điệu mới”(Mạch sống tự nhiên - một vài cảm nhận về
văn xuôi Lý Lan [85]) Ông đặt niềm tin vào cây bút này: “có thể tin là trước
mắt chúng ta, một phong cách đã hình thành, một mạch văn đã khơi nguồn và đang chảy xiết” [85]
Quan tâm tới lối viết của Lý Lan, đặc biệt là cách tạo dựng không khí cho truyện kể, Bùi Việt Thắng nhận định: “Lý Lan viết truyện ngắn rất tự do, dường như không câu nệ khuôn phép nào Đọc Lý Lan tôi nhớ đến nhận xét của nhà văn Đỗ Chu: mỗi truyện ngắn trở thành một mảnh phân thân Truyện ngắn Lý Lan vừa như một cái gì liên tục mà đứt đoạn, mơ hồ mà rõ ràng - có thể đó là lối viết dựa vào dòng ý thức” [118, tr9]
Khi tìm hiểu sáng tác của Lý Lan, các tác giả thường quan tâm tới giọng điệu, cách kể chuyện và lối viết Điều này đã được khẳng định là đặc trưng tạo nên dấu ấn của nhà văn nữ này
2.2.2.4 VỀ PHAN THỊ VÀNG ANH
Sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn học, bố là nhà thơ Chế Lan Viện,
mẹ là nhà văn Vũ Thị Thường, Vàng Anh đã có những lợi thế để phát huy niềm đam mê và khả năng sáng tạo văn học của mình Phan Thị Vàng Anh được độc giả đặc biệt chú ý kể từ khi chị tham gia cuộc thi truyện rất ngắn trên
tạp chí Thế giới mới Nhận định về cây bút này, Tuyết Ngân đã viết: “Những
năm đầu thập kỉ 90, văn đàn “nổi sóng” vì những truyện ngắn “Kịch câm”,
“Đất đỏ” cho đến “Hoa muộn” của nhà văn trẻ Phan Thị Vàng Anh Khi đó chị mới ngoài 20 tuổi Những truyện ngắn của chị đã khiến các nhà văn lớp
Trang 20trước và độc giả phải bàng hoàng vì giọng điệu cũng như ý tưởng mới lạ của nó” [74]
Tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh được tặng
thưởng của Hội nhà văn và khi viết lời giới thiệu cho tập truyện này, Huỳnh Như Phương đánh giá: “sự xuất hiện của Vàng Anh đã đem đến một không khí mới cho đời sống văn học hồi bấy giờ” Sức hấp dẫn mà truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh có được là nhờ “Vàng Anh biết cách lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng chừng nhạt nhẽo” [90, tr6]
Trong bài viết Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách
truyện ngắn trẻ, từ chỗ đi sâu vào phân tích truyện ngắn Hoa muộn - tác phẩm
đưa Vàng Anh đến với giải thưởng của tạp chí Thế giới mới, Tuyết Ngân lại
một lần nữa khẳng định sự xuất hiện có ý nghĩa của Vàng Anh trong đời sống văn học những năm gần đây: “Người ta hồ hởi đón nhận truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh và tác giả cũng đáp lại sự chờ đợi của mọi người bằng cách liên tục xuất bản những tập truyện ngắn” [73]
Cảm nghiệm về sự mỏng manh của một số mối liên hệ con người trong đời sống hiện đại, về những con người nhỏ bé, lẻ loi trước những tình cảm hời hợt, những đứt gãy của cuộc sống ở một số nhân vật trong sáng tác của Vàng
Anh, Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Bơ vơ trong cái đời thường - Đọc truyện
ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng: Phan Thị Vàng
Anh đã “cố gắng bóc đi những lớp vỏ sự kiện đời sống để trực quan các mối liên hệ - giản đơn và vô hình giữa con người” [32]
Ngay sau khi những tác phẩm đầu tay đến với bạn đọc, Phan Thị Vàng Anh đã gây được sự chú ý của người đọc Vàng Anh trở thành một trong số những cây bút trẻ mà khi nói đến sự đổi mới văn học, sự vận động của thể loại truyện ngắn, các nhà phê bình, nghiên cứu không quên nhắc đến tác phẩm của chị Những năm gần đây, chị ít xuất hiện hơn trên văn đàn Chắc rằng, đây sẽ
là quãng lặng để chị lại có thể bước những bước đi vững chắc trong văn
Trang 21nghiệp và tác phẩm của chị sẽ còn là những mảnh đất cần tiếp tục được khai
vỡ
* *
* Tựu chung lại, có thể nhận thấy các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát chủ yếu là những tác phẩm và tác giả cụ thể ở những tập truyện riêng
rẽ mà chưa có cái nhìn bao quát, xâu chuỗi mang tính hệ thống trên cơ sở khảo sát một cách toàn diện truyện ngắn của các nhà văn nữ đặc biệt là truyện ngắn của 4 cây bút nữ trên đây Có không ít những nhận xét khá tinh tế, sâu sắc về các cây bút nữ ra đời sau 1975, tuy nhiên những bài viết này cũng chỉ mới dừng lại ở những gợi mở mà chưa có sự phân tích thấu đáo Đặc biệt, chưa có các bài viết nghiên cứu về bình diện nhân vật, về cảm hứng sáng tác cũng như một số phương diện của hình thức tác phẩm của các chị Vì thế, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn bằng sự khảo sát của mình tìm hiểu đặc điểm trong sáng tác truyện ngắn của bốn cây bút nữ, qua đó góp thêm một góc nhìn để thấy được sự đóng góp về phương diện thể loại của các cây bút trẻ trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát chính là truyện ngắn của bốn cây bút nữ Nguyễn
Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan Mở rộng hơn, chúng tôi sẽ liên hệ sang những sáng tác ở các thể loại khác của các chị Một mặt, chúng tôi vừa tập trung vào những đặc điểm chung của 4 cây bút nữ, mặt khác vừa đi sâu vào từng tác giả cụ thể để có cái nhìn khu biệt Tất nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ cố gắng đặt truyện ngắn của các chị trong cái nền chung của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới nói chung và truyện ngắn nữ trẻ nói riêng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 22Chọn đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới (qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh,
Lý Lan), luận văn tập trung vào các phương diện: truyện ngắn những năm sau
chiến tranh và truyện ngắn nữ thời kì đổi mới; truyện ngắn bốn cây bút nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan nhìn từ phương diện cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật và đặc điểm nghệ thuật Trong các vấn
đề trên thì việc tìm hiểu truyện ngắn những năm sau chiến tranh và truyện
ngắn nữ thời kì đổi mới là một cách tiếp cận với dòng chảy của truyện ngắn để
thấy được mạch nối và vị trí của các cây bút nữ nói chung và bốn tác giả trên nói riêng trong tiến trình vận động của truyện ngắn nữ hiện đại Trên cơ sở đó, chúng tôi tập trung soi rọi vào hai phương diện quan trọng và đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật là cảm hứng sáng tác và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có một cái nhìn tổng quan về truyện ngắn của bốn tác giả với số lượng khá lớn các tác phẩm, luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp loại hình, phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu Với các phương pháp này, chúng tôi cố gắng tìm được đặc trưng cơ bản nhất cũng như mối tương quan giữa truyện ngắn của các chị với những cây bút cùng thế hệ, cùng giới, khác giới và khác thế hệ
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1 Qua việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, luận văn sẽ cho thấy quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của các nhà văn nữ này, trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm của nữ văn sỹ 5.2 Khảo sát truyện ngắn bốn cây bút nữ từ phương diện nghệ thuật để thấy được các thủ pháp nghệ thuật trong quá trình xây dựng cốt truyện
Trang 235.3 Qua truyện ngắn bốn cây bút nữ, thấy được dòng chảy của truyện ngắn nữ đương đại nói riêng và truyện ngắn nói chung trong tiến trình vận động và đổi mới của văn xuôi thời kì đổi mới
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm ba chương
Chương 1: Truyện ngắn những năm sau chiến tranh và truyện ngắn nữ thời kì đổi mới
Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan
Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
và phần Phụ lục: Quan niệm của một số nhà văn nữ về nghề văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I TRUYỆN NGẮN NHỮNG NĂM SAU CHIẾN TRANH VÀ TRUYỆN
NGẮN NỮ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1 TRUYỆN NGẮN NHỮNG NĂM SAU CHIẾN TRANH
Năm 1975, với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đời sống
xã hội bước sang một quỹ đạo mới Đó là thời điểm để con người trở về với nhịp sống thời bình Những đổi thay của đời sống xã hội những năm sau chiến tranh đã được tác động vào đời sống văn học, đặt văn học trước yêu cầu đổi mới
Trang 24Tuy nhiên, những năm đầu sau chiến tranh, văn học vẫn còn phát triển theo quỹ đạo cũ Từ nửa sau thập kỉ 80 văn học mới thực sự có sự chuyển đổi:
từ tính thống nhất với tư duy sử thi là chủ đạo, dần dần văn học có sự chuyển đổi sang tư duy tiểu thuyết; từ chịu ảnh hưởng của các quy luật chiến tranh, văn học chuyển sang chịu tác động của các quy luật thời bình Bước chuyển của văn học được thể hiện qua thơ, kịch, văn xuôi, trong đó truyện ngắn là một trong những thể loại ghi dấu rõ rệt Là thể loại nhạy bén và xung kích trong việc áp sát hiện thực cuộc sống, truyện ngắn lại đi sâu vào việc phản ánh “cái hàng ngày”, “cái thường nhật” Cùng với những chuyển động của thể loại tiểu
thuyết với sự xuất hiện của những tác phẩm từng gây dư luận như Cù lao
tràm, Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân,
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là sự trở lại, lên ngôi của truyện ngắn
với những cây bút lão thành, những cây bút từng có những đóng góp trong nền
văn học kháng chiến như Bùi Hiển với Ý nghĩ ban mai, Xuân Thiều Gió từ
miền cát, Người mẹ tội lỗi, Xin đừng gõ cửa, Nguyễn Kiên với Chim khách kêu, Những mảnh vỡ, Đỗ Chu với Một loài chim trên sóng, Nguyễn Minh
Châu với Bến quê và Cỏ lau, Đặc biệt là sự xuất hiện của những cây bút trẻ -
lớp nhà văn trưởng thành sau chiến tranh, để rồi đến những năm 90, truyện ngắn vươn lên thành một thể loại giàu sức sống trong dòng chảy của văn học dân tộc những thập niên cuối của thế kỷ hai mươi với một trong số gương mặt xuất sắc là Nguyễn Huy Thiệp
Sức sống của truyện ngắn được nuôi dưỡng trong không khí xã hội với
xu hướng mở rộng tính chất dân chủ Sự bùng nổ các tác phẩm truyện ngắn trên các ấn phẩm báo chí là môi trường để truyện ngắn dễ dàng đến được với người đọc Truyện ngắn được in nhiều trên các báo và các tuyển tập Nhiều cuộc thi truyện ngắn đã được phát động và cũng qua đó người đọc có thể tìm
Trang 25được những gương mặt triển vọng Bên cạnh các cuộc thi truyện ngắn được tổ
chức thường xuyên trên các báo (cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ trong nhiều năm, báo Tiền Phong, Tạp chí Thế giới mới cho thể loại truyện ngắn dưới 1000 chữ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tạp chí Sông Hương) là việc
hưởng ứng của các tác giả cho cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Hà Nội 1992
- 1993 do Nxb Hà Nội phát động, cuộc thi truyện ngắn dành cho các cây bút mới do Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh tổ chức, cuộc thi truyện ngắn hay Tp
Hồ Chí Minh do Nxb văn nghệ Tp Hồ Chí Minh và Báo Nguyệt san Tp Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức trong 2 năm 1991, 1992 Một khối lượng lớn các tuyển tập truyện ngắn có mặt trên thị trường và đang từng ngày đến tay bạn đọc
Dẫu rằng, với cơ chế thị trường và sự bùng nổ thông tin như mấy năm trở lại đây, truyện ngắn với tư cách là một loại hình nghệ thuật, để đến với được với người đọc còn là cả một thử thách khi mà con người ngày càng có nhiều
sự lựa chọn, ngày càng có nhiều mối quan tâm hơn và thời gian dành cho việc đọc đang bị thu hẹp dần và ở góc độ này, so với tiểu thuyết, truyện ngắn quả là
có lợi thế! Sự bùng nổ của thông tin, cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học đã đòi hỏi ở truyện ngắn cũng như các thể loại khác một sự đổi mới, một kiểu tư duy mới để đáp ứng một cách tiếp nhận mới từ phía công chúng độc giả Thực tế cho thấy là số đầu sách của các nhà xuất bản vẫn không ngừng được mở rộng và nhiều cây bút mới vẫn chọn truyện ngắn làm thể loại thử sức trong khi nhiều nhà văn lớp trước vẫn tiếp tục sáng tác truyện ngắn sau những thành công trong văn nghiệp Người đọc vẫn không thờ ơ với truyện ngắn bởi “trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép
từ phía các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả” [112] Vấn đề đặt ra là khi việc in ấn trở nên không mấy khó khăn, thì sức sống của truyện ngắn lại tuỳ thuộc phần lớn vào chủ thể sáng tạo, gánh nặng thiên chức hơn bao giờ hết lại đặt lên vai những người
Trang 26cầm bút, cả những người viết thuộc thế hệ trước và những cây bút trẻ mới xuất hiện sau chiến tranh
Sau năm 1975, cùng với quá trình đổi mới trong đời sống xã hội là những đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Lớp nhà văn trẻ đã có một quan niệm về văn chương rất giản dị: người viết chỉ nên coi văn chương là người bạn tâm tình, chức năng “giáo huấn”, “tải đạo” được coi nhẹ hơn so với những nhà văn “lớp trước”: “Lớp sau, cái trách nhiệm đem đến một bài học gì
đó, một lí tưởng nào đó đến người đọc được coi bộ xem nhẹ hơn trước Có lẽ
họ thích nói bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp cái tôi của mình hơn, thích chứng tỏ cá tính của tôi cho người đọc hơn là hướng dẫn
người đọc” (Phan Thị Vàng Anh - Trả lời phỏng vấn báo Phụ nữ thủ đô
và độc giả được thu hẹp dần Thời kì đổi mới, cách nhìn của họ về hiện thực cũng có những đổi khác Truyện ngắn ngày càng đi sát với hiện thực, một
hiện thực như nó vốn có chứ không phải là hiện thực như ta mong muốn Nhà
văn chủ động với việc lựa chọn hiện thực Bên cạnh những mặt tốt đẹp, không
ít các tác phẩm truyện ngắn còn đề cập đến cả mặt trái, mặt tiêu cực của hiện thực Cuộc sống trong tác phẩm đã có những khoảng lồi lõm, trồi sụt
Trang 27Từ bối cảnh của đời sống xã hội với cơ chế dân chủ, các nhà văn đã có những đổi mới trong việc tiếp cận hiện thực đời sống Khác với thời kì trước
1975, hiện thực thường được tiếp cận từ cái nhìn đơn chiều đều hướng về sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc Cảm hứng lãng mạn cách mạng và cảm hứng sử thi luôn chi phối các nhà văn trong sáng tác suốt ba mươi năm chiến tranh Những vấn đề lớn lao của vận mệnh dân tộc trở thành mối quan tâm của hầu hết các nhà văn hồi bấy giờ Thực tế đó không cho phép các nhà văn đi sâu vào số phận cá nhân, có chăng là những chuyện hạnh phúc của con người luôn được gắn liền với lợi ích của dân tộc và thời đại Những năm sau chiến tranh, truyện ngắn ngày càng áp sát hiện thực đời sống Con người trở thành tâm điểm sáng tạo của các cây bút Một cách nhìn mới về con người được mở ra Những nhân vật lí tưởng trở nên hiếm hoi hơn Con người được mô tả như là một thực thể với những “cái đã biết” và những “cái chưa biết” Con người đời thường với những nhu cầu cá nhân, những “cái con người” trong con người: những khát khao, cả dục vọng và ham muốn; con người trong sự giao tranh giữa cao cả thấp hèn, giữa “thiên thần và ác quỷ”
Và đi đôi với việc khám phá chiều sâu trong tâm hồn con người là việc tái hiện hiện thực của thế giới tâm linh và tâm trạng Hầu hết các truyện ngắn thành công được độc giả đón nhận đều tập trung khai thác những mảng đề tài lâu nay trong văn học chưa có điều kiện đề cập tới gây được phản hồi tích cực
từ phía độc giả Trong số đó phải kể đến Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, Tướng về hưu, Trương Chi, Con gái thuỷ thần của Nguyễn Huy Thiệp,
Kẻ sát nhân lương thiện của Lại Văn Long, Ánh trăng của Nguyễn Bản, Mùa hoa cải bên sông, Hai người đàn bà xóm Trại của Nguyễn Quang Thiều, Luỵ
của Trần Duy, Họ đã trở thành đàn ông của Phạm Ngọc Tiến, Hậu thiên
đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị
Hảo; Nguyễn Minh Châu với Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Bức
tranh; Lê Minh Khuê với Bi kịch nhỏ, Anh lính Tony D,
Trang 28Nói về thành tựu của truyện ngắn sau 1975, nhà nghiên cứu Bích Thu
đã nhận định: “Trong truyện ngắn sau 1975, từng cá thể, từng mảnh đời riêng biệt âm thầm lặng lẽ hay ồn ào, sôi động được nhìn nhận trong những môi trường đời sống bình thường, làm nên thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp Bằng nhiều cách khai thác và tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội tâm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm: vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, những hi vọng, khát khao, đam mê.” [108, tr71] Với sự đổi mới quan niệm về hiện thực và con người,
các nhà văn đã mang đến cho thể loại truyện ngắn những sắc thái mới Từ Hai
người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi với cách nhìn về con người trong
tính phức tạp và đa diện của nó đến con người tự nhận thức trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, con người với những khát khao hạnh phúc trong Hai
người đàn bà xóm Trại của Nguyễn Quang Thiều, trong sáng tác của các nhà
văn nữ như Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Võ Thị Hảo, con người với
những mảng khuất của thế giới tâm linh trong Bến trần gian của Lưu Sơn Minh, Thợ may của Phạm Hải Vân, con người với sự tha hoá về nhân cách trong Xóm nhỏ, Bi kịch nhỏ của Lê Minh Khuê, Tướng về hưu của Nguyễn
Huy Thiệp Những sáng tác đó đều mang trong mình nó những dấu hiệu của
sự chuyển đổi Chưa bao giờ trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng, con người lại được khai thác ở nhiều chiều kích và bình diện đến vậy Tiếp cận với thế giới nhân vật trong các sáng tác, người đọc như được tiếp xúc với những con người có thực ở ngoài đời, cũng sinh động, phong phú và không kém phần phức tạp
Cũng viết về chiến tranh nhưng khác với thời kì trước đó, các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn trẻ đã bộc lộ một tiếng nói thế hệ qua những trang viết
của mình Nguyễn Quang Thiều trong tác phẩm Hai người đàn bà xóm Trại đã
có cách khai thác riêng về số phận con người trong chiến tranh Truyện đi sâu vào số phận con người cá nhân với khát vọng về hạnh phúc riêng tư Chiến tranh thường gắn liền với chia li cách trở Trước 1975 với tâm thức của cả
Trang 29cộng đồng đều mong mỏi một sự đoàn tụ, với ý niệm trong đau khổ lại có niềm vui, mô hình kết thúc thường gặp vẫn là kiểu kết thúc “gặp gỡ - đoàn tụ”
Với Hai người đàn bà xóm Trại, kết thúc tác phẩm nhà văn vẫn còn để ngỏ:
những người chồng đi chinh chiến của hai người đàn bà xóm Trại đã không bao giờ còn trở về nhưng niềm hy vọng vốn đã trở thành một thói quen đã bao năm, ngay cả khi họ đã già và chiến tranh đã lùi xa, vẫn luôn hiện hữu trong
cuộc sống thường nhật Họ đã trở thành đàn ông của Phạm Ngọc Tiến cũng là
một cách quan niệm mới về hạnh phúc: hạnh phúc là được dâng hiến, là được góp phần làm cho người khác hạnh phúc Nhân vật chính trong truyện là một phụ nữ với nỗi đau khi tình yêu bị chia cắt Là một người lính, hơn ai hết chị hiểu được cuộc sống khắc nghiệt ở chiến trường - một cuộc sống luôn phải đối diện với cái chết từng ngày, từng giờ và chị đã tự nguyện bù đắp cho một người lính trẻ trước khi vào trận chiến Với triết luận về cuộc sống có sự sinh thành và huỷ diệt, được và mất, hạnh phúc và đau khổ, truyện đã để lại dư vị sâu lắng trong lòng người đọc
Những cách tân của thể loại truyện ngắn không chỉ được thể hiện ở sự đổi mới tư duy và cách tiếp cận hiện thực từ phía chủ thể sáng tạo mà còn là ở phương diện hình thức và thi pháp thể loại Để tăng thêm khả năng phản ánh hiện thực, một xu hướng vẫn thường gặp trong truyện ngắn hôm nay là lối viết pha màu sắc huyền thoại Nhiều truyện ngắn có cấu trúc đan cài thực và ảo Yếu tố huyền thoại ở đây được xem như là một công cụ để tái hiện sinh động
và có hiệu quả cuộc sống và con người đương thời Nếu như Nguyễn Huy
Thiệp đã thông qua các tích truyện cổ (Trương Chi, Những ngọn gió Hua tát)
để xây dựng nên những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống đương đại thì Lưu Sơn Minh, Phạm Hải Vân, Võ Thị Hảo và nhiều tác giả khác đã bằng hình
thức huyền thoại hoá để mở ra một “không gian cảm nhận mới lạ” cho người đọc Nhiều truyện ngắn của Võ Thị Hảo (Biển cứu rỗi, Hồn trinh nữ, Người
sót lại của rừng cười ), của Nguyễn Thị Ấm (Giấc ngủ nơi trần thế), được
viết như những câu chuyện cổ tích thời hiện đại Được lắp ghép bởi hai bình
Trang 30diện hiện thực và kì ảo, với lối viết pha màu sắc huyền thoại như vậy, các tác phẩm đã tạo được dư ba trong lòng người đọc
Mặt khác, truyện ngắn cũng đã có sự cách tân về phương diện ngôn ngữ
và phương thức trần thuật Các thủ pháp xây dựng truyện ngắn như tăng cường tính đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức, đồng hiện,
sử dụng thời gian và không gian nghệ thuật hợp lí đã được các tác giả áp dụng làm tăng hiệu quả nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn riêng cho truyện ngắn hôm nay
Với sự chuyển đổi theo xu hướng đó, truyện ngắn đã và đang có những chuyển biến trước đòi hỏi của đời sống và sự cảm thụ của người đọc Dẫu có thời điểm chững lại, song với khả năng biến hoá linh hoạt, truyện ngắn vẫn là thể loại thuận lợi trong việc phát huy khả năng tiếp cận hiện thực trong giai đoạn mới nhanh nhạy và sắc bén Trong tương lai, truyện ngắn vẫn sẽ phải tiếp tục đổi mới để tiếp tục là một thể loại văn học không thể thay thế
1.2 TRUYỆN NGẮN NỮ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Với đặc thù của một thể loại văn học, trong quá trình hình thành và phát triển, truyện ngắn đã góp phần làm nên diện mạo của văn học dân tộc Trước cách mạng tháng Tám, đặc biệt là thời kì 1930 - 1945, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, các cây bút truyện ngắn như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam là những gương mặt truyện ngắn tiêu biểu trong việc làm nên một thời kì phát triển mạnh mẽ đưa văn chương vào “quỹ đạo hiện đại” Giai đoạn 1945 - 1975 với một lực lượng đông đảo những người cầm bút thuộc nhiều thế hệ (gồm lớp nhà văn tiền chiến xuất hiện trước 1945, lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, lớp nhà văn thuộc thế hệ thứ ba xuất hiện trong chiến tranh chống Mỹ)
đã đem đến cho truyện ngắn thời kì này sự phong phú ở cả hai phương diện tác gia và tác phẩm Truyện ngắn giai đoạn này đã được nói đến như một thành tựu của văn chương kháng chiến và nhiều tác phẩm đã trở thành những
Trang 31giá trị tinh thần trong đời sống văn học đương thời, trở thành những di sản quí báu trong lịch sử văn học dân tộc Từ sau 1975, điều kiện và môi trường sáng tác thuận lợi đã tạo điều kiện tốt để truyện ngắn trở thành một thể loại sung sức và xung kích trong việc mở ra những hướng tìm tòi mới cả về phương diện thi pháp thể loại lẫn khả năng tiếp cận hiện thực Đây cũng là thời kì truyện ngắn phát triển mạnh mẽ và cùng với tiểu thuyết, văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đã tiến những bước khá dài
Góp vào sự phát triển cả về số lượng lẫn hiệu quả nghệ thuật đó còn là
sự góp mặt của những cây bút nữ Đóng góp của các nhà văn nữ trên lĩnh vực văn xuôi, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn được thể hiện rõ qua từng thời kì với những đặc điểm khu biệt Chúng tôi muốn có cái nhìn khái quát mang tính lịch đại về đặc điểm và đóng góp của truyện ngắn nữ trong suốt một thế kỉ qua
1.2.1 TRUYỆN NGẮN NỮ TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Cho đến những năm đầu thế kỉ XX các nữ văn sĩ hầu như vẫn còn vắng bóng trên văn đàn Sáng tác của nữ văn sĩ vẫn còn dừng lại ở con số rất khiêm tốn Một trong những nguyên nhân cắt nghĩa hiện tượng này là dưới chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ không thể có điều kiện tham gia lao động sáng tạo nghệ thuật Những quy định ngặt nghèo theo quan niệm đạo đức Nho giáo đã ràng buộc người phụ nữ với bổn phận và gia đình Nhà thơ Anh Thơ từng tâm sự: “Từ bé bố tôi đã cấm tôi làm thơ Theo cách nghĩ của bố tôi, con gái có một chút tài thì mệnh thường bạc, vì thế ông đã tìm mọi cách để ngăn cản” [107] Vì thế, được giao cảm với đời, với thế giới bên ngoài càng ngày càng trở thành một niềm khao khát của người phụ nữ, nhất là với những người phụ nữ có thiên hướng sáng tạo
So với thế kỉ trước thì trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, người phụ nữ cũng đã phần nào có tiếng nói trên văn đàn, trên các diễn đàn báo chí
như Nữ giới chung, Phụ nữ thời đàm, Phụ nữ tân văn Ngay từ những năm
Trang 32hai mươi, các bài viết Văn học với nữ tính, Phụ nữ đối với văn học, Nền văn
học của phụ nữ Việt Nam trên tờ Phụ nữ tân văn đã lên tiếng đấu tranh cho
sự bình quyền của giới nữ trong văn học Thời kì này tiếng nói của các nhà văn nữ đối với văn học chủ yếu là ở lĩnh vực thơ ca Còn trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng thì sự hiện diện của các nhà văn nữ còn quá ít
ỏi Năm 1941, Anh Thơ xuất bản tiểu thuyết Răng đen nhưng chưa thực sự có
được tiếng vang Người đọc vẫn nhớ đến bà với tư cách là nữ sĩ của phong trào Thơ mới nhiều hơn Cùng với Anh Thơ thì Đạm Phương Nữ Sử và Mộng Sơn được xem là những người có công đầu cho mảng sáng tác văn xuôi của
phụ nữ thời kì trước Cách mạng tháng Tám Kim Tú Cầu của Đạm Phương nữ
sử là tác phẩm chống lại quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy - quan niệm thời đó đã khiến cho bao đôi lứa bị chia lìa trong đau khổ, là tiếng kêu tha thiết đòi được tự do trong tình yêu và hôn nhân Mộng Sơn đã từng có nhiều bút kí
đăng trên tờ Phụ nữ thời đàm Bà còn tham gia làm báo Việt nữ, Đàn bà với
những bài viết thường xuyên trên mục đọc sách Những bài viết của bà là tiếng nói đấu tranh cho sự bình đẳng giới ở góc độ người phụ nữ với những thấu hiểu và cảm thông Dù sáng tác của các nhà văn nữ thời kì này còn quá khiêm tốn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng là tiền đề cho sự phát triển của văn xuôi
nữ sau này
Cách mạng tháng Tám thành công không chỉ là bước ngoặt lịch sử mà còn là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người Trong xu thế chung của thời đại, vị thế của người phụ nữ đã thay đổi Phụ nữ được giải phóng và hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc cùng công cuộc xây dựng đất nước sau hòa bình Nhà văn Mộng Sơn đã có những chuyến đi và kết quả của những
chuyến đi đó là những tập bút kí, phóng sự trong đó phải kể đến Vượt cạn và
Làm nũng Nhà văn nữ Thanh Hương sau Cách mạng tháng Tám đã có mặt ở
nhiều địa phương tham gia nhiều phong trào và những trang viết của bà đã ghi lại hiện thực của đời sống người phụ nữ nông thôn mới Nhà văn Lê Minh - nhà văn nữ đến hôm nay đã là tác giả của trên hai chục đầu sách thuộc nhiều
Trang 33thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, truyện vừa) cũng
đã có thời gian gắn bó với khu công nghiệp luyện kim Thái Nguyên trong thời
kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội Với môi trường quen thuộc là những người thợ - những người chiến sĩ luôn có mặt ở những mũi nhọn trong công
cuộc xây dựng Tổ quốc - bà đã cho ra đời nhiều sáng tác về đề tài này như Mẻ
gang, Ngày mai sắp đến Nguyễn Thị Như Trang đến với sự nghiệp sáng tác
văn học ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 Học xong lớp bồi dưỡng cho
những người viết trẻ và trở thành phóng viên báo Quân khu Ba, bà đã từng có
mặt ở tuyến lửa để viết về những người lính, những người mẹ và những cô gái dũng cảm một cách thầm lặng trên mặt trận chống quân thù
Có thể nói ở vào những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt của chiến tranh, các nhà văn nữ đã có mặt ở nhiều nơi trên suốt dọc dài đất nước ghi lại một cách chân thực bức tranh của đời sống trong những năm tháng chiến tranh Để có được những sáng tác ghi dấu ấn của cả một thời kì có nhà văn đã phải trả bằng máu Nhà văn nữ Dương Thị Xuân Quý vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Duy Xuyên sau khi đã có những tác phẩm viết về những cô giao liên, những nữ thanh niên và cả người dân miền Trung trong chiến tranh chống Mĩ Những nỗ lực sáng tạo của các nhà văn đã được ghi nhận bằng
những tác phẩm được đánh giá tốt Tiểu thuyết Giận nhau (1957) của Mộng Sơn đạt Giải thưởng thi Văn nghệ do Hội liên hiệp Phụ nữ tổ chức Cái hom
giỏ (1959) của Vũ Thị Thường - cây bút tiêu biểu về đề tài nông thôn miền
Bắc trong những năm 60 - đạt giải cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ
Chiếc nơ đỏ của Bích Thuận nhận được giải ba cuộc thi báo Văn nghệ 1968
Nhiều nhà văn nữ đã trưởng thành nhanh chóng từ các phong trào sáng tác, từ những đợt đi thực tế ở chiến trường, ở nông thôn, nhà máy
Đội ngũ các nhà văn nữ thời kì 1945 - 1975 là sự kế tục qua các thế hệ
từ Mộng Sơn, Lê Minh, Bích Thuận đến Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Vũ Thị Thường, Dương Thị Xuân Quý, Lê Minh Khuê Vượt lên trên những trở ngại của giới và của bản thân, các chị đã có những đóng góp
Trang 34nhất định cho nền văn xuôi chống Mĩ nói chung và cho thể loại truyện ngắn nói riêng ở thời kì này Vốn sống được mở rộng từ những trải nghiệm qua những lần đi thực tế trên các công trường, nhà máy, xí nghiệp đến chiến trường, đề tài sáng tác trở nên phong phú Đối tượng họ quan tâm nhiều nhất vẫn là những người phụ nữ, những người vợ, người mẹ, những nữ chiến sỹ, những cô gái giao liên, thanh niên xung phong với những tâm tư và việc làm
cụ thể Trên những trang viết của các chị luôn hiện lên hình ảnh của những cô gái giao liên chịu đựng gian khổ trong những điều kiện khắc nghiệt hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ (tập truyện Hoa rừng của Dương Thị Xuân Quý), là sự đổi
đời của những cô gái giàu ý chí và nghị lực cùng với những chuyển biến trong
tình cảm và lẽ sống (Sao Mai, Ở thành phố bờ biển của Nguyễn Thị Như Trang), là người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà (Những người thân yêu -
Nguyễn Thị Cẩm Thạnh) Qua sáng tác của mình các chị đã tạo dựng được những gương mặt nữ của lớp nhà văn chống Pháp và chống Mĩ Nửa sau thế kỉ
20, nhất là từ những năm 60, nhà văn nữ đã trở thành một lực lượng, một đội ngũ có chỗ đứng trên văn đàn Một lực lượng chưa thể nói là thực sự đông đảo nhưng rất có ý nghĩa ở thời điểm đó Để rồi, cùng với khoảng thời gian mười năm sau chiến tranh - giai đoạn tiền đề cho thời kì đổi mới - là sự bùng nổ về
số lượng tác giả và tác phẩm, sự thay đổi về chất khiến cho truyện ngắn nữ mang những sắc thái mới
1.2.2 TRUYỆN NGẮN NỮ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Những năm sau chiến tranh, đặc biệt là từ thời kì đổi mới, văn đàn chứng kiến một thời kì “truyện ngắn nữ khởi sắc” Phải chăng môi trường sáng tác thuận lợi, vả lại truyện ngắn phù hợp với sức “rướn” của phụ nữ,
“cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có cùng tần số với cảm xúc nữ tính: sự loé sáng, sự thất thường, tính thời khắc, sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng” (Võ Thị Hảo) nên truyện ngắn Việt Nam gần đây như là “một ngày hội lặng lẽ của các cây bút nữ” [91]
Trang 35Trong hoàn cảnh mới, các nhà văn nữ đã thể hiện được trách nhiệm của mình qua từng trang viết Người phụ nữ viết văn có được những thuận lợi, những thiên bẩm về nghề mà các cây bút nam khó có thể có được Họ có thể viết sâu về những vấn đề của giới mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của người phụ nữ Không ít những trang viết, người đọc bắt gặp những kiến giải sâu sắc về tình yêu, về những vấn đề của cuộc sống Tuy nhiên sẽ có những khó khăn mà họ gặp phải khi dấn thân vào nghiệp văn bởi sáng tác văn học là cả một cuộc hành trình không mấy dễ dàng, nhất là khi người viết lại là phụ nữ Điều này được các nhà văn ý thức rất rõ: “Văn chương không phải là nghề như mọi nghề mà mà đó là con đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút” [62] Người phụ nữ làm văn chương có những khó khăn vì “bên cạnh người phụ nữ là một gia đình mà văn chương thường đỏng đảnh như một ông chồng khó tính Nó đòi hỏi sự dâng hiến hết mình” [58] Mặc dầu vậy, viết văn vẫn là công việc yêu thích của họ bởi khi viết họ lại được sống đời mình trong cuộc đời người khác “gánh nặng thiên chức và khát vọng nghề nghiệp kéo họ xuống, đồng thời cũng tạo một sức bật ghê gớm Thế giới nhìn qua lỗ kim đàn bà đôi khi phát hiện ra những điều kì thú mà đồng nghiệp nam cũng không nhìn thấu được Sự đa cảm của người phụ nữ cũng chính là mảnh đất nảy mầm tài năng của họ Sự giằng xé giữa cam phận và bứt phá, bình yên
và bão giông, hạnh phúc và bất hạnh cũng đã là một quá trình biến thái đầy đau đớn đòi hỏi sự dũng cảm, nghị lực” [63]
Đời sống xã hội thời kì đổi mới là môi trường thuận lợi để các cây bút
nữ phát huy khả năng sáng tạo của mình Không phải ngẫu nhiên mà con số các nhà văn nữ viết truyện ngắn lại tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây Sau khi chiến tranh kết thúc, các cây bút thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ như Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lê Minh, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, Vũ Thị Thường, Lê Minh Khuê vẫn tiếp tục sáng tác Trải qua những thời điểm khắc nghiệt trong chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, họ càng có cơ hội bộc lộ khả năng
Trang 36sáng tạo và sự sung sức của ngòi bút Các cây bút vẫn liên tục cho ra nhiều tập truyện ngắn Là một cây bút văn xuôi, bên cạnh thể loại tiểu thuyết với nhiều tác phẩm được đánh giá cao, Nguyễn Thị Ngọc Tú vẫn đều đặn có truyện ngắn
đến với bạn đọc Con số 5 tập truyện ngắn (Câu chuyện dưới tán lá rợp,
Những dấu chấm phía chân trời, Khoảng trời phía sau nhà, Cỏ ấm, Buổi chiều tỏa hương) sáng tác từ sau 1975 là kết quả của những nỗ lực sáng tạo để rồi
cùng với tiểu thuyết đưa bà đến với giải thưởng Nhà nước - giải thưởng cao quý ghi nhận kết quả của một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi Nguyễn Thị Như Trang - nhà văn nữ có thâm niên cầm bút gần ba mươi năm, đã có quãng thời gian dài gắn bó với môi trường quân đội cho đến nay vẫn chứng tỏ được sự dẻo dai và bền bỉ của một cây bút sung sức Trong chiến tranh, các chị đã có những trang viết đẹp về hiện thực chiến tranh, thành công trong việc miêu tả những sinh hoạt của làng quê hậu phương chiến đấu, về tấm gương của những phụ nữ làm trọn việc nước lẫn việc nhà, về những chiến sỹ quả cảm trên mặt trận chống quân thù Hòa bình lập lại, nhiều nhà văn nữ đã
có sự nhập cuộc với cuộc sống hiện đại Sau hai tập truyện Đoạn kết và Cao
điểm mùa hạ, ba tập truyện ngắn viết trong thời kì đổi mới của Lê Minh Khuê
mang hơi thở cuộc sống hôm nay gây được sự chú ý của người đọc Nguyễn Thị Ngọc Tú đã muốn thông qua từng cảnh đời, từng con người để tái hiện
những vấn đề phong phú và phức tạp của đời sống: những bi kịch cá nhân (Bi
kịch đời thường, Chuyện về hạ), sự xuống cấp của đạo đức (Buổi chiều tỏa hương), những tình cảm tốt đẹp của con người nảy sinh trong cuộc sống
thường nhật (Người gặp trên đường) Với những cây bút nữ già dặn về tuổi
đời và tuổi nghề, hiện thực được tái hiện trong tác phẩm của họ có những sắc thái riêng, đặc biệt là so với các cây bút nữ khác thế hệ - những cây bút trưởng thành sau chiến tranh Họ đã có một quãng lùi khá xa để nhìn nhận và đánh
giá lại những gĩ đã diễn ra trong quá khứ (Chuyện thời con gái - Nguyễn Thị Như Trang, Chuyện về Hạ - Nguyễn Thị Ngọc Tú) Họ kín đáo và dè dặt hơn
khi bộc lộ những khát khao bản năng cũng như khi tiếp cận với cái hiện thực
Trang 37đời thường đang diễn ra, đang biến đổi Từ vốn sống và những trải nghiệm, nhà văn Lê Minh Khuê với quãng thời gian tuổi trẻ gắn bó với chiến trường đã khiến cho những trang viết của chị về chiến tranh có sức đằm sâu, da diết
Bên cạnh các cây bút sáng tác từ trước 1975, các gương mặt nữ như Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Ngô Thị Kim Cúc, Trần Thanh Hà,
Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Sông Hồng, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Châu Giang đã trở nên quen thuộc với bạn đọc Nhiều tác phẩm của họ vừa ra đời đã gây được sự chú ý của dư luận tạo được dấu ấn
trong đời sống văn học như Hậu thiên đường, Mi nu xinh đẹp (Nguyễn Thị Thu Huệ), Bức thư gửi mẹ Â u Cơ (Y Ban), Kịch câm, Hoa muộn (Phan Thị Vàng Anh), Ngựa ô (Lí Lan), Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư),
Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Những bóng cây trên đất (Trần
Thanh Hà), Bi kịch nhỏ (Lê Minh Khuê) Nhiều tác giả đoạt giải cao trong
các cuộc thi truyện ngắn.Võ Thị Hảo với giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn về đề tài Hà Nội năm 1993, Trần Thanh Hà giải nhất cuộc thi
truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1996, Nguyễn Thị Minh Dậu giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1991, Hồ Thị Hải Âu giải thưởng truyện ngắn hay 1989 - 1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội, Nguyễn Thị Thu Huệ giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1992 -1994
Mấy năm trở lại đây truyện ngắn nữ cũng đã có những khởi sắc Ba cây bút Dương Nữ Khánh Thương, Viên Lan Anh và Đào Phong Lan đã đoạt giải tại
cuộc thi truyện ngắn trẻ 1996 - 1997 của báo Văn nghệ trẻ Danh hiệu thủ
khoa trong nhiều cuộc thi truyện ngắn trẻ thuộc về các cây bút nữ trẻ Đỗ Bích Thuý đã dành được thứ hạng cao nhất trong cuộc thi truyện ngắn do tạp chí
Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1998 - 1999, Nguyễn Ngọc Tư giải nhất cuộc
thi Văn học tuổi 20 lần 2 do Nxb Trẻ, Hội nhà văn Tp Hồ Chí Minh và báo
Tuổi trẻ phối hợp tổ chức
Có thể nói, sự bổ sung về đội ngũ, sự kế tục qua các thế hệ đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn nữ thời kì đổi mới, trước hết là sự đa dạng
Trang 38và phong phú về mặt dấu ấn phong cách: bên cạnh một Vũ Thị Thường sắc sảo, cô đọng, một Nguyễn Thị Ngọc Tú chân chất, mộc mạc, một Lê Minh Khuê giàu chất chiêm nghiệm, một Nguyễn Thị Ấm với lối viết “tài hoa pha chút giễu cợt đầy thiện ý” là một Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát, dịu dàng và từng trải, một Y Ban đằm thắm và khắc khoải, một Vàng Anh với lối viết lạnh lùng, trí tuệ và hóm hỉnh, một Lý Lan hồn hậu mà sắc sảo
Cũng như nhiều nhà văn thời kì này, các nhà văn nữ đã có sự đổi mới trong cách viết Ở góc độ của một người phụ nữ sáng tác văn học, từ quan niệm về nghề, quan niệm về thiên chức của người cầm bút các nhà văn nữ thời
kì này đã đem đến cho văn chương những cảm hứng và giọng điệu mới Trong các sáng tác của các nhà văn nữ, đặc biệt là các nhà văn nữ trẻ đương đại ta luôn tìm thấy những vang hưởng của thời đại chúng ta đang sống Họ tỏ ra áp sát hiện thực đời sống một cách trực diện và thẳng thắn khi nhìn nhận mặt trái của hiện thực Có thể nhận thấy sự sắc sảo và sâu sắc khi khái quát và tiếp cận
đề tài thế sự đời tư với nỗi đau nhân tình thế thái bằng lối viết "dịu dàng mà bén ngọt, riết nóng và đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những người sống quanh mình”
Với hướng tiếp cận cuộc sống đa chiều, các tác giả đã tái hiện bức tranh của cuộc sống với nhiều dáng vẻ Các cây bút nữ hiện nay dám xông vào những mảng hiện thực phức tạp của cuộc sống và tìm ra được những cách xử
lí đề tài đậm chất nhân văn Ở truyện ngắn Đường về trần, Võ Thị Hảo đã đưa
ra một thực trạng về sự tha hoá đạo đức vì đồng tiền Đó là sự “xơ hoá” trong lĩnh vực tình cảm Đứa con trước giờ phút lâm chung của người mẹ không một chút thương cảm mà còn tìm mọi cách để chiếm đoạt số tài sản bà tiết kiệm
dành dụm còn lại ở ngân hàng Nhà trọ của Nguyễn Thị Châu Giang đã tái
hiện nên bức tranh của một cuộc sống tù túng và bế tắc của con người vì miếng cơm manh áo, là trạng thái thất vọng của những con người sống không hợp thời: ông bố bị giảm biên chế trở nên thất nghiệp luôn phải toan tính với từng bữa ăn hàng ngày, là người hoạ sĩ với vết thương chiến tranh hằn sâu
Trang 39trong tâm khảm trở thành nỗi ám ảnh trên những bức hoạ Không chỉ là kí ức
của Bình Nguyên Trang bộc lộ cách nhìn cuộc sống một cách hồn hậu: cuộc sống vẫn còn nhiều điều có ý nghĩa nếu con người biết cảm thông và chia sẻ,
biết sống vì nhau và hướng về những điều tốt đẹp Gió mùa đi qua của
Nguyễn Thị Phước viết về một loại người cơ hội, luôn lợi dụng những mối quan hệ bất chính để leo lên bậc thang của danh vọng Để có được điều đó, anh ta sẵn sàng bán rẻ cả lương tâm mình Cuộc sống ở đâu đó vẫn chưa hết những bất công khi những nỗ lực của kẻ bất nhân vẫn có được kết quả như
mong muốn Nếu Đường về của Thuỳ Linh) là những ảo tưởng về một cuộc
sống tươi đẹp ở vùng đất xa xôi nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược thì ở
Công tử vườn, Lý Lan đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thời sự: sự pha tạp của
lối sống hiện đại, chạy theo những giá trị nhất thời đã làm mất đi những nét thuần phong mĩ tục Mỗi người một cách khai thác riêng nhưng tựu chung lại
có thể nhận thấy trong những trang viết của họ, hiện thực luôn được nhìn từ hai phía, cả niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau, hi vọng và thất vọng
Trong sáng tác của các nhà văn nữ, thế giới nhân vật phong phú và đa dạng tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là những số phận phụ nữ không may mắn trong những hoàn cảnh sống cụ thể cùng những nghĩ suy trăn trở trước lẽ đời Hạnh trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thị Minh Dậu là người phụ nữ với những vất vả lo toan luôn sống vì người khác nhưng lại gặp một thực tế phũ phàng do chính những người cô từng thương yêu nhất mang lại Nhân vật
nữ trong Thị trấn hoa quỳ vàng (Trần Thuỳ Mai) luôn đi tìm một thứ hạnh
phúc khó nắm bắt bởi vì với chị hạnh phúc là mong manh dễ vỡ như một “thứ bánh thánh chỉ có thể kính cẩn đụng môi đến một lần trước kì rước lễ” Khao khát tình yêu nhưng rồi phải trốn chạy vì chính cô đã nhận ra con người thật của người mình yêu Đó còn là người phụ nữ tật nguyền với nỗi đau của số
phận trong sáng tác của Võ Thị Hảo và Y Ban (Đứa con và người đàn bà tàn
tật, Máu của lá)
Trang 40Mảng hiện thực lớn trong sáng tác của các cây bút nữ là mảng hiện thực của những “cái tôi đàn bà phong phú, phức tạp và sâu sắc” Nội tâm nhân vật
là đối tượng chính để khám phá (Hậu thiên đường, Người đàn bà đứng trước
gương, Bức thư gửi mẹ Â u cơ) Họ đặc biệt có sở trường trong việc khai thác
những cuộc đời và tâm hồn của giới mình Với tư duy hướng nội, nhiều truyện ngắn là nơi kí thác của những cung bậc tâm hồn người phụ nữ với những sắc
thái cảm xúc, cảm giác và tâm trạng (Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Biển ấm,
Biển cứu rỗi ) Các tác phẩm đã thể hiện những khát vọng yêu đương, niềm
thương cảm với nỗi đau và thân phận đàn bà, bộc lộ cái nhìn trắc ẩn
Làm nên đặc trưng của các cây bút nữ không chỉ là mảng hiện thực của những “cái tôi đàn bà phong phú và phức tạp” như đã nói ở trên mà còn là mảng sáng tác về đề tài hôn nhân và gia đình Với người phụ nữ, tình yêu và gia đình là mối quan tâm đầu tiên của họ Bằng các lối viết khác nhau, với các quan niệm và cách thể hiện riêng nhưng các tác giả đã gặp nhau ở sự thể hiện khát vọng tình yêu và niềm mong mỏi hạnh phúc
Với sự đổi mới quan niệm hiện thực về con người, với đặc thù trong cách lựa chọn đề tài và xử lí chất liệu hiện thực, truyện ngắn nữ thời kì đổi mới đã có được dấu ấn riêng trong tương quan với truyện ngắn nữ trước thời
kì đổi mới Sự xuất hiện của đông đảo các cây bút nữ thời kì đổi mới đã chứng
tỏ những nỗ lực của họ trong sự nghiệp sáng tác để có được chỗ đứng trên văn đàn Nếu như ở Pháp thập kỉ 90 “chứng kiến giới văn chương nữ đã bước nước bước cuối cùng để sát vai với nam giới” [124], ở châu Phi với sự trỗi dậy của ý thức nữ quyền “từ những năm 80 trở đi, một thế hệ thứ hai các cây bút
nữ châu Phi đã xuất hiện tạo ra một hiện tượng xâm lấn, đôi khi có tính lật lại trật tự trong văn đàn” [127], ở Trung Quốc “lớp nhà văn nữ sinh vào thập kỉ
70 xuất hiện khá nhiều và tác phẩm của họ rất gây ấn tượng” [94] thì ở Việt Nam từ thời kì đổi mới, đặc biệt là thập kỉ 90 các cây bút nữ đã một lần khởi sắc Gs Phương Lựu cho rằng “đây là một hiện tượng tốt đẹp, đánh dấu một phương diện phát triển của văn học” [51] Điều này cũng là hợp với quy luật