1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt

138 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Trích lại các câu danh ngôn trong tác phẩm của văn nhân... Thành ngữ mượn được dùng trong hình thức dịch nghĩa chung của thành ngữ ra tiếng Viết... Tục ngữ thiên về

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

SO SÁNH CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN

CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

SO SÁNH CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN

CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành : Ngôn ngữ ho ̣c

Mã số : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa ho ̣c : PGS.TS Nguyễn Hữu Đa ̣t

Hà Nội, 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I 4

MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.1 Về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán 4

1.1.1 Cách hiểu thành ngữ trong tiếng Hán 4

1.1.2 Nguồn gốc củ a thành ngữ tiếng Hán 6

1.2 Về khái nhiệm tục ngữ t rong tiếng Hán 8

1.2.1 Cách hiểu tục ngữ trong tiếng Hán 8

1.2.2 Tính chất và phạm vi của tục ngữ tiếng Hán 10

1.2.3 Phân loại tục ngữ tiếng Hán 12

1.3 Về khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt 14

1.3.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt 14

1.3.2 Nguồn gốc thành ngữ tiếng Việt 17

1.4 Về khái niệm tục ngữ trong tiếng Việt 21

1.4.1 Khái niệm tục ngữ trong tiếng Việt 21

1.4.2 Phân biệt tục ngữ và thành ngữ tiếng Viê ̣t 24

Chương II 28

ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ , TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 28

Trang 4

2.1 Đặc điểm về cấu trúc các t hành ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc

trong tiếng Hán 28

2.1.1 Khái niệm về thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán 28

2.1.2 Cấu trúc của thành ngữ liên quan đến cách ăn , cách mặc trong tiếng Hán 29

2.2 Đặc điểm về cấu trúc các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán 39

2.2.1 Cấu trú c của nga ̣n ngƣ̃ tiếng Hán 40

2.2.2 Cấu trú c của tƣ̀ ngƣ̃ quen d ùng tiếng Hán 42

2.2.3 Cấu trú c của yết hâ ̣u ngƣ̃ tiếng Hán 44

2.3 Đặc điểm về cấu trúc các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Viê ̣t 47

2.3.1 Đặc điểm chung và các quy tắc cấu tạo thành ngữ ẩn dụ hoá đối xƣ́ng 46

2.3.2 Đặc điểm chung và các quy tắc cấu tạo thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xƣ́ng 49

2.3.3 Đặc điểm chung củ a cấu tạo thành ngƣ̃ so sánh 50

2.4 Đặc điểm về cấu trúc các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Viê ̣t 51

2.4.1 Kết cấu tục ngữ một mệnh đề 52

2.4.2 Kết cấu tục ngữ hai mệnh đề 52

2.4.3 Kết cấu tục ngữ ba mệnh đề 54

Trang 5

2.4.4 Kết cấu tục ngữ bốn mệnh đề 55

2.5 Đặc điểm về tạo nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t 55

2.5.1Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Hán 55

2.5.2 Con đường tạo nghĩa của các tục ng ữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Hán 58

2.5.3 Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Viê ̣t 64

2.5.4 Con đường tạo nghĩa của các tục ng ữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Viê ̣t 67

2.6 Tiểu kết 69

Chương III 70

SO SÁNH CÁC THÀNH NGỮ , TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 70

3.1 Hiểu biết văn hóa qua thành ngữ và tục ng ữ 70

3.1.1 Khái niệm văn hóa 70

3.1.2 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 71

3.1.3 Giá trị của ngôn ngữ thành ngữ và t ục ngữ đối với văn hóa 74

3.2 Những đă ̣c điểm giống nhau và khác nhau của các thành ngữ , tục ngữ trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t 76

Trang 6

3.3 Tiểu kết 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tà i

Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều có lịc h sử văn hoá lâu đời Cách ăn cách mặc có thể phản ánh được bối cảnh văn hoá và đặc trưng dân tô ̣c của mỗi mô ̣t dân tô ̣c , bên ca ̣nh đó nó còn có quan hê ̣ chă ̣t chẽ với cuô ̣c sống nhân dân, nên có nhiều thành ngữ , tục ngữ nói về cách ăn cách

mă ̣c Hai nước Trung Quốc và Viê ̣t Nam thường rất coi tro ̣ng cách ăn cách mặc và thích sử dụng các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến lĩnh vực này Ở thời Chiến quốc Trung Quốc đã có nhà chính tri ̣ nói ― 王者以民为天,民以食为天‖ (vương giả dĩ dân vi thiên , dân dĩ thực vi thiên ), trong câu này có thể thấy rằng thức ăn là quan tro ̣ng nhất đối với nhân dân Vì vị trí địa lý rất đặc biệt giữa hai nướ c Trung Quốc và Viê ̣t Nam , nên trong quá trình giao tiếp văn hoá , chính trị, kinh tế, cách ăn cách mặc hàng ngày của người Hán và người Việt có nhiều nét tương đồng Nhưng

do hai dân tô ̣c có truyền thống văn hoá khác nhau nên cách suy nghĩ cũng có sự khác nhau Nhằm phân tích những điểm giống nhau và khác nhau về thành ngữ , tục ngữ nói về cách ăn cách mặc giữa Trung Quốc và Viê ̣t Nam, chúng tôi xuất phát từ góc độ đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa

Tuy đã có nhiều nhà ngôn ngữ ho ̣c nghiên cứu về thành ngữ và tục ngữ, nhưng hiê ̣n chưa có công trình nào tiến hành so sánh cách ăn cách

Trang 8

mă ̣c cả hai nước Trung Quốc và Viê ̣t Nam trong thành ngữ , tục ngữ mô ̣t cách hê ̣ thống , nên đây sẽ là công trình đầu tiên về lĩnh vực này Do vâ ̣y, nghiên cứu các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong

tiếng Hán và tiếng Viê ̣t rất cần thiết Đây chính là lý do tôi cho ̣n đề tài So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn, cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt

2 Mục tích của đề tài

Mục đích nghiên cứu luận văn là so sánh các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách ăn , cách mặc trong tiến g Hán và tiếng Viê ̣t thông qua phân tích những đă ̣c điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng

3 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu

Luâ ̣n văn có nhiê ̣m vụ phân tích những đă ̣c điểm giống nhau và khác nhau của các thành ngữ , tục ngữ liên quan đế n cách ăn cách mă ̣c

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t trong các từ điển thành ngữ , tục ngữ tiếng Hán và tiế ng Viê ̣t

5 Phương pha ́ p nghiên cứu

Luâ ̣n văn chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh Ngoài ra, luâ ̣n văn còn sử dụng thủ pháp thống kê

6 Tư liê ̣u nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu dựa trê n từ điển và các nguồn tư liê ̣u:

Trang 9

- Từ điển thành ngữ Tân Hoa , Nhà xuất bản Thương vụ , 2011

- Từ điển yết hâ ̣u ngữ Tân Hoa , Nhà xuất bản Thương vụ , 2010

- Từ điển nga ̣n ngữ Tân Hoa , Nhà xuất bản Thương vụ , 2006

- Từ điển từ ngữ quen dùng Tân Hoa , Nhà xuất bản Thương vụ ,

2007

- Thành ngữ tiếng Việt , Nguyễn Lực , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ,

2009

- Từ điển tục ngữ Việt , Nguyễn Đứ c Dương , Nhà xuất bản Tổng hợp

TP Hồ Chí Minh, 2010

Các nguồn tài liệu được sử dụng trong luâ ̣n án sẽ được liê ̣t kê trong phần phụ lục

7 Bố cu ̣c của luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận , phụ lục, tài liệu tham khảo theo quy

đi ̣nh, luâ ̣n văn gồm 3 chương:

Chương 1: Mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n có liên quan đến đề tài

Trong chương này luận văn trình bày quan niê ̣m của các nhà Hán ngữ ho ̣c và Viê ̣t ngữ ho ̣c về thành ngữ , tục ngữ

Chương 2: Đặc điểm về cấu trúc và phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cá ch mă ̣c trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trong chương này luâ ̣n văn trình bày hai vấn đề về đă ̣c điểm cấu trúc và đặc điểm tạo nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách

Trang 10

ăn cách mă ̣c trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t

Chương 3: So sa ́ nh các tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t

Trong chương này , phân tích những đă ̣c điểm giống nhau và khác nhau về các thành ngữ , tục ngữ của hai thứ tiếng Hán và tiếng Việt

Trang 11

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Về kha ́ i niê ̣m thành ngữ trong tiếng Hán

1.1.1 Cách hiểu thành ngữ trong tiếng Hán

ta sử dụng hiê ̣n nay là thành ngữ Hoă ̣c là xuất phát từ kinh truyê ̣n , hoă ̣c là xuất phát từ ca dao , ngạn ngữ , đa số đươ ̣c truyền khẩu trong xã hô ̣i , đươ ̣c người ta biết rõ.)

a) Hàm ý của một thành ngữ thường không phải là ý nghĩa thành

Trang 12

phần tổ chức của nó;

b) Kết cấu thành ngữ chă ̣t chẽ , tổ chức của nó cố đi ̣nh , không thể thay đổi thành phần tùy ý ‖ [16]

《Hán ngữ hiện đại 》giải thích là : ―Thành ngữ là những từ tổ cố đi ̣nh hình thành trên cơ sở thực tiễn ngôn ngữ lâu dài , giải thích ý nghĩa thành ngữ không thể chỉ thông qua phương pháp đơn giản như lý giải mặt chữ ‖

―Nếu không có yêu cầu đă ̣c biê ̣t , kết cấu thành ngữ không thể thay đổi tùy ý, các thành phần tổ chức cũng không thể thay đổi tự do ‖ ―Chức năng thành ngữ đương tương với mô ̣t từ , nhưng so với từ thì thành ngữ thường có sức biểu hiê ̣n, có tính hình ảnh ‖ [17]

Theo quan điểm của Ông Sử Thức , thành ngữ của tiếng Hán có thể giải thích như sau : ― Tất cả được tiếp tục dùng lâu dài trong ngôn ngữ , đươ ̣c thừa nhâ ̣n bởi thói quen sử dụng theo quy ước , thường có hình thức kết cấu và thành phần tổ chức cố đi ̣nh , có ý nghĩa đặc biệt , không thể nhìn chữ đoán nghĩa , chức năng trong câu tương đương với đi ̣nh hình từ tổ hoă ̣c câu ngắn trong mô ̣t từ , thì gọi là thành ngữ.‖ [9,tr12]

―Trong ngôn ngữ‖ là chỉ khẩu ngữ Bởi vì đa số thành ngữ được phát triển do tục ngữ truyền miệng trong dân gian Mô ̣t tục ngữ được sử dụng trong khẩu ngữ lâu dài , đươ ̣c nhân dân chấp nhâ ̣n , rồi thông q ua lựa chọn, hoàn thiện thành thành ngữ Trong ngôn ngữ viết , quá trình này bao gồm hai giai đoa ̣n là khẩu ngữ và ngôn ngữ văn tự

Trang 13

―Đươ ̣c tiếp tục dùng lâu dài‖ , ―lâu dài‖ nghĩa là bao lâu ? Có thể là vài chục năm hoặc vài t răm năm, chỉ cần thành ngữ này từ lúc xuất hiện

nó được mọi người thường xuyên sử dụng

―Có hình thức kết cấu và thành phần tổ chức cố đi ̣nh‖ , nghĩa là kết cấu ngữ pháp cố đi ̣nh nên trâ ̣t tự từ của thành ngữ không thể thay đổi tùy ý Thành ngữ giống như từ , cũng trên cơ sở được thừa nhận bởi thói quen sử dụng theo quy ước được nhân dân chấp nhâ ̣n , không nên thay đổi theo ý mình Có khi chỉ thay đổi một từ sẽ làm cho người ta hiểu sai

1.1.2 Nguồn gốc cu ̉ a thành ngữ tiếng Hán

Trước hết ta có thể trả lời như thế này : nguồn gốc chủ yếu của thành ngữ là tục ngữ cửa miệng Nói một cách đơn giản thì thành ngữ xuất hiê ̣n từ dân gian Đương nhiên , không phải là tất cả thành ngữ đều xuất hiê ̣n từ dân gian , có một số thành ngữ nảy sinh từ sách cổ Ví dụ ―项庄舞剑, 意在沛公‖ (Hạng trang vũ kiếm , ý tại bái công)xuất từ《史记》(<Sử Ký>):

Trang 14

Thành ngữ từ đâu đến ? Từ hai ví dụ trên ta có thể bổ sung là : nguồn gốc thứ yếu th ành ngữ do những văn nhân các triều đại trước sáng tạo ra Nói một cách đơn giản là xuất từ văn bản Chúng tôi bây giờ phân biê ̣t nguồn gốc của thành ngữ tỉ mỉ hơn

Nguồn gốc của thành ngữ chủ yếu có hai phương diê ̣n rất quan trọng, xuất phát từ ―cửa miê ̣ng‖ và xuất phát từ văn bản Những tục ngữ cửa miê ̣ng dân gian lưu truyền lâu dài và những tục ngữ mới sản sinh từ hiê ̣n đa ̣i, trong đó có mô ̣t số thông qua lựa cho ̣n , đúc kết, hoàn thiện sa u mới trở thành thành ngữ trong văn bản , còn có một số vẫn lưu truyền bằng truyền miê ̣ng Tục ngữ truyền miệng dân gian là nguồn gốc vô tận của thành ngữ , từ trước và sau này cũng như vâ ̣y Đúc kết thành ngữ từ những tụ c ngữ truyền miê ̣ng là nguồn gốc chủ yếu người ta sáng ta ̣o

thành ngữ mới , tức là mô ̣t phía quan tro ̣ng đến từ nhân dân

Nguồn gốc của thành ngữ chủ yếu còn có mô ̣t phương diê ̣n là xuất phát từ văn bản Phương diê ̣n này bao gồm ba con đường chính cho chúng ta sưu tập thành ngữ :

a) Những câu cú đươ ̣c tổng kết hoă ̣c trích la ̣i từ các tác phẩm nổi tiếng trong các triều đa ̣i trước , thông qua lựa cho ̣n , đúc kết lâu dài thì trở thành những thành ngữ cổ đươ ̣c sử dụng đến nay

b) Các tác giả hiện đại thông qua giao lưu văn hoá , thông qua phiên di ̣ch, có thể tiếp nhận một số thành ngữ nước ngoài Nguồn gốc của thành ngữ nước ngoài chủ yếu có hai loại , thứ nhất là xuất từ tục ngữ cửa

Trang 15

miê ̣ng dân gian nước ngoài , thông qua lựa cho ̣n , đúc kết và hoàn thiê ̣n đã trở thành thành ngữ Thứ hai là xuất từ các tác phẩm nước ngoài , thông qua lựa cho ̣n, đúc kết trở thành

c) Những tác giả hiê ̣n đa ̣i cũng có thể tham khảo các thành ngữ cũ đươ ̣c lưu truyền trong tục ngữ truyền miê ̣ng dân gian và văn bản trước , rồi từ đó sáng ta ̣o thành ngữ mới

Theo nô ̣i dung trước , ta có thể biết rõ thành ngữ xuất phát từ

―truyền miê ̣n g‖ và xuất pháp từ văn bản Học tục ngữ truyền miệng tương đối đơn giản , không cần phân loa ̣i nữa So với nguồn gốc tục ngữ thì nguồn gốc thành ngữ trong văn bản không thống nhất , có thể nghiên cứu tỉ mỉ hơn Nguồn gốc của thành ngữ trên văn bản , dù có nguồn gốc từ bản

đi ̣a hay có nguồn gốc từ nước ngoài cũng có thể được chia thành sáu loa ̣i sau:

a Xuất phát từ những truyền thuyết thần thoa ̣i

b Xuất phát từ ngụ ngôn

c Xuất phát từ các sự kiê ̣n li ̣ch sử

d Xuất phát từ các tác phẩm văn ho ̣c

e Trích lại các câu danh ngôn trong tác phẩm của văn nhân

f Trích lại những tục ngữ cửa miệng dân gian được trích dẫn trong tác phẩm của văn nhân

1.2 Về kha ́ i niê ̣m tu ̣c ngữ tron g tiếng Hán

Trang 16

1.2.1 Cách hiểu tục ngữ trong tiếng Hán

Tục ngữ là một hình thức ngôn ngữ có phong cách dân gian và

đươ ̣c đông đảo quần chúng ưa thích , trong văn ho ̣c thời trước Tần đã có

mô ̣t số lươ ̣ng lớn ghi chép Từ những nă m bảy mươi của thế kỷ trước, đă ̣c biê ̣t là sau những năm tám mươi , các nhà ngôn ngữ đã bắt đầu coi trọng sự nghiên cứu tục ngữ , các tác phẩm liên quan cũng ngày càng nhiều hơn Trong từ điển ―Từ Hải‖ xuất bản vào năm 1979, tục ngữ được giải thích là: ― Những câu thông tục thi ̣nh hành trong dân gian và mang tính tiếng

đi ̣a phương nhất đi ̣nh Chủ yếu chỉ ngạn ngữ , lời nói thô tục và những thành ngữ truyền miệng thường dùng ‖[14]

Theo sự nghiên cứ u sâu về tục ngữ , đã xuất hiê ̣n rất nhiều đi ̣nh nghĩa khác nhau về tục ngữ Nói chung , có thể lí giải theo nghĩa rộng và lí giải theo nghĩa hẹp Xin lấy ba ví dụ sau rất có tính tiêu biểu :

a) Chủ trương hai lí giải cùng tồn tại.《Thử luâ ̣n tục ngữ dân gian 》của ông Lữ Hồng Niên cho rằng : ― Tục ngữ có thể có lí giải theo nghĩa

rô ̣ng và lí giải theo nghĩa he ̣p Tục ngữ lí giải nghĩa rộng là chỉ tất cả câu cú thông tục được thịnh hành trong dân gian, bao gồm nga ̣n ngữ , yết hâ ̣u ngữ, thành ngữ cửa miệng , cách ngôn , danh ngôn, cụm từ quen dùng , câu nói đùa v.v ; tục ngữ lí giải theo nghĩa hẹp là chỉ ngạn ngữ , yết hâ ̣u ngữ v.v , và ngoài ngạn ngữ , yết hâ ̣u ngữ ra, không bao gồm những từ tổ đi ̣nh hình xuất từ dân gian ‖ [4]

b) Cách lí giải theo nghĩa hẹp 《Tính chất và phạm vi của tục ngữ 》

Trang 17

của ông Vương Cần cho rằng , từ góc đô ̣ yêu cầu chuẩn hoá ngôn ngữ thì cách nói ―tục ngữ nghĩ a rô ̣ng ‖ còn thiếu [18]Vì vậy , ông Vương Cần chủ trương vứt bỏ thành ngữ , ngạn ngữ , yết hâ ̣u ngữ và từ ngữ quen dùng trong nghĩa rô ̣ng của tục ngữ , và những tài liệu từ vựng cố định được đóng la ̣i thì go ̣i là ―nghĩa he ̣ p của tục ngữ‖ , gọi tắt là tục ngữ Nên tục ngữ là ―cô ̣ng mô ̣t đi ̣a vi ̣ và cấp bâ ̣c‖ với thành ngữ , ngạn ngữ, yết hâ ̣u ngữ và từ ngữ quen dùng

c) Cách lí giải theo nghĩa rộng 《Cổ kim tục ngữ》của ông Khuất Phác cho rằng , ― Cái go ̣i là tục ngữ nghĩa he ̣p , bất cứ là chỉ nga ̣n ngữ , từ ngữ quen dùng hay là lời nói thô tục , đều không thể phản ánh được toàn

bô ̣ tình hình của khái niê ̣m tổng thể và hình thái đã được hình thành trong lịch sử Hán ngữ‖ ; chỉ có những tục ngữ nghĩa rộng thông thường , tức là

―tục ngữ Hán ngữ là chỉ những từ tổ đi ̣nh hình hoá hoă ̣c là hướng về đi ̣nh hình hoá , bao gồm thành ngữ cửa miê ̣ng , ngạn ngữ , cách ngôn , yết hâ ̣u ngữ, cụm từ quen dùng và lời nói thô tục , chúng mới là nội dung cơ bản của khái niệm tổng thể và bộ phận chủ thể hình thái ngữ thể của tục ngữ Hán ngữ ‖ [6,tr16,17]Nên quan hê ̣ giữa tục ngữ và thành ngữ , ngạn ngữ , cách ngôn , yết hâ ̣u ngữ , từ ngữ quen dùng , lời nói thô tục là ―quan hê ̣ giữa chủng và loa ̣i‖

1.2.2 Tính chất và phạm vi của tục ngữ

Người ta có thể xác đi ̣nh tính chất và pha ̣m vi của tục ngữ như thế

Trang 18

nào? Trước hết, phải làm rõ thế nào là ―ngữ‖

Trước đây, có một cách nói khá phổ biến , cách nói này cho rằng tính chất và chức năng của ―ngữ‖ tương đương với một từ Rất nhiều ho ̣c gỉả chấp nhận cách nói này và cách nói này được viết vào tài l iê ̣u giảng dạy, hình như đã thành định luận Nhưng có ho ̣c giả nêu thắc mắc , họ cho rằng tuy ―ngữ‖ và ―từ‖ có điểm chung , ví dụ đều là đơn vị ngôn ngữ , nhưng điểm không thống nhất giữa ―ngữ‖ và ―từ‖ mới quan tro ̣ng hơn

Có thể tổng kết có bốn điểm không thống nhất :

a ―Ngữ‖ là sự tổ hơ ̣p của từ và từ , nó lớn hơn đơn vị ngôn ngữ của từ;

b ―Ngữ‖ là đơn vi ̣ ngôn ngữ mang tính tự thuâ ̣t mà không phải là mang tính khái niê ̣m ;

c Tính cố định kết cấu củ a ―ngữ‖ mang tính chất tương đối ;

d Nói về góc độ ngữ pháp thì chức năng của ―ngữ‖ nhiều hơn

―từ‖

Nên chúng ta có thể đi ̣nh nghĩa ―ngữ‖ là đơn vi ̣ ngôn ngữ có tính tự thuâ ̣t hình thành do sự tổ hợp từ và t ừ, kết cấu tương đối cố đi ̣nh , là đơn vi ̣ ngôn ngữ tính tự thuâ ̣t mang nhiều chức năng

Thứ hai, phải làm rõ ―ngữ‖ là một hệ thống Ông Vương Lực nói :

― Tính hê ̣ thống ngữ âm và ngữ pháp của mô ̣t loa ̣i ngôn ngữ đều rất dễ hiểu, nhưng chỉ có tính hê ̣ thống của từ vựng thường bi ̣ người ta coi nhe ̣ , người ta nghĩ là mỗi mô ̣t từ trong từ vựng rời ra ̣c như cát vụn , thực ra từ

Trang 19

và từ có liên hệ mật thiết ‖[11,tr545] ―Ngữ‖ cũng không phải rời ra ̣c nh ư cát vụn , ngữ và ngữ còn có liên hê ̣ chă ̣t chẽ , từ vựng cũng có tính hê ̣ thống

Thứ ba, tục ngữ phải phân biệt rõ ―nhã‖ và ―tục‖

Trong văn hiến có thể biết , ―ngữ‖ở thời trước Tần đa số là tục ngữ Trước ―ngữ‖ thường thêm ―bỉ‖(鄙), ―dã‖(野), ―lí‖(里,俚) v.v Điều này có thể cho rằng ―ngữ‖ mang tính dân gian Nhưng mà từ vựng là mô ̣t

hê ̣ thống, tình hình nội bộ không đơn giản

Trong hê ̣ thống từ vựng , ngoài tục ngữ ra còn có ―nhã ngữ‖ Nhã ngữ đều tâ ̣p trung trong thành ngữ , đă ̣c trưng chủ yếu là xuất phát từ hê ̣ thống văn bản, cấu trúc nhã ngữ đa số là thành phần văn ngôn

Ngoài nhã ngữ ra , các thành viên khác trong hệ thống từ vựng đều là tục ngữ Tục ngữ không những mang đă ̣c điểm của ngữ (ví dụ tục ngữ là sự tập hợp của từ và từ , kết cấu tương đối cố đi ̣nh , là đơn vị ngôn ngữ tính tự thuật mang nhiều chức năng ) ra, còn có hai đặc điểm sau:

Thứ nhất, tục ngữ là do qu ần chúng nhân dân sáng tạo ra , có tính quần chúng;

Thứ hai , tục ngữ chủ yếu sử dùng trong dân gian , có tính khẩu ngữ và tính thông tục

Thông qua phân tích những vấn đề trên , chúng ta có thể định nghĩa tục ngữ là những đ ơn vi ̣ trong từ vựng Hán ngữ do quần chúng nhân dân sáng tạo, sử dụng và lưu truyền trong dân gian , mang tính khẩu

Trang 20

ngữ và tính thông tục

Theo đi ̣nh nghĩa này , tục ngữ trước hết phải bao gồm ngạn ngữ Ông Lư Thúc Tương cho rằ ng nga ̣n ngữ là ―tục ngữ điển hình‖ [5] Quan điểm này rất hợp với quan niê ̣m truyền thống của nhân dân Trung Quốc , cũng hợp với thực tế của Hán ngữ từ cổ chí kim

Ngoài ngạn ngữ ra , tục ngữ phải bao gồm yết hậu ngữ và t ừ ngữ quen dùng, còn những thành ngữ cửa miệng , tức là tục thành ngữ Vì tục thành ngữ và nhã thành ngữ có tính chặt chẽ về mặt kết cấu , có tính mơ hồ về mă ̣t giới ha ̣n , đa số tác phẩm và từ điển nghiên cứu thành ngữ đều đã liên quan tới tục thành ngữ và nhã thành ngữ , nên khi thảo luâ ̣n về vấn đề tục ngữ thì không bao gồm tục thành ngữ

1.2.3 Phân loa ̣i tục ngữ tiếng Hán

Như đã kể trên, tục ngữ phải bao gồm ngạn ngữ , cụm từ quen dùng và yết hậu ngữ Ở đây, chúng ta có thể định nghĩa ngạn ngữ , cụm từ quen dùng và yết hậu ngữ trước

Nói một cách khái quát , ngạn ngữ là kết quả kinh nghiệm thực tế của con người , thường được biểu hiê ̣n qua nhữn g từ ngữ tốt đe ̣p , có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày , là những ngữ ngôn có thể quy định hành vi của con người Cụm từ quen dùng là một loại từ tổ cố định thường được sử dụng trong cuô ̣c sống , cách thức thường là cố đi ̣nh ba âm tiết, nhưng có kết cấu linh hoa ̣t và mang mầu sắc tu từ ma ̣nh mẽ Yết hâ ̣u ngữ là mô ̣t loa ̣i hình thức ngôn ngữ đă ̣c biê ̣t mà xuất phát từ thực tiễn

Trang 21

trong đời sống nhân dân Trung Quốc , nó thú vị , ngắn go ̣n và g iàu hình ảnh Yết hâ ̣u ngữ do hai bô ̣ phâ ̣n cấu thành , bô ̣ phâ ̣n trước có tác dụng

―dẫn dắt‖ , giống như ra câu đố , bô ̣ phâ ̣n sau thì là lời giải câu đố , nên trong đời sống hàng ngày người ta rất thích nói yết hâ ̣u ngữ

Tục ngữ bao gồm nga ̣n ngữ , cụm từ quen dùng và yết hậu ngữ đã dần dần trở thành nhâ ̣n thức chung của người ta Vấn đề trướ c mắt là phân loa ̣i tục ngữ có thể sử dụng tiêu chuẩn gì , phải xác định phạm vi của các ngữ loại, phải làm rõ biên giới của các ngữ loại

Khi thảo luâ ̣n về tính chất của ngữ , chúng tôi nhấn mạnh ngữ là đơn vi ̣ ngôn ngữ tự thuâ ̣t Tính tự thuật là đặc trưng chủ yếu để khác biệt ngữ và những đơn vi ̣ ngôn ngữ đã đi ̣nh hì nh như từ , chuyên danh ngữ , chuyên dùng ngữ Khi phân loa ̣i tục ngữ phải chú ý đă ̣c trưng này Lấy

nô ̣i dung và phương thức tự thuâ ̣t làm tiêu chuẩn , tục ngữ có thể chia thành ba loại sau:

(1) Biểu thuật ngữ

Đặc điểm của biểu thuâ ̣t ngữ là có tính tri thức , nội dung rất phong phú, vừa có nhâ ̣n thức của sự vâ ̣t khách quan , vừa có kinh nghiê ̣m thực tiễn trong xã hô ̣i Ngạn ngữ thuộc về biểu thuật ngữ Phương thức trình bày của biểu thuật ngữ rất đa da ̣ng Có thể là trực trần , có thể là tỉ dụ Bất cứ sử dụng phương thức gì , biểu thuâ ̣t ngữ đều thông qua nhâ ̣n

đi ̣nh hoă ̣c là suy lí để thể hiê ̣n nhâ ̣n thức tư tưởng Ví dụ: 巧妇难为无米之炊(Không có ga ̣o, tuy vợ khéo tay cũng k hông thể nấu được cơm )

Trang 22

(2) Miêu tả ngữ

Đặc điểm của miêu tả ngữ là miêu tả hình tượng và tình trạng con người hoă ̣c sự vâ ̣t , miêu tả tình tra ̣ng của hành vi đô ̣ng tác Từ ngữ quen dùng thuộc về miêu tả ngữ Miêu tả ngữ cũn g sử dụng thủ pháp trực trần , mở rô ̣ng và tỉ dụ Nhưng so với biểu thuâ ̣t ngữ thì tất cả miêu tả ngữ đều không đủ tính tri thức và không sử dụng phương thức tư duy lôgíc như nhâ ̣n đi ̣nh, suy lí Ví dụ: 打牙祭(Được bữa sướng miệng)

(3) Viện dẫn ngữ

Đặc điểm của viện dẫn ngữ là nó được tổ chức bởi hai bộ phận mào đầu và tự thuật mang tính chú thích Viê ̣n dẫn ngữ thường được go ̣i là yết hậu ngữ ví dụ : 哑巴吃黄连——有苦说不出(Người câm ăn quả hoàng liên khổ nhưng không nói ra được )

Chúng tôi chia tục ngữ thành ba loại ―biểu thuật ngữ ——ngạn ngữ‖, ―miêu tả ngữ ——cụm từ quen dùng‖ và ―viện dẫn ngữ ——yết hâ ̣u ngữ‖, đây là phân loa ̣i tầng thứ nhất của tục ngữ Các ngữ loạ i cũng có thể phân loa ̣i nữa , và cấu thành hệ thống phân loại của tục ngữ Phân loa ̣i tục ngữ theo nhiều góc độ khác , còn có thể phá vỡ giới hạn giữa ngạn ngữ, từ ngữ quen dùng và yết hâ ̣u ngữ , chẳng ha ̣n có thể phân l oại theo ngữ nghĩa

1.3 Về kha ́ i niê ̣m thành ngữ trong tiếng Viê ̣t

1.3.1 Cách hiểu thành ngữ trong tiếng Việt

Trang 23

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ Tiếng Viê ̣t có mô ̣t khối lượng thành ngữ rất lớn, phong phú và đa dạng Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc , thành ngữ dần dần hình thành, đươ ̣c nhân dân sử dụng như mô ̣t công cụ giao tiếp chung Phát triển thành ngữ là mô ̣t trong những cách tốt để bổ sung cho vốn từ Thành ngữ đã góp phần làm giàu , làm đẹp cho tiếng Việt về nhiều phương diện

Mă ̣t khác, do được hình thành và phát triển trong li ̣ch sử lâu dài của nhân dân Viê ̣t Nam , thành ngữ lại là những cụm từ cố định , hay những ngữ cố định, có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng , nên nó cũng giữ đươ ̣c nhiều khái niệm thuộc về truyền thống Những khái niê ̣m này đã phản ánh nhiều mă ̣t tri thức về giới tự nhiên và đời sống xã hô ̣i của các thời đa ̣i đã sản sinh ra nó trên đất nước Viê ̣t Nam

Trước Cách ma ̣ng tháng Tám , những sách sưu tâ ̣p tục ngữ , ca dao đều sắp xếp lẫn lộn tục ngữ và thành ngữ Vũ Ngọc Phan chỉ ra : ― Thành ngữ là mô ̣t phần câu sẵn có , nó là bộ phận của câ u mà nhiều người đã quen dùng , nhưng tự riêng nó không diễn được mô ̣t ý tro ̣n ve ̣n Về mặt hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là mô ̣t nhóm từ , chưa phải mô ̣t câu hoàn chỉnh ‖[18,tr21] và ―Nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niê ̣m‖

Nguyễn Lực chỉ ra ba đă ̣c tính của thành ngữ tiếng Viê ̣t :

a.) Về mặt kết cấu hình thái , thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm từ cố định , cũng có thể có thành ngữ tính cố định cao , kết cấu

Trang 24

vững chắc, đa ̣t mức mô ̣t ngữ cố đi ̣nh

b.) Ngoài kết cấu hình thái , còn cần phải xem về mặt biểu hiện nghĩa của thành ngữ

c ) Xem xét quá trình vâ ̣n đô ̣ng và sử dụng thành ngữ tiếng Viê ̣t cũng là một vấn đề phức ta ̣p [16,tr10,11,12]

Hoàng Văn Hành cho rằng : theo cách hiểu thông thường thì thành ngữ là mô ̣t loa ̣i tổ hợp từ cố đi ̣nh , bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa , đươ ̣c sử dụng rô ̣ng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đă ̣c biê ̣t là trong khấu ngữ [10,tr 31]

Tính cố định về hình thái – cấu trúc của thành ngữ được thể hiê ̣n ở những đă ̣c điểm sau :

Mô ̣t là, thành phần từ vựng của thành ngữ , nói chung là ổn định , nghĩa là, các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng, mà trong nhiều trường hợp không thể thay thế bằng các yếu tố

khác Hai là , tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở sự cố

đi ̣nh về trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ

Tính bền vững về hình thái – cấu trúc của thành ngữ có nhiều nguyên nhân khác nhau :

a Có thể đó là hệ quả của quá trình mờ nhạt về ngữ nghĩa của các thành tố và những mối qu an hê ̣ ngữ pháp giữa chúng Các yếu tố này mất

đi mối liên hê ̣ ngữ nghĩa với các yếu tố xung quanh , do đó ít nảy sinh quan hê ̣ thay thế

Trang 25

b Có thể do đặc điểm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện cổ tích , truyền thuyết , điển cố sách vở

c Có thể do tính vần điệu , tiết tấu, quan hệ đối, điê ̣p

d Tính thoả đáng về biểu thị

e Tính không bình , thườ ng về cú pháp

Tính ổn định , cố đi ̣nh về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ Dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn , mang tính xã hô ̣i cao Cái dạng chuẩn này của thành ngữ không phải là ―chết cứng‖ , mà trong sử dụng , nó vẫn linh hoạt Nói là chuẩn nghĩa là có sự bắt buô ̣c , có tính quy định của xã hội nhưng không vì thế mà ha ̣n chế sự sáng ta ̣o của cá nhân , đă ̣c biê ̣t là của những cây bút tài năng Tính bền vững của thành ngữ trong hệ thống chuẩn và tính li nh hoa ̣t của nó trong sử dụng là hai mă ̣t không hề mâu thuẫn, không hề loa ̣i trừ nhau

Đặc trưng nổi bật thứ hai của thành ngữ là tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa Nó biểu thị những khái niệm hoặc hiểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính , quá trình hay sự vật Nói một cách khác , thành ngữ là những đơn vi ̣ đi ̣nh danh của ngôn ngữ Nô ̣i dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ ta ̣o nên thành ngữ , mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ chúng

1.3.2 Nguồn gốc cu ̉ a thành ngữ tiếng Viê ̣t

Trang 26

Giống như các từ trong ngôn ngữ , thành ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiê ̣n dần dần từ nhiều nguồn , vào nhiều thời điểm khác nhau và đươ ̣c sử dụng rô ̣ng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hô ̣i Các kết quả nghiên cứu đã xác nhâ ̣n rằng các yếu tố ta ̣o nên thành ngữ vốn là những từ đô ̣c

lâ ̣p, tức những đơn vi ̣ đi ̣nh danh có nghĩa từ vựng và chức năng cú pháp ổn đi ̣nh Nhưng trong hê ̣ thống thành ngữ của mỗi ngôn ngữ cũng có những thành ngữ , xét trên qua điểm đương đại , không dễ dàng nhâ ̣n biết đươ ̣c ý nghĩa của các yếu tố ; do đó, viê ̣c suy xét nghĩa thành ngữ cũng như viê ̣c tìm kiế m nguồn gốc của nó trở nên khó khăn hơn

Quan hê ̣ giữa các yếu tố trong thành ngữ , xét về cú pháp , âm vâ ̣n và ngữ nghĩa nói chung là rõ ràng , có quy luật Song cũng có khá nhiều trường hợp , các yếu tố cấu tạo thành ngữ kết hợp với nhau không theo luâ ̣t thường mà theo lối nói tắt , nói gộp hoặc theo cách kết hợp , cách so sánh lạ, bất ngờ khiến cho viê ̣c nhâ ̣n biết nô ̣i dung toàn thành ngữ và viê ̣c tìm kiếm xuất xứ của nó trở nên rất khó k hăn

Ngoài ra, viê ̣c tồn ta ̣i các biế́n thể thành ngữ biểu đa ̣t cùng mô ̣t ý nghĩa hay biểu đạt các ý nghĩa , các sắc thái nghĩa khác nhau , cũng gây khó khăn đáng kể cho việc luận giải nghĩa thành ngữ và truy tìm xuất xứ của nó

Nhưng nhờ vào khảo sát những trường hợp phổ biến , có quy luật về ngữ nghĩa , cấu ta ̣o của thành ngữ của các ngôn ngữ khác nhau , người

ta cũng phát hiê ̣n ra được những nguồn chủ yếu , phổ biến , tạo nên hệ

Trang 27

thống thà nh ngữ của mô ̣t ngôn ngữ Có mấy con đường hình thành hệ thống thành ngữ của tiếng Viê ̣t như sau :

Sử dụng thành ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác

nhau

Trong tiếng Viê ̣t , thành ngữ vay mượn nước ngoài chủ yếu l à các thành ngữ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt Những thành ngữ này khi mươ ̣n vào tiếng Viê ̣t , có thể được giữ nguyên hình thái – ngữ nghĩa , dịch từng chữ (mô ̣t phần hoă ̣c tất cả các yếu tố ), hoă ̣c di ̣ch nghĩa chung của thành ngữ, có thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo

Những thành ngữ mượn được sử dụng trong hình thức nguyên dạng chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn bộ thành ngữ gốc Hán trong tiếng Viê ̣t Theo thống kê , trong tổng số 354 thành ngữ mượn từ tiếng Hán trong tiếng Viê ̣t , có 71 thành ngữ giữ nguyên dạng , chiếm khoảng 20% [10,tr 45]

Hầu hết thành ngữ gốc Hán đều được mượn từ tiếng Hán Ba ̣ch thoại Song , do quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa ng ười Việt với dân cư Trung Quốc là người Quảng Đông , Quảng Tây , trong tiếng Viê ̣t xuất hiê ̣n

mô ̣t ít thành ngữ mượn nguyên da ̣ng nhưng được đo ̣c theo âm Quảng

Đông

Thành ngữ gốc Hán mượn nguyên dạng chủ yếu dùng trong văn viết và mang tính chất sách vở rõ rê ̣t Chúng ta có thể tìm thấy các thành ngữ này trong các tác phẩm văn ho ̣c cổ , trong văn phong chính luâ ̣n trước

Trang 28

và nay Xin dẫn mô ̣t ví dụ trong bài viết của Hồ Chí Minh : ―Viê ̣t Nam ta

có câu tục ngữ có thực mới vực được đạo , Trung Quốc cũng có câu tục ngữ dân dĩ thực vi tiên.‖

Thành ngữ mượn Hán được dùng trong hình thức dịch một bộ phâ ̣n ra tiếng Viê ̣t , giữ nguyên bô ̣ phâ ̣n còn la ̣i và cấu trúc thành ngữ gốc

Ví dụ, dịch yếu tố hư ̃u thành có trong thành ngữ hữu thủy hữu chung tạo thành một hình thức mới có thuỷ có chung

Thành ngữ mượn từ tiếng Hán được dùng trong hình thức dịch toàn bộ các yếu tố ra tiếng Việt tương đương và giữ nguyên cấu trúc Ví

dụ: ra sống vào chết dịch từ xuất sinh nhập tử , cưỡi ngựa xem hoa dịch từ tẩu mã khán hoa, đứng ngồi không yên dịch từ toạ lập bất án

Thành ngữ mượn được dùng trong hình thức dịch nghĩa chung của

thành ngữ ra tiếng Viết Ví dụ, miê ̣ng ăn núi lở được di ̣ch từ toạ thực sơn băng, đủ ăn đủ mặc được di ̣ch từ phong y túc thực

Cả bốn tiểu loại này đều có biến thể đồng nghĩa trong sử dụng theo că ̣p nguyên da ̣ng – dịch (từng chữ, dịch ý) Ví dụ, chúng ta đều gặp

trong văn bản các hình thức như trăm trận trăm thắng và bách chiến bách thắng hoă ̣c có chung có thuỷ bên ca ̣nh có trước có sau Điều này khiến

cho thành ngữ gốc Hán có đượ c giá tri ̣ sử dụng đă ̣c biê ̣t linh hoa ̣t , dễ thích hợp với các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Ngoài thành ngữ gốc Hán, trong tiếng Viê ̣t còn có mô ̣t số thành ngữ được mượn từ ngôn ngữ của các dân tộc anh em , hoă ̣c từ các ng ôn ngữ Ấn , Âu, Anh, Mỹ nhưng

Trang 29

số lươ ̣ng không đáng kể

Bô ̣ phâ ̣n chủ yếu của hê ̣ thống thành ngữ tiếng Viê ̣t là những đơn

vị được cấu tạo từ chất liệu Việt ngữ bằng ba con đường sau đây : định danh hoá các tổ hợp từ tự do , tạo thành ngữ mới theo mẫu của thành ngữ đã có trước và liên kết các thành ngữ có nguồn gốc khác nhau ta ̣o thành

mô ̣t thành ngữ có nguồn gốc khác nhau ta ̣o thành mô ̣t thành ngữ mới Trong số các phương thức trên , phương thức biến tổ hợp tự do thành thành ngữ và phương thức loại suy theo mẫu có sẵn giữ vai trò quan trọng hàng đầu

Đi ̣nh danh hoá các tổ hợp từ tự do thành mô ̣t cụm từ cố đi ̣nh , có tính ổn định về thành phần , chă ̣t chẽ về cấu trúc, chỉnh thể về ngữ nghĩa Điểm khác nhau chủ yếu giữa tổ hợp từ tự do và thành ngữ là ở chỗ , các yếu tố cấu ta ̣o nên chúng mang những thuô ̣c tính khác nhau Nói một cách khái quát, tổ hơ ̣p từ tự do không có ý nghĩa từ vựng vì không phải là đơn vi ̣ của hê ̣ thống từ vựng ngôn ngữ Ngược la ̣i, trong thành ngữ , các yếu tố cấu ta ̣o tuy vốn có nguồn gốc là từ , nhưng các thuô ̣c tính của từ (như có ý nghĩa từ vựng , có chức năng cú pháp) đã nhươ ̣c hoá hoàn toàn

Ở đây, ý nghĩa từ vự ng của các yếu tố đã tan biến đi , thay vì nó là ý nghĩa quan hệ biểu trưng bậc hai ; quan hê ̣ cú pháp giữa các yếu tố bi ̣ đứt gãy, mờ nha ̣t , thay vào đó là các mối liên hê ̣ nô ̣i ta ̣i giữa các yếu tố bên trong mô ̣t chỉnh thể

Từ tổ hợp từ tự do đến thành ngữ là quá trình chuyển từ quan hê ̣

Trang 30

cú pháp thành quan hệ hình thái Hê ̣ quả của quá trình này là hiê ̣n tượng cố đi ̣nh hoá t hành phần và cấu trúc của tổ hợp tự do , hiê ̣n tượng nhược hoá ngữ nghĩa của các thành tố từ nghĩa đen , nghĩa sự vật – từ vựng đến nghĩa bóng , nghĩa liên đới , khái quát và hiện tượng nảy sinh nghĩa từ vựng mới có tí nh biểu trưng , vốn không có trong các thành tố của nó trong tổ hơ ̣p từ tự do – tiền thân của thành ngữ

Thông qua phân tích quan điểm giao tiếp ngôn ngữ , nguyên nhân của việc chuyển từ tổ hợp tự do thành thành ngữ chính là nh u cầu về sự phản ánh một cách cô đọng hình ảnh các khái niệm vốn đã có cái biểu đạt trước đó trong ngôn ngữ

Phổ biến hơn cả là những thành ngữ xuất hiê ̣n bằng con đường mô phỏng theo mẫu cấu trúc của các thành ngữ đã có trước Ưu thế của phương thức này là cho phép ta ̣o ra mô ̣t cách dễ dàng , nhanh chóng và hàng loạt các thành ngữ có thành ngữ tính cao , trong thời ha ̣n ngắn Nói cách khác, phương thức này cho phép ta ̣o ra được các đơn vị thành ngữ tính không cần qua thời gian sử dụng lâu dài như phương thức thành ngữ hoá từ tổ nói trên

1.4 Về kha ́ i niê ̣m tu ̣c ngữ trong tiếng Viê ̣t

1.4.1 Cách hiểu của tục ngữ trong tiếng Việt

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội

Trang 31

Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian" Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn

Với các đặc thù như ngắn gọn, dễ nhớ, giàu hình tượng, giàu nhịp điệu, gần gũi với mọi người mà tục ngữ là một loại hình văn hóa dân gian

có mối quan hệ mật thiết nhất với lời ăn tiếng nói của nhân dân

Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau những kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác Nó được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu

tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính

chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương

Trang 32

châm, chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Đa số các câu tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách Các kiểu ngắt nhịp thường dựa vào cơ sở: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình thức đối: đối thanh, đối ý Thường thường tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán

Qua các tài liệu sáng tác văn học ở Việt Nam, trong tình hình thư tịch như hiện nay, cho phép khẳng định các công trình nghiên cứu về tục ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở khoảng đầu thế kỷ XIX, được biên soạn bằng cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ Điển hình là các công trình bằng chữ Nôm như ―Nam phong nữ ngạn thi‖ của Ngô Đình Thái (thế kỷ 19), ―Đại nam quốc túy ‖ của Ngô Giáp Đậu (thế kỷ 19), và một số tác phẩm khuyết danh như ―Khẩu sử ký‖, ―Phong ngôn tục ngữ‖,….Các công trình bằng chữ quốc ngữ thì rất phong phú: ―Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn‖ của Huỳnh Tịnh Của (xuất bản năm 1897), ―Sách truyện biến ngôn và tục ngữ thường dùng cùng phép lịch sự‖ (khuyết danh, năm 1907), ―Nam ngạn chính cẩm‖ của Phạm Quang San (2 tập, năm 1918), ―Tục ngữ cách ngôn‖ của Hàn Thái Dương (năm 1920), ―Phong dao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ ‖ của Nguyễn Văn Chiểu (năm 1936),…Đây mới chỉ là các công trình đã được đăng lên báo chí, còn trên thực tế thì số lượng các

Trang 33

công trình nghiên cứu về tục ngữ có thể còn nhiều hơn

Công trình sưu tập tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú nhất trong thời kỳ này phải kể đến ―Tục ngữ phong dao‖ của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đâu năm 1928 Riêng tập 1 của bộ sách này đã giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ và thành ngữ, cho tới hiện nay ở Việt Nam

nó vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam

có qui mô lớn nhất

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, có thêm một số các tác phẩm sưu tập, biên soạn tục ngữ có qui mô như tác phẩm của Nguyễn Văn Ngọc, như ―Tục ngữ và dân ca Việt Nam‖ của Vũ Ngọc Phan được xuất bản lần đầu năm 1956, sau đó bộ sách này được đổi tên là ― Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam‖ vào năm 1971 ở lần in thứ 7, có sửa chữa và bổ sung; một tác phẩm đồ sộ khác là ― Hợp tuyển văn học Việt Nam‖ tập 1 được xuất bản năm 1972, tác phẩm này đã tuyển chọn giới thiệu 365 câu tục ngữ, v.v

Những cách hiểu về tục ngữ và con số thống kê trên đây đã được ông Chu Xuân Diên trình bảy trong cuốn ―Tục ngữ Việt Nam‖ Chúng tôi hoàn toàn đồng ý cách hiểu về tục ngữ như vâ ̣y , vì cách hiểu này có thể dễ hiểu hơn vớ i người nước ngoài Chúng tôi coi đây là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài của luận văn

1.4.2 Phân biệt tục ngữ và thành ngữ trong tiếng Viê ̣t

Trang 34

Tất cả các công trình sưu tập trên đã đóng góp vào việc bảo tồn và giới thiệu được một phần quan trọng vốn tục ngữ cổ truyền của dân tộc Việt Nam Trước tiên quan sát phương pháp biên soạn của các công trình này sẽ thấy, hầu hết các tác phẩm giới thiệu trên đây đều không giới thiệu riêng biệt giữa tục ngữ và ca dao, thành ngữ, đặc biệt là không phân biệt với thành ngữ Tục ngữ và thành ngữ ít khi được người ta xem xét một cách rạch ròi như là hai loại hình sáng tạo dân gian khác nhau, thể hiện rõ

nét nhất là phần đông đều quan niệm rằng Tục ngữ và Thành ngữ đều là những hiện tượng ngôn ngữ

Quan niệm mơ hồ, coi tục ngữ cũng như thành ngữ đều là những hiện tượng ngôn ngữ như vậy có liên quan tới khuynh hướng chọn cách trình bày tục ngữ theo những tiêu chí hoàn toàn có tính chất hình thức.Đó

là cách trình bày tục ngữ theo trật tự ABC của các chữ cái đầu câu và theo trật tự số chữ ít nhiều của mỗi câu Những người biên soạn tục ngữ sau đó nhận thấy rằng cách trình bày theo những tiêu chí hoàn toàn có tính chất hình thức chưa phản ánh được bản chất của tục ngữ; do đó một số người đã tìm đến với cách trình bày tục ngữ theo những tiêu chí nội dung, theo đề tài của tục ngữ Cách trình bày này ngày càng được các nhà sưu tập, biên soạn tục ngữ Việt Nam áp dụng rộng rãi, chứng tỏ tục ngữ ngày càng được xem như là một hiện tượng ý thức xã hội chứ không phải chỉ như là một hiện tượng ngôn ngữ Một số ví dụ điển hình như ―Tục ngữ ca dao dân ca‖ của Vũ Ngọc Phan, ―Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội‖ của Triệu Dương,

Trang 35

Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà…

Trong quá trình đi tìm sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, thì

ý kiến của Dương Quảng Hàm trong sách Việt Nam văn học sử yếu (xuất

bản lần đầu năm 1943) là một trong những ý kiến được chú ý, ông viết:

―Một câu tục ngữ tự nó phải có mô ̣t ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè‖ [8,tr15], với cách nói này thì thấy bộc lô ̣ ra tục ngữ được coi là một hiện tượng ý thức xã hội mà thành ngữ chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ Nhưng Vũ Ngọc Phan vẫn nhận xét rằng định nghĩa như vậy cũng vẫn chưa được rõ lắm, vì chưa đề ra được các tiêu chí cụ thể để phân biệt tục ngữ với thành ngữ Sau đó, trong sách Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan đã viết như sau ―Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn

một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê

phán Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu,

mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn‖ [18, tr31] Ở đây rõ ràng sự phân biệt tục ngữ với thành ngữ được dựa trên hai tiêu chí là: Sự khác nhau trong nội dung và kết cấu ngữ pháp của tục ngữ và thành ngữ

Trong cách nhìn của ngữ nghĩa ho ̣c , thì tục ngữ không chỉ là câu theo cách hiểu thông thường và nô ̣i dung của nó cũng không phải chỉ là phán đoán Có thể nhận định tục ngữ là c âu - thông điê ̣p nghê ̣ thuâ ̣t Khi

Trang 36

nói tục ngữ là câu - thông điê ̣p nghê ̣ thuâ ̣t , là cùng một lúc chúng ta đã chú ý đến hai đặc trưng bản chất , không tách rời nhau của nó :

Mô ̣t là, tục ngữ là câu, nhưng là loa ̣i câu đă ̣c biê ̣t , khác với mo ̣i câu nói thông thường ở từ cách của nó là làm thông điệp nghệ thuật

Hai là, tục ngữ là thông điệp nghệ thuật , nhưng là loa ̣i thông điê ̣p nghê ̣ thuâ ̣t đă ̣c biê ̣t , khác với mọi thông điệp nghệ thuật khác ở chỗ hình thức của nó chỉ là mô ̣t câu

Từ hai đă ̣c trưng bản chất này , có thể thấy tục ngữ là chỉnh thể có cấu trúc đa diê ̣n Nên không thể chỉ thấy mă ̣t này mà không thấy mă ̣t kia trong cấu ta ̣o của nó

Tục ngữ cũng như ca dao , ―rất hay mà la ̣i ngắn‖ (Hồ Chí Minh ,

1960, tr.698), lờ i ít mà ý nhiều , giản dị mà sâu sắc , cá biệt mà điển hình Mỗi tục ngữ là mô ̣t thông điê ̣p nghê ̣ thuâ ̣t Vì thế, muốn tiếp câ ̣n tục ngữ

mô ̣t cách có hiê ̣u quả thì không thể không tính đến những đă ̣c trưng bản chất của nó

Xem vâ ̣y dù thấy thành ngữ và tục ngữ tuy có mô ̣t số nét tương đồng có thể chuyển hoá lẫn nhau , những về bản chất là khác nhau , xét cả về hình thái cấu trúc cũng như về mă ̣t ngữ nghĩa , nô ̣i dung biểu đa ̣t và chức năng của chúng trong giao tiếp xã hô ̣i

Trong cách nhìn của ngôn ngữ ho ̣c tri nhâ ̣n với viê ̣c nghiên cứu không gian , thờ i gian Hữu Đa ̣t chỉ rằng : ―con người cũng như bất cứ sự

vâ ̣t, hiện tượng nào tồn tại trong thế giới đều liên quan chặt chẽ với

Trang 37

không gian , thờ i gian Nói cách khác , không có sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng nào la ̣i tồn ta ̣i bên ngoài không gian , thời gian ‖ [6,tr 12] Nên nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ bằng phương pháp của ngôn ngữ ho ̣c tri nhâ ̣n sẽ giúp chúng tôi nhìn thấy mối quan hê ̣ bên trong giữa mô hình nhâ ̣n thức của tư duy với cấu trúc ngôn ngữ Chẳng ha ̣n , để tạo ra một loạt các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến ―văn hó a ăn‖ , ―văn hóa mă ̣c‖ , người Viê ̣t trước hết nhâ ̣n thức ―ăn như thế nào ?‖ và ―mă ̣c như thế nào ?‖ Trả lời cho các câu hỏi này, ăn và mă ̣c sẽ hướng đến các nghĩa : sướng/khổ, nhiều/ít, đe ̣p/xấu [6,tr 29]

Thành ngữ , tục ngữ giữa hai nước có rất nhiều điểm giống và khác nhau Nhưng trong phạm vi của luâ ̣n văn , tôi xin phân tích và so sánh các câu thành ngữ , tục ngữ có chủ đề về cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t

Trang 38

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH ĂN

CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Đặc điểm về cấu trúc các thành ngữ liên quan đến cách ăn cách

mă ̣c trong tiếng Hán

Trong thành ngữ tiếng Hán , thành ngữ bốn âm tiết chiếm một số lươ ̣ng lớn vì vâ ̣y chúng tôi sẽ trình bày mô ̣t số khái niê ̣m liên quan đến thành ngữ bốn âm tiết trước

2.1.1 Khái niệm về thành ngữ bốn âm tiết trong tiếng Ha ́ n

Trong thành ngữ tiếng Hán , thành ngữ bốn âm tiết chiếm tỷ lệ khá lớn nên có nhiều người hiểu sai khái niê ̣m này Họ cho rằng thành ngữ phải có bốn âm tiết Trên thực tế thành ngữ cũng có thể có ba âm tiết , năm âm tiết, sáu âm tiết, tám âm tiết và mười sáu âm tiết Ví dụ: 民以食

为天 ( dân dĩ thực vi thiên ),不食人间烟火 (chẳng ăn thức ăn chín trên trần thế), 饱食终日,无所用心 ( chỉ biết ăn cả ngày không đi làm gì cả ) v.v

Vì sao thành ngữ bốn âm tiết có thể chiếm phần lớn và thành ngữ bốn âm tiết hình thành như thế nào ? Theo ý tôi có ba lý do sau đây:

a Thành ngữ chủ yếu xuất xứ từ ca dao , ngạn ngữ Ca dao , ngạn ngữ được lưu truyền bằng hình thức truyền khẩu , và có rất nhiều ca dao ,

Trang 39

ngạn ngữ có cấu tạo bốn âm tiết

b Thành ngữ còn xuất phát từ tác phẩm văn học , trong tiếng Hán cổ có nhiều từ đơn âm Văn nhân chủ yếu sử dụng từ đơn âm , thông qua suy nghĩ tỉ mỉ sáng ta ̣o ra những câu ngắn bốn chữ , rồi dần dần trở thành thành ngữ

c Trong xã hô ̣i phong kiến , rất nhiều thành ngữ phi bốn chữ đươ ̣c hoàn thiện thành thành ngữ bốn chữ

2.1.2 Cấu tru ́ c của thành ngữ liên quan đến cách ăn , cách mặc trong tiếng Hán

Vì thành ngữ tiếng Hán phần lớn là loại bốn âm tiết nên nó có tính đối xứng và tính đối ứng Về mă ̣t cấu trúc , thành ngữ tiếng Hán thường đươ ̣c chia thành 7 loại là: 主谓结构 (kết cấu chủ vi ̣ ), 述宾结构 (kết cấu thuâ ̣t tân), 述补结构 (kết cấu thuâ ̣t bổ ), 状心结构 (kết cấu tra ̣ng tâm), 并列结构 (kết cấu song song ), 承接结构 (kết cấu tiếp nối ), 定心结构 (kết cấu định tâm)

2.1.2.1 Kết cấu ―chủ vị‖

Kết cấu của loa ̣i thành ngữ này do chủ ngữ và vi ̣ ngữ cấu thành Trong kết cấu ―chủ vi ̣‖ có nhiều hình thức tổ chức khác nhau nên có thể chia thành các tiểu loa ̣i khác nhau , có thể phân tích các tiểu loại thông qua các thành ngữ như sau :

Loại a : loại này do một kết cấu thứ cấp song song v à một từ hai

Trang 40

âm tiết cấu thành Hai từ trước là danh từ chuyên dụng hoă ̣c là từ hai âm tiết Hai từ sau là kết cấu ―thuâ ̣t bổ‖ hoă ̣c kết cấu ―chủ vi ̣‖

(1) 花枝招展 ( Hoa chi chiêu triển Giải nghĩa : ăn mặc đe ̣p như hoa.)

花 枝 招 展 (danh từ ) (danh từ) (đô ̣ng từ) quan hệ song song

(3)衣食不周 ( Y thực bất chu Giải nghĩa : thiếu quần áo , thiếu thức ăn.)

衣 食 不 周

(danh từ ) (danh từ) (phó từ) (hình dung từ )

quan hệ song song trạng tâm

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w