Tiểu kết

Một phần của tài liệu So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt (Trang 84)

Trong chƣơng 2, chúng tôi đã phân tích các thành ngữ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c , tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc của thà nh ngƣ̃ tiếng Hán và tiếng Viê ̣t . Đi sâu nghiên cƣ́u cấu trúc của thành ngƣ̃ tiếng Hán và tiếng Việt , chúng tôi có thể chia cấu trúc thành ngữ tiếng Hán thành 7 loại, có thể chia cấu trúc thành ngữ tiếng Việt thành 3 loại. Tục ngƣ̃ tiếng Hán bao gồm nga ̣n ngƣ̃ , yết hâ ̣u ngƣ̃ và tƣ̀ ngƣ̃ quen dùng , nên

cấu trúc tục ngƣ̃ tiếng Hán hơi phƣ́c ta ̣p và không giống nhau . Cấu trú c tục ngữ tiếng Việt có cấu trúc một vế, cấu trúc hai vế, cấu trúc cân đối, cấu trúc lệch và cấu trúc nhiều vế, trong đó dạng cấu trúc hai vế là dạng phổ biến nhất.

Chúng tôi cũng phân tích những phƣơng thức tạo nghĩa của các

thành ngữ , tục ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt . Chúng tôi đã thông qua phân tích cấu ta ̣o, nghĩa bóng, nghĩa đen và các thủ pháp tu từ tìm hiểu về con đƣờng ta ̣o nghĩa của thành ngƣ̃ , tục ngữ trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t.

CHƢƠNG III

SO SÁNH CÁC THÀNH NGƢ̃, TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH ĂN CÁCH MẶC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

3.1 Hiểu biết văn hóa qua thành ngữ và tụ c ngữ

3.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hoá xuất hiện cùng với loài ngƣời nhƣng mãi đến thể kỷ XX thì việc nghiên cứu về văn hoá mới đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc. Thuật ngữ văn hoá học do Wilhelm Ostwald, một triết gia ngƣời Đức dùng đầu tiên vào năm 1909 đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên khắp thế giới. Từ đó đã có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về văn hoá mà cho đến nay vẫn chƣa thể nào thống nhất đƣợc. Có lẽ trong khoa học xã hội và nhân văn chƣa có một khái niệm nào đa dạng đến mức mơ hồ nhƣ khái niệm văn hoá.

Văn hoá đƣợc biểu thị bằng các ngôn ngứ châu Âu nhƣ tiếng Anh, Pháp là culture, tiếng Đức là Kultur. Các chữ này đều bắt nguồn từ chữ

Latinh cultus xuất hiện từ thời cổ đại La Mã có ý nghĩa gốc là ―trồng trọt‖. Về sau, ý nghĩa này làm cơ sở cho ý nghĩa phái sinh liên quan đến ƣu điểm của cá nhân và sự hoàn thiện của con ngƣời: cultus animi là trồng

trọt tinh thần, tức là sự giáo dục, bồi dƣỡng tâm hồn con ngƣời.

Tổ chức UNESCO đƣa ra thông điệp về văn hóa nhƣ sau: "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến những tín ngƣỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" [20, tr21].

3.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Văn hoá thể hiện qua nhiều cách thức, trong đó, ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng để thể hiện văn hoá. Mọi nghiên cứu về văn hoá cũng không thể không nghiên cứu chất liệu ngôn ngữ. Tất cả những gì con ngƣời tạo ra đều có tính văn hoá, đều có dấu ấn của ngôn ngữ. Hữu Đa ̣t cho rằng: ―...văn hóa là mô ̣t thƣ̣c thể bao gồm tất cả các sản phẩm vâ ̣t chất và giá tri ̣ tinh thần do con ngƣời ta ̣o nên hay tái ta ̣o la ̣i tƣ̀ thiên nhiên. Văn hóa và ngôn ngƣ̃ đều thuô ̣c về xã hô ̣i , mang bản chất xã hô ̣i . Chúng có quan hệ hữu cơ với nhau ...‖ [5, tr32]Chính vì vậy khi giải mã về văn hoá ngƣời ta có thể căn cứ vào nhiều thông số khác nhau. Nhƣng chiếc chìa khoá rất quan trọng để có thể giải mã văn hoá của dân tộc thì đó chính là ngôn ngữ của dân tộc ấy. Nói khác đi, ngôn ngữ là công cụ chuyển tải văn hóa.

Do vậy, sự hình thành ngôn ngữ là một trong những tiền đề đa diện để hình thành văn hóa. Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng, giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc, có mối quan hệ gắn

bó chặt chẽ với nhau, phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ là một bộ phận không thể tách rời văn hóa. Sự liên quan hữu cơ giữa ngôn ngữ và các khía cạnh khác của nền văn hóa gần gũi tới mức, không một bộ phận nào thuộc về văn hóa của một nhóm ngƣời cụ thể lại có thể tách rời khỏi các biểu tƣợng ngôn ngữ. Bản thân văn hóa là một hệ thống tín hiệu, đa dạng, bao trùm mọi hoạt động cộng đồng, trong đó có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội vì nó là công cụ của tƣ duy. Nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, có thể coi ngôn ngữ là một loại hình thái ý thức của xã hội. Theo cách nói của Ănghen, rõ ràng ngôn ngữ không chỉ là tiền đề tạo ra đối tƣợng văn hóa, mà hơn thế nữa, từ trong chiều sâu, trƣớc hết nó là tiền đề tạo ra "con ngƣời". Sở dĩ con ngƣời có trí tuệ là bởi chỉ có con ngƣời mới có khả năng đặc biệt "khả năng biểu trƣng hóa trong hoạt động ý thức" bằng ngôn ngữ. Khả năng này cho phép con ngƣời sáng tạo và sử dụng những biểu tƣợng khác nhau. Khi con ngƣời hiện thực khả năng biểu trƣng hóa vào đời sống xã hội bằng những biểu tƣợng (bắt đầu từ lời nói thành tiếng) thì con ngƣời thoát khỏi thế giới động vật - thế giới tối tăm ngu muội, để bƣớc vào thế giới của ánh sáng trí tuệ. Và nhƣ vậy thì ngôn ngữ - một loại biểu tƣợng của văn hóa, nằm trong phạm trù văn hóa. Từ đó, con ngƣời tiếp tục tạo ra cho mình những đối tƣợng văn hóa khác.

triển, và đến lƣợt mình, sự phát triển của văn hóa lại quay trở lại làm tiền đề cho ngôn ngữ phát triển. Đó là mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau. Nhƣng điều quan trọng nhất: văn hóa và ngôn ngữ đều là một thiết chế xã hội. Nét đặc thù của thiết chế này ở chỗ: giá trị nhận thức có đƣợc về chúng bao giờ cũng đƣợc quy định bởi tính ƣớc lệ, vốn đƣợc tạo ra bởi một cộng đồng xã hội xác định gắn với một trạng thái không gian và thời gian xác định.

Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của toàn xã hội, đồng thời cũng là sản phẩm của từng cá nhân trong xã hội đó sáng tạo nên. Bởi vì, trƣớc hết ngôn ngữ sản sinh ra một mặt nhằm để phục vụ cho cá nhân riêng lẻ trong xã hội, mặt khác từ đó nó chính là cầu nối để gắn kết các cá nhân trong cùng một xã hội lại với nhau. Hoạt động sáng tạo ra ngôn ngữ của mỗi cá nhận chỉ có giá trị khi tiến hành giao tiếp trong cộng đồng xã hội. Lúc ấy trong ngôn ngữ đã chứa đựng những biểu hiện tinh thần của văn hóa cộng đồng. Vậy nên, ở mỗi một con ngƣời bản chất của ngôn ngữ quyết định thuộc tính văn hóa dân tộc của con ngƣời đó. Với tƣ cách là đặc điểm đặc thù của một nền văn hóa dân tộc, vai trò ngôn ngữ tác động theo hai hƣớng: ― hƣớng nội‖ - khi ngôn ngữ đóng vai trò nhân tố chính thống nhất cộng đồng ngƣời trong dân tộc và ―hƣớng ngoại‖ - trong trƣờng hợp khi mà ngôn ngữ là dấu hiệu làm phân ly một dân tộc thành những bộ phận khác nhau. Chính trong ngôn ngữ có sự kết hợp biện chứng hai chức năng đối lập nhƣ vậy nên ngôn ngữ đã thực sự là phƣơng tiện giao tiếp để

bảo toàn sự thống nhất của một dân tộc, và đồng thời cũng là phƣơng tiện dùng để tách biệt dân tộc này khỏi các nền văn hóa của dân tộc khác hay một dân tộc thành những dân tộc khác nhau.

Ngôn ngữ vừa là phƣơng tiện giao tiếp giữa các cá thể trong cộng đồng, lại là phƣơng tiện liên hệ kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của họ trong lịch sử. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi vì kinh nghiệm lịch sử - xã hội của một dân tộc về cơ bản tàng trữ và lƣu truyền trong không gian và thời gian ở hình thức ngôn từ. Chính trong ý nghĩa của từ đã lƣu giữ lại sự hiểu biết về thế giới khách quan ở trình độ xã hội có thể đạt đƣợc trong giai đoạn lịch sử nhất định. Nhờ đó mà con ngƣời có thể thu nhận đƣợc ở dạng kinh nghiệm xã hội đƣợc tất cả các thế hệ tiền bối đúc kết, tích lũy và hệ thống hóa. Ngôn ngữ bên cạnh các chức năng khác, còn có một chức năng quan trọng là tích lũy tri thức. Ngôn ngữ thành ngữ và tục ngữ là ngôn ngữ thuộc loại có chức năng tích lũy ấy.

Tóm lại, ngôn ngữ là công cụ chuyển tải những thông tin văn hóa quan trọng nhất, nó chính là hệ thống tín hiệu văn hóa của các dân tộc. Văn hóa mỗi dân tộc thẩm thấu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và đƣợc biểu hiện ra trên bề mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ gắn kết các cá nhân trong xã hội đƣơng thời, mà còn là một phƣơng tiện để kết nối và kế thừa giữa các thế hệ khác nhau của một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ khác nhau.

Ngôn ngữ là bộ phận của văn hóa, bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào cũng chuyển tải nội hàm văn hóa của dân tộc ấy một cách sâu sắc nhất và triệt để nhất. Bất kể ở phƣơng diện nội dung hay phƣơng diện hình thức, thành ngữ và tục ngữ đều chứa đựng một cách cô đọng nhất, tinh hoa nhất, phản ánh đậm đà văn hóa của từng dân tộc. Thành ngữ và t ục ngữ có quan hệ vô cùng mật thiết với văn hóa dân tộc, vì bản thân tục ngữ của một ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với bối cảnh lịch sử, môi trƣờng tự nhiên, đời sống xã hội, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc đó. Thành ngữ và t ục ngữ là những tinh hoa của ngôn ngữ, cũng là tinh hoa của văn hóa. Vì thế chúng thể hiện đƣợc đặc trƣng văn hóa của dân tộc đó. Đó là những câu thành ngữ và tục ngữ phản ánh môi trƣờng sống, điều kiện tự nhiên, thời tiết - khí hậu, những loài động vật, thực vật mang đậm nét văn hóa của đất nƣớc. Hoặc đó là những câu thành ngƣ̃, tục ngữ phản ánh rất nhiều nét văn hóa từ các góc độ khác nhau nhƣ ăn mặc, y phục, trang điểm.

Trong các thành ngƣ̃ , tục ngữ liên quan đến cách ăn và cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta cũng nhận đƣợc đặc trƣng của văn hoá ăn và văn hoá mặc giữa hai nƣớc . Vì vị trí địa lý rất đặc biệt giữa hai nƣớc Trung Quốc và Viê ̣t Nam , nên trong quá trình giao tiếp văn hoá , chính trị , kinh tế , làm cho cách ăn cách mặc hàng ngày ngƣời Hán và ngƣời Viê ̣t có nhiều nét tƣơng đồng . Nhƣng vì do thuô ̣c hai loa ̣i văn hoá

khác nhau mà cách suy nghĩ của mỗi dân tộc lại có những điểm khác nhau.

Đất nƣớc Trung Quốc đất đai rô ̣ng lớn sản vâ ̣t phong phú , dƣ̣a theo khí hậu và sản phẩm nông nghiệp ngƣời ta thƣờng chia văn hoá ăn của Trung Quốc thành văn hoá ăn miền Nam và văn hoá ăn miền Bắc . Miền Nam Trung Quốc chủ yếu trồng lúa nƣớc , miền Bắc Trun g Quốc chủ yếu trồng tiểu ma ̣ch . Trong thành ngƣ̃ , tục ngữ tiếng Hán nhƣ : 生米煮成熟

饭, 吃糠咽菜, 七斤面粉三斤酱——糊里糊涂, 大茶壶里煮饺子——

肚大口小捞不出...đều sử dùng từ liên quan đến văn hoá nông nghiệp của Trung Quốc . ―米‖ là ga ̣o , ―饭‖ là cơm , ―面粉‖ là bô ̣t mì , ―饺子‖ là sủi cảo, có ngƣời cho rằng văn hoá ăn của Trung Quốc gắn liền với văn hoá lúa nƣớc, và có văn hoá nông nghiệp miền Bắc Trung Quốc . Vì đất nƣớc rô ̣ng lớn, nên khí hâ ̣u Trung Quốc cũng không giống nhau , văn hoá mă ̣c của Tr ung Quốc cũng đa da ̣ng phong phú . Miền Bắc Trung Quốc muà đông mƣa tuyết , khí hậu lạnh buốt , trong thành ngƣ̃ , tục ngữ nhƣ 下雪

(mưa tuyết )天吃冰糕——图的这个凉快劲;冬天穿袄(mặc áo bông ),夏 天吃瓜——什么时候说什么话 thì cho biết trời lạnh . Cho nên ta biết các thành ngƣ̃, tục ngữ đều có liên quan chặt chẽ với phong tục tập quán của văn hoá mă ̣c Trung Quốc .

Đất nƣớc Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á , vì vùng này khí hậu ấm và có điều kiện lí tƣởng cho phát triển nghề trồng lúa. Tƣ̀ xƣa đến nay, vì c ây lúa nƣớc chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực

khí hậu phù hợp nhƣ các vùng nhiệt. Ngƣờ i Viê ̣t đã đi qua li ̣ch sƣ̉ lâu dài về nghề trồng lúa nƣớc , nên đã hình thành mô ̣t nền văn hoá đă ̣c biê ̣t của Viê ̣t Nam – văn hoá luá nƣớc . Trong các thành ngƣ̃ và tục ngƣ̃ cũng có quan hê ̣ mâ ̣t thiết với văn hoá lúa nƣớc nhƣ cơm hẩm cà thiu, cơm gà cá gỏi, thóc cao gạo kém, cơm lành canh ngọt . Văn hoá mă ̣c cũng đƣơ ̣c thể hiê ̣n trong thành ngƣ̃ , tục ngữ tiếng Viê ̣t , ví dụ trong câu thành ngữ , tục ngƣ̃ nhƣ khăn đó ng áo chùng , áo đơn đợi hè, áo đơn lồng áo kép... khăn và áo đơn cũng mang nhiều đặc sắc trong văn hoá mặc Việt Nam . Có thể nói văn hoá ăn và văn hoá mặc Việt Na m có ảnh hƣởng sâu xa trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt .

3.2 Nhƣ̃ng đă ̣c điểm giống nhau và khác nhau của các thành ngƣ̃, tục ngƣ̃ trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t

Theo sƣ̣ khảo sát các thành ngƣ̃ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc của chúng tôi , trong tiếng Hán có 88 câu thành ngƣ̃ liên quan đến cách ăn cách mặc , có 99 câu tục ngƣ̃ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c , trong tiếng Viê ̣t có 71 câu thành ngƣ̃ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c , còn 172 câu tục ngữ tiếng Việt liên quan đến cách ăn cách mặc . Chúng tôi đã thống kê số lƣơ ̣ng và tỉ lê ̣ các thành ngƣ̃ , tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt nhƣ bảng sau :

Các thành ngƣ̃, tục ngữ liên quan đến cách ăn cácn mă ̣c

Số lƣơ ̣ng có chƣ́a tƣ̀ “ăn” (tỉ lệ) Số lƣơ ̣ng có chƣ́a tƣ̀ “mă ̣c” (tỉ lệ)

Số lƣơ ̣ng có chƣ́a tƣ̀ “ăn”và“mă ̣c”

(tỉ lệ)

Số lƣơ ̣ng không có chứa tƣ̀“ăn”và“mă ̣c”

(tỉ lệ)

Tổng số

Trong thành ngƣ̃ tiếng Hán 5 (5.6%) 2(2.3%) 2 (2.3%) 79 (90%) 88 Trong tu ̣c ngƣ̃ tiếng Hán 53 (51%) 5(4.8%) 4 (3.8%) 42 (40.4%) 104 Trong thành ngƣ̃ tiếng Viê ̣t 36 (50.7%) \ 5 (7%) 30 (42.3%) 71 Trong tu ̣c ngƣ̃ tiếng Viê ̣t 121(70.3%) 2(1.2%) 10 (5.8%) 39 (22.7%) 172

Thông qua bảng trên có thể thấy đƣơ ̣c số lƣơ ̣ng của thành ngƣ̃ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Hán và tiếng Viê ̣t tƣơng đƣơng nhau, nhƣng số lƣợng của tục ngƣ̃ liên quan đến cách ăn cách mă ̣c trong tiếng Viê ̣t nhiều hơn các tục ngƣ̃ trong tiếng Hán .

Trong thành ngƣ̃ tiếng Hán , các thành ngữ không có chứa từ ―ăn‖ và ―mặc‖ chiếm số lƣợng nhiều hơn , có thể cho rằng khi hình dung về cách ăn cách mặc ngƣời Hán tƣơng đối kín đáo hơn . Trong thành ngƣ̃ tiếng Viê ̣t , các thành ngữ có chứa từ ―ăn‖ và các thành ngữ không có chƣ́a tƣ̀ ―ăn‖ và ―mă ̣c‖ đều chiếm tỉ lê ̣ lớn , có thể cho rằng ngƣời Việt thích ví von về cách ăn cách mặc trực tiếp hơn ngƣời Hán .

Nói một cách khái q uát, trong tục ngƣ̃ tiếng Hán và tiếng Viê ̣t , các tục ngữ có chứa ―ăn‖ đều chiếm số lƣợng nhiều hơn , đă ̣c biê ̣t là trong tục ngƣ̃ tiếng Viê ̣t . Có thể cho rằng ngƣời Hán và ngƣời Việt đều thích ví von về cách ăn cách mă ̣c tr ong tục ngƣ̃ mô ̣t cách trƣ̣c tiếp hơn , minh hoà hơn .

Các tục ngữ không có chứa từ ―ăn‖ và ―mặc‖ còn đƣợc sử dụng nhiều , cũng cho rằng tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều mang tính ẩn dụ hoá .

Sau khi tiến hành phân tích về cấu trúc và ta ̣o nghĩa của các thành ngƣ̃, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc của tiếng Hán và tiếng Việt trong chƣơng 2, chúng ta có thể thấy đƣợc một số điểm giống nhau và khác nhau giữa thành ngữ , tục ngữ của tiếng Hán và tiếng Viê ̣t về cấu trúc

Một phần của tài liệu So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)