Kết cấu tục ngữ hai mệnh đề

Một phần của tài liệu So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt (Trang 66)

Phần lớn tục ngữ tiếng Việt thƣờng có kết cấu hai vế. Hai mệnh đề trong kiểu tục ngữ này thƣờng rất cân đối nhau về số lƣợng các âm tiết. Kiểu cấu trúc tục ngữ có hai vế nhƣ vậy thƣờng có số âm tiết bằng nhau tạo nên tính đối xứng cả về hình thức lẫn nội dung ngữ nghĩa. Loại này có cấu trúc chủ yếu dựa vào hai vế so sánh (còn gọi là cấu trúc so sánh). Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản với thành ngữ so sánh là tục ngữ có cấu trúc so sánh thƣờng có nghĩa tƣờng minh chứ không có kiểu so sánh dƣới dạng ẩn dụ hay hoán dụ nhƣ trong thành ngữ tiếng Việt. Ví dụ: Ăn chuộng đặc,

mặc chuộng dày; Ăn chuộng chắc , mặc chuộng bền ; ăn chưa sạch, bạch chưa thông ; Ăn chó cả lông , ăn hồng cả hạt ; Ăn chọn nơi , chơi chọn bạn...

Tính cân đối trong tục ngữ so sánh cũng tạo nên nhịp điệu hài hòa giƣ̃a các vế câu. Nhiều câu tục ngữ có hình thức kết cấu đối xứng về thanh điệu ( nhƣ: bằng- trắc, bằng- trắc, bằng- trắc), tạo nên nhịp điệu trong câu rất cân đối, dễ nghe, dễ nhớ.Ví dụ: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền; Ăn có giờ, làm có buổi; Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau…

Ngoài ra, kiểu tục ngữ hai vế còn rất cân đối theo cấu trúc song song (hay sóng đôi) và bổ túc nhau về ý nghĩa. Ví dụ: Đói cho sạch, rách cho thơm; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Đi với Bụt mặc áo cà sa,

đi với ma mặc áo giấy

Kiểu tục ngữ hai vế còn có cấu trúc sóng đôi bộ phận, nghĩa là cả hai về có kết cấu giống nhau nhƣng chức năng ngữ pháp và ý nghĩa của mỗi vế thì khác nhau thông qua các từ liên kết chặt chẽ kiểu: " nào...ấy";

" đâu... đấy"," bao nhiêu...bấy nhiêu",..Ví dụ: Ăn cây nào, rào cây ấy; Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu...

Chức năng liên kết cú pháp của kết cấu tục ngữ sóng đôi thƣờng có một bộ phận đƣợc láy lại để phù hợp với kết cấu trƣớc nó. Nói cách khác, cấu trúc sóng đôi bộ phận có một từ hay cụm từ giống hoặc khác nhau về chức năng. Ví dụ: Muốn ăn hét phải đào giun, muốn ăn cơm phải làm ruộng; Ăn giỗ ngồi á p vách, ăn khách ngồi đầu bàn...

Về số âm tiết, kết cấu tục ngữ hai vế thƣờng có số lƣợng âm tiết bằng nhau.Ví dụ: Ăn chắc, mặc bền ( 2- 2 âm tiết ); Ăn cho đều , kêu cho

đủ ( 3- 3 âm tiết); Ăn dứa đằng đít , ăn mít đằng cuống (4- 4 âm tiết); Ăn

một mình đau tức, làm một mình cực thân ( 5- 5 âm tiết).

Bên cạnh kiểu cấu trúc tục ngữ có hai vế bằng nhau về số lƣợng âm tiết, kiểu kết cấu tục ngữ hai mệnh đề cũng còn tồn tại loại hai vế không bằng nhau về số lƣợng âm tiết.Ví dụ: Ăn thì mau chân, việc cần thì đủng đỉnh ( 4- 5 âm tiết ); Giàu cơm ba bữa, khó cũng đỏ lửa ba lần (4 -

6 âm tiết). Tuy nhiên, kiểu tục ngữ hai vế có số lƣợng âm tiết không cân đối giữa hai vế này thƣờng khó nhớ, nên chúng có số lƣợng không nhiều.

Một phần của tài liệu So sánh các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cách ăn cách mặc trong tiếng Hán và tiếng Việt (Trang 66)