1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp

81 895 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa như: trường về các bộ phận cơ thể người, các nhóm từ chỉ cảm xúc, chỉ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU NHÓM TỪ BIỂU THỊ HỌAT ĐỘNG

THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU NHÓM TỪ BIỂU THỊ HỌAT ĐỘNG

THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Thiện Giáp

Trang 3

Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan 13

1.2 Phân biệt trường nghĩa và trường từ vựng 19

Chương 2: Nghiên cứu nhóm từ biểu thị hoạt động thị

giác của con người trong tiếng Việt

22

2.1 Trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con

người trong tiếng Việt

22

2.1.1 Xác lập trường nghĩa miêu tả hoạt động thị giác của

con người trong tiếng Việt

22

2.1.2 Miêu tả trường nghĩa hoạt động thị giác của con

người trong tiếng Việt

25

a Phân tích cấu trúc nghĩa của các nghĩa tố trong trường nghĩa 25

Trang 4

b Hiện tượng đồng nghĩa trong trường nghĩa 35 2.2 Trường từ vựng của trường nghĩa hoạt động thị giác

của con người trong tiếng Việt

38

2.2.2 Phân tích các ý nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt

động thị giác của con người trong tiếng Việt

40

2.2.3 Miêu tả trường từ vựng của trường nghĩa 45

Chương 3: So sánh trường từ vựng - ngữ nghĩa biểu thị

hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và

tiếng Pháp

48

3.2 Sự tương ứng về từ trong trường nghĩa ở tiếng Việt và

tiếng Pháp

49

3.3 Các nghĩa tố trong trường nghĩa miêu tả các từ chỉ

hoạt động thị giác của con người trong tiếng Pháp

56

3.4 Trường từ vựng của trường nghĩa hoạt động thị giác

của con người trong tiếng Pháp

71

Trang 5

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

Trang 6

hệ này sang thế hệ khác”

Ngôn ngữ vốn tồn tại như một chỉnh thể thống nhất, có quy luật nội tại chặt chẽ, với các tầng bậc đơn vị khác nhau Các đơn vị ấy được tổ chức thống nhất theo một quy luật riêng, theo trình tự từ thấp đến cao Các quy luật nhận thức, tư duy của các dân tộc vốn có những nét tương đồng Tuy nhiên, những suy nghĩ giống nhau của những người nói các ngôn ngữ khác nhau lại được thể hiện dưới các hình thức khác nhau của ngôn từ, của chữ viết

Vốn từ của ngôn ngữ vô cùng lớn, phong phú và đa dạng Người ta không thể nào nghiên cứu một cách thấu đáo toàn bộ hệ thống từ vựng và ngữ nghĩa của nó cùng một lúc Bằng thực tế nghiên cứu, nhiều nhà ngôn ngữ học

đã chỉ ra rằng: cần thiết phải chia nhỏ hệ thống lớn ấy thành những hệ thống con để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu Thực tế, mọi ngôn ngữ đều có thể phân thành những nhóm từ vựng “có quan hệ gần gũi về một ý nghĩa cụ thể, riêng biệt có ý nghĩa rất lớn, giúp chúng ta vạch ra được những cấu trúc nghĩa

cơ bản, từ đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu chung về ngữ nghĩa của ngôn ngữ”

Hiện nay, trường từ vựng - ngữ nghĩa đang là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa như: trường về các bộ phận cơ thể người, các nhóm từ chỉ cảm xúc, chỉ màu sắc, chỉ quan hệ họ hàng, chỉ hiện tượng địa lý, những từ chỉ sự nói năng, suy nghĩ, vận động, những từ gắn liền với xúc giác, khứu giác và các giác tri giác nhờ các giác quan của con người

Trang 7

Một trong những vai trò của ngôn ngữ là dùng để mô tả những gì chúng ta nhận biết được từ thế giới bên ngoài thông qua các giác quan Trong các giác quan, có lẽ thị giác đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng thông tin của thế giới bên ngoài, được hấp thụ vào trong kho tàng kiến thức của mỗi cá nhân Những cơ quan giúp chúng ta tích luỹ thông tin có thể là mắt, mũi, tai, chân tay và dĩ nhiên là khi chúng ta tường thuật lại những thông tin chúng ta có được, những thông tin đó đã trải qua một quá trình lọc của nhận thức và điều đó mang theo tính chủ quan cảm nhận của từng chủ thể riêng biệt Những trải nghiệm mà chúng ta có được đều liên quan đến cơ thể về mặt sinh học Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể nói về những thứ chúng ta nhận thức được, hiểu được Và những thứ mà chúng ta nhận thức được xuất phát từ những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày

Langacker cho rằng để hình thành nên giá trị khái niệm của nghĩa và ngữ pháp, chúng ta cần quan tâm đến vai trò của những trải nghiệm về không gian và thị giác trong việc hình thành nên những yếu tố khác nhận thức Ông nhấn mạnh vai trò của thị giác vừa mang tính chất bao phủ, nghĩa là sâu rộng,

ở đâu cũng tồn tại, vừa mang tính chất rất quan trọng Hiện tượng bày tỏ việc hiểu hoặc biết nghĩa của một câu hay một sự vật, hiện tượng thông qua thị giác là hiện tượng điển hình Chính điều này cho chúng ta thấy được cách thức mà ngôn ngữ phản ánh mối quan hệ giữa những cảm nhận về mặt sinh học và quá trình ý niệm hoá tinh thần

Thị giác không chỉ đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta định vị trong không gian mà còn giúp chúng ta xác lập những quan điểm cụ thể của từng cá nhân và từ đó đưa ra những nhận xét về sự vật, hiện tượng phản ánh quan điểm của mình Cùng một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, nhưng thông qua lăng kính tri nhận của người nói hoặc viết, chúng ta có thể đưa ra những phát biểu mô tả khác nhau về mặt ngôn ngữ Điều này chứng tỏ ngôn ngữ bị ảnh hưởng lớn bởi cảm nhận tri giác, đặc biệt là cơ quan thị giác của con người

Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người là một khía cạnh khá thú vị Chúng ta đều biết,

Trang 8

trong các giác quan của con người, đôi mắt thường biểu thị nhiều cảm xúc nhất Mọi niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận hay lo âu đều thể hiện trong “cửa sổ tâm hồn” ấy Bằng những hiểu biết còn khá khiêm tốn của mình, tôi mong muốn bước đầu có thể khảo sát và nghiên cứu cấu trúc của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong sự so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Pháp Qua đó nhằm phát hiện ra những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ trong quá trình biểu thị cảm xúc ở mỗi quốc gia trong cùng một trường nghĩa Điều này có ý nghĩa rất sâu sắc cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, dịch thuật Học một ngôn ngữ

là học cả nền văn hoá của dân tộc ấy Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với những biểu hiện văn hoá là vô cùng cần thiết Đề tài nghiên cứu của tôi rất mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt Chúng ta có thể thấy từ trong tiếng Việt vốn dĩ đã mang tính khái quát cao, đồng thời vẫn mang tính mềm dẻo, uyển chuyển trong vận dụng

Trên cơ sở tiếng Việt, tiến hành đối chiếu với cấu trúc nghĩa của các từ trong tiếng Pháp; từ đó rút ra sự tương đồng và khác biệt của nhóm

từ này trong tiếng Pháp

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Ở đây, tôi chỉ dừng lại khảo sát và nghiên cứu đặc điểm của các từ chỉ hoạt động của thị giác trong tiếng Việt và tiếng Pháp Các từ tiếng Việt được khảo sát, nghiên cứu và phân tích dựa trên

“Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê Các từ tiếng Pháp được xác định dựa trên cơ sở các từ tiếng Việt dịch chuyển sang và khảo sát, phân tích dựa trên

Từ điển Việt - Pháp (Dictionnaire Vietnamien - franỗais), Từ điển Pháp - Việt (Dictionnaire Franỗais - vietnamien), của Nhà xuất bản Khoa học Hà

Nội, Từ điển Pháp - Pháp - Việt của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2005,

Từ điển Le Petit Larousse, Imprimerie Carteman - Tournai, 1992 Qua việc

Trang 9

nghiên cứu này, chúng ta sẽ một phần nào được sáng tỏ thêm đặc điểm cấu trúc của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong hai ngôn ngữ

3 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Đề tài “Nghiên cứu nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con

người trong tiếng Việt và tiếng Pháp” nhằm mục đích sau:

Khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động của mắt trong tiếng Việt và tiếng Pháp

Rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ

Thấy được những đặc trưng về văn hoá của hai dân tộc thông qua việc nghiên cứu nhóm từ vựng - ngữ nghĩa này

Ngoài ra, đề tài còn có một ý nghĩa nhất định cả về mặt lí luận và thực tiễn

Về mặt lý luận: khảo sát, nghiên cứu và đối chiếu cấu trúc nghĩa của

một nhóm từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp, góp phần bổ sung những lí thuyết nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa; đồng thời đem đến một bức tranh ngữ nghĩa với những điểm tương đồng và dị biệt ở hai ngôn ngữ trong cùng một trường nghĩa Việc khảo sát và nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Pháp là tương đối khó khăn vì hai ngôn ngữ hoàn toàn không có quan hệ họ hàng với nhau, thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau; hai nước, hai dân tộc nói hai thứ tiếng này lại ở hai khu vực rất khác nhau, có những đặc điểm văn hoá, lịch sử, phong tục khác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ bé trong việc làm sáng tỏ những khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá giữa tiếng Việt và tiếng Pháp, đồng thời bổ sung thêm lí thuyết so sánh đối chiếu các ngôn ngữ

Về mặt thực tiễn: Việc khảo sát cấu trúc nghĩa của nhóm từ biểu thị

hoạt động của mắt trong hai ngôn ngữ giúp cho làm sáng tỏ những đặc trưng

về trường từ vựng - ngữ nghĩa này ở hai dân tộc khác nhau; đồng thời làm sáng tỏ cấu trúc trường nghĩa trong hai ngôn ngữ, từ đó giúp cho việc biên dịch đạt hiệu quả hơn Thực tế, việc dạy và học ngoại ngữ cũng như dịch

Trang 10

thuật ở nước ta còn gặp nhiều thiếu sót Sở dĩ là do vốn tri thức từ vựng - ngữ nghĩa về ngoại ngữ hay ngôn ngữ cần chuyển dịch là chưa thực sự đầy đủ, nhiều khi quá trình dịch thuật còn diễn ra một cách khiên cưỡng, chưa phản ánh đúng đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy Vì vậy, việc tìm ra cấu trúc nghĩa của một nhóm từ trong hai ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ, sử dụng chúng một cách chính xác hơn, đồng thời giúp cho việc dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia trong cùng một trường nghĩa thuận lợi hơn

Nhìn chung, có thể thấy rằng, động từ trong tiếng Việt quả thật là một loại từ gói ghém trong nó và kéo theo nó khá nhiều vấn đề có liên quan tới cả mặt lí luận lẫn thực tiễn của ngôn ngữ học nói chung, của Việt ngữ học nói riêng Theo tác giả Nguyễn Kim Thản, có lẽ rằng từ “khoảng trời” động từ tiếng Việt, có thể nhìn thấy được nhiều hiện tượng của cả “bầu trời” tiếng Việt không phải là điều quá đáng và nếu nói rằng từ những đặc điểm của tiếng Việt có thể nhìn thấy nhiều đặc điểm của những ngôn ngữ cùng loại hình thì không xa sự thật là bao nhiêu Vì vậy, việc nghiên cứu động từ tiếng Việt vẫn còn là những vấn đề khá phức tạp, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu Từ đó, chúng ta có thể so sánh đối chiếu với động từ trong các ngôn ngữ khác

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi tập trung đi sâu nghiên cứu động từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt

và tiếng Pháp Với hiểu biết còn hạn còn hạn chế của mình, tôi hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu vấn đề này

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp miêu tả

4.1.1 Thủ pháp phân tích nghĩa tố

Thủ pháp pháp phân tích nghĩa tố có vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc nghĩa của trường nghĩa Thủ pháp này giúp chúng ta phân chia nội dung nghĩa của từ thành các nghĩa tố khác nhau Mỗi từ được cấu thành từ một số nghĩa tố nhất định theo những quan hệ xác định nào đó

Trang 11

Thủ pháp phân tích nghĩa tố còn cho phép chúng ta có thể miêu tả một số lượng lớn các từ của ngôn ngữ tự nhiên bằng một số lượng hữu hạn các nghĩa tố Bởi vì từ vựng là sự kết hợp của các thành tố ngữ nghĩa, mọi nghĩa đều có thể chia ra thành những yếu tố nghĩa nhỏ nhất không thể chia nhỏ được hơn nữa Người ta cho rằng, có thể miêu tả tất cả các từ của ngôn ngữ bằng một số hữu hạn các nghĩa tố như vậy Những tư tưởng này có cả ở

Mĩ, Pháp, Nga và các nước khác Đối với ngữ vị học của Hjemslev, tất cả cái hiểu biện và cái được biểu hiện của tín hiệu có thể phân tích thành các đơn vị

có tính chất yếu tố tạo thành của chúng Những đơn vị như vậy L.Hjemslev gọi là các cấu hình (figure) Phân tích thành tố ở Mĩ xuất phát từ nhân học ngôn ngữ (linguistic anthropology) Theo cách phân tích này, các đơn vị được phân tích ra thành một chuỗi các đặc trưng ngữ nghĩa (semantic features), hay các thành tố nghĩa (components) Đây chính là một quá trình phân tích nghĩa của từ thành các nét khu biệt tối thiểu, tức là phân tích thành những yếu tố đối

lập với những yếu tố khác GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (Các phương pháp

nghiên cứu ngôn ngữ, Nhà in ĐHQGHN, 2009) đã cho chúng ta thấy được

những quan niệm khác nhau về đặc điểm của nghĩa tố như sau:

i) Nghĩa tố là yếu tố nhỏ nhất của khái niệm, nó có tính chất liên ngữ

ii) Nghĩa tố là yếu tố thu được bằng kinh nghiệm trong khi nghiên cứu một ngôn ngữ riêng biệt Các đơn vị từ vựng chỉ được phân tích đến bước

có thể phân biệt nghĩa vị này với nghĩa vị khác nhờ tối thiểu một yếu tố Nhờ những yếu tố thu được trong thủ thuật phân tích đó mà một đơn vị ngữ nghĩa

cụ thể có thể được miêu tả rõ ràng khác với đơn vị ngữ nghĩa khác Quan niệm này hàm ý rằng, các yếu tố như thế cũng có thể là một tổ hợp các yếu tố

iii) Nghĩa tố là cấu hình ngữ nghĩa có được một cách tiên nghiệm

Nó có giá trị như cái bẩm sinh phổ quát

“Nghĩa tố là bộ phận nhỏ nhất trong thông báo một đơn vị ngôn ngữ”

(GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2003)

Trang 12

Có nhiều cách thức khác nhau để phân tích nghĩa tố trong nội dung nghĩa của từ Chúng ta có thể dựa vào từ điển tường giải để phân tích các nghĩa tố, cũng có thể phân tích nghĩa tố bằng cách đối lập từng cặp từ với nhau để tìm ra các nghĩa tố tồn tại trong nội dung nghĩa của từ

Khi xác định thành phần nghĩa tố của một đơn vị từ vựng, người ta

đề cập đến những loại nghĩa tố khác nhau, bởi từ vừa là đơn vị từ vựng, vừa là đơn vị ngữ pháp, nó cũng có thể bao hàm cả một số sắc thái tu từ đặc biệt Do

đó, trong một từ cần phải chia ra những nghĩa tố từ vựng và nghĩa tố ngữ pháp, đồng thời phân tích thành tố nghĩa có quan hệ với việc phân tích cú pháp

Thủ pháp phân tích nghĩa tố không áp dụng với những từ cô lập Kết cấu của nghĩa tố chỉ có thể rõ ràng nếu chúng ta xem xét từ trong mối quan hệ với những đơn vị ngôn ngữ khác

4.1.2 Thủ pháp thống kê

Trong luận này, ngoài thủ pháp phân tích nghĩa tố chúng tôi còn

áp dụng thủ pháp thống kê để thống kê miêu tả các từ trong trường nghĩa

Thủ pháp thống kê sẽ giúp chúng ta có được những thông tin định lượng về cấu trúc nghĩa cũng như đặc trưng của trường từ vựng - ngữ nghĩa miêu tả hoạt động của mắt trong hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Pháp

4.2 Phương pháp so sánh - đối chiếu

Phương pháp so sánh - đối chiếu là một hệ thống các thủ pháp phân tích được sử dụng để phát hiện cái chung và cái riêng trong các ngôn ngữ được so sánh Phương pháp so sánh - đối chiếu tạo ra khả năng phát hiện những đặc điểm kết cấu của các ngôn ngữ khác nhau

Nhiệm vụ của việc so sánh - đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng; phát hiện và vạch ra những đặc điểm của các ngôn ngữ còn bị giấu kín khi nghiên cứu một ngôn ngữ Phương pháp so sánh

- đối chiếu cũng được sử dụng để phát hiện những quy luật và khuynh hướng đặc trưng tiêu biểu cho các ngôn ngữ, giúp chúng ta xác định các yếu tố tương đương giữa các ngôn ngữ

Trang 13

PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG

Trang 14

Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ những khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện Đại diện cho khuynh hướng này là L Weisgerber và J Trier Hai ông chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của Humboldt mới trong ngữ nghĩa học Đây là trường phái chủ trương sự phân chia từ vựng của ngôn ngữ

bị quy định trước “bởi hình thái bên trong của ngôn ngữ” Cơ sở ngôn ngữ học của Weisgerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ Ông thay thế sự phân tích các từ bằng sự phân tích các khái niệm trong “tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó Ông thừa nhận sự thống nhất giữa mặt bên ngoài (ngữ âm) và mặt bên trong (khái niệm) của ngôn ngữ nhưng ông lại coi sự thống nhất đó có tính chất song song hoàn toàn và đơn giản Do đó, ông phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng Nhiều từ (các tên riêng) là ở ngoài ngôn ngữ L Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy các dân tộc

Lí thuyết trường của J Trier phù hợp với luận điểm của Weisgerber

về sự tồn tại trong ngôn ngữ những phạm vi khái niệm được tổ chức một cách

có hệ thống Lý thuyết trường nghĩa xuất phát từ những tiền đề của trường phái Humboldt mới và phần nào những tư tưởng của F de Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp kết cấu trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ Theo quan điểm của ông và những người

Trang 15

kế tục ông, mặt nghĩa của ngôn ngữ là một kết cấu chặt chẽ, được phân chia

ra thành những trường hoặc những phạm vi khái niệm một cách rõ ràng Những phạm vi đó tồn tại trong ý thức ngôn ngữ của một cộng đồng ngôn ngữ nào đó Tất cả thành phần từ vựng được phân bố theo những phạm vi hoặc những trường đó J Trier đã giả định sự song song giữa trường khái niệm và trường từ vựng, tức là giữa bình diện nội dung và bình diện biểu hiện Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái hình ghép, cái áo khoác hay tấm vải phủ Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trường

ấy Ông viết: “Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể

Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại, mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ với nó” Rõ ràng, cơ sở lí luận của lí thuyết trường nghĩa là duy tâm, nó thoát li thực tế nhận thức thế giới, tách rời hẳn ngôn ngữ với chức năng tự nhiên của

nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người để sa vào một lĩnh vực các tư tưởng thuần tuý Thực ra, ý nghĩa của từ không đồng nhất với khái niệm Cách quan niệm trường nghĩa là cấu trúc của những khái niệm liên quan lẫn nhau, như thế chưa bao gồm các đơn vị ngôn ngữ là ý nghĩa Các trường khái niệm được phân xuất trên cơ sở logic thuần tuý, không phải dựa trên tài liệu ngôn ngữ

Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên

cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ học cũng rất

phong phú và đa dạng Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học”, GS.TS

Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày rất cụ thể về khuynh hướng này như sau:

Ipsen đã căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ để xây dựng trường nghĩa Theo ông, trường nghĩa bao gồm các từ có quan hệ họ hàng với nhau về tiêu chí hình thái và ý nghĩa Ví dụ: những tên gọi kim loại trong các ngôn ngữ Ấn - Âu đều có hình thái giống trung và hoạt động ngữ

Trang 16

pháp tương tự nhau Người ta thường gọi những trường nghĩa kiểu này là

“trường từ vựng - ngữ pháp”

M Konradt - Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các từ ghép Mỗi kiểu trường nghĩa, trong đó từ rời với tư cách thành tố của từ ghép đóng vai trò là thành viên của trường Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là trong các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từ thuộc cùng

một phạm vi biểu tượng Ví dụ: cặp từ đồng âm Eule “con chim” và Eule

“cái bàn chải” của tiếng Đức nằm trong hai trường cấu tạo từ khác nhau

Eule “con chim”

Eule “cái bàn chải”

Một kiểu trường nghĩa khác gọi là “trường từ vựng - cú pháp” do Mỹller và Porzig xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ Các ông cho rằng ý nghĩa của từ lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp Vì vậy, trường của các ông là những quan hệ đơn giản gồm động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ

Tuy nhiên, kiểu trường nghĩa được xem là phổ biến nhất được gọi là

“nhóm từ vựng - ngữ nghĩa” Theo quan điểm của Weisgerber, sự phân chia ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ được xác định không phải bởi những mối quan hệ có thực trong thực tế khách quan, mà được xác định bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa của nó Mỗi dân tộc có các nguyên tắc phân chia thế giới bên ngoài của mình, có quan

Trang 17

điểm của mình đối với thực tế xung quanh; do đó hệ thống ngữ nghĩa của các dân tộc cũng khác nhau, đồng thời các trường của chúng được xây dựng nên cũng không trùng nhau Vì vậy, Weisgerber thích dùng thuật ngữ “trường từ vựng”, “trường ngôn ngữ” hơn

Tiêu chuẩn để tập hợp các từ vào nhóm từ vựng - ngữ nghĩa này thường rất khác nhau Người ta có thể dựa vào sự tồn tại của các từ khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hoà Các

từ này được dùng như cái máy đo đạc và phát hiện ý nghĩa phạm trù chung, trên cơ sở đó, tập hợp tất cả các thành phần còn lại của trường Bên cạnh đó, còn có các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa biểu thị một khái niệm nào đó tồn tại trong cuộc sống Chẳng hạn: nhóm từ chỉ cảm xúc, nhóm từ chỉ thực vật, nhóm từ biểu thị màu sắc

Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng là những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa Nhiều nhà ngôn ngữ học đã khảo sát các từ đồng nghĩa và các từ trái nghĩa với tư cách là các trường ngữ nghĩa

Đặc biệt, người ta cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ nhiều nghĩa Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa Toàn bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất

Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là vô cùng lớn và phức tạp Vì vậy, người ta không có cách nào để hiểu một cách thấu đáo từng đơn vị ấy cùng một lúc Những liên hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng không hiện ra trực tiếp giữa các từ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên Tuy nhiên, những liên hệ ngữ nghĩa ấy sẽ hiện ra khi các từ được đặt trong những hệ thống con thích hợp Nói cách khác, “tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng

và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng” (Đỗ Hữu Châu) Những tiểu hệ thống ngữ nghĩa ấy được gọi là trường nghĩa

Trang 18

Như vậy, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới Ưu điểm của lí thuyết này ở chỗ nó cho phép chúng ta nghiên cứu từ vựng của một ngôn ngữ trong sự so sánh với các ngôn ngữ khác (cùng hoặc không cùng nguồn gốc và loại hình) Hiện nay, người ta đang cố gắng xây dựng những lí thuyết trường nghĩa dựa trên các tiêu chí ngôn ngữ học Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa

mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở các từ như thế cũng có nhiều kiểu khác nhau Mặc

dù có nhiều quan điểm đa dạng về những vấn đề cá biệt nhưng vẫn có thể nhận thấy hai con đường chủ yếu trong việc khảo sát các trường nghĩa

Theo thuật ngữ của GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, chúng ta có các loại trường nghĩa sau:

Các trường đối vị: Thuộc vào các trường đối vị là những lớp hạng

các đơn vị từ vựng đa dạng, có chung một tiêu chí ngữ nghĩa nào đó: các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa của các từ, các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa, toàn bộ các ý nghĩa liên hệ lẫn nhau của từ đa nghĩa, hệ thống cấu tạo từ, các

từ loại và các phạm trù ngữ pháp của chúng

Các tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa duy nhất có thể rất khác nhau Weisgerber (1962) đã viết: “Trường từ vựng hoạt động với tư cách là cái toàn thể, do đó để nhận thức ý nghĩa của các thành tố riêng biệt của nó cần phải trình bày tất cả các trường và đi tìm vị trí cảu thành tố này trong kết cấu của nó” Theo quan điểm của ông, sự phân chia ngữ nghĩa của hệ thống ngôn ngữ được xác định không phải bởi những mối quan hệ có thực trong thực tế khách quan, mà được xác định bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa của nó Mỗi dân tộc có các nguyên tắc phân chia thế giới bên ngoài của mình, có quan điểm của mình đối với thực tế xung quanh, do đó các hệ thống ngữ nghĩa của các ngôn ngữ cũng khác nhau, cũng như các trường được xây dựng nên của chúng không trùng nhau Do đó, Weisgerber cho rằng cần phải rút ra những nguyên tắc là cơ sở của sự phân chia từ vựng thành các trường từ trong bản

Trang 19

thân ngôn ngữ Các trường ngôn ngữ (từ vựng) lại được chia ra thành các trường một tầng và các trường nhiều tầng Việc chia cắt các trường một tầng được quy định bởi một quan điểm nào đó, tức là được cắn cứ vào một tiêu chí, một diện nào đó Ví dụ về sự phân chia như vậy có thể có loạt số từ, các thuật ngữ họ hàng Còn sự phân chia ra các trường nhiều tầng thì được dựa vào nhiều diện khác nhau

Cho đến nay, chưa có quan niệm thống nhất về các từ đồng nghĩa Quan niệm rộng nhất về từ đồng nghĩa cho rằng, các từ đồng nghĩa bao gồm

cả các hình thức từ đồng nhất về nghĩa vị từ vựng hoặc nghĩa vị ngữ pháp nào

đó Quan niệm hẹp nhất về từ đồng nghĩa cho rằng, từ đồng nghĩa bao gồm những hình thức từ đồng nhất về tất cả nghĩa vị từ vựng và nghĩa vị ngữ pháp [ ] L.M.Vaxiliev, 1969 (Sự đồng nhất và sự khu biệt của các từ đồng nghĩa

từ vựng) trong Những vấn đề lí luận và phương pháp luận của tiếng Nga

quan niệm các từ đồng nghĩa từ vựng là các lớp hạng ngữ nghĩa của các từ (các dạng thức từ) đồng nhất về tất cả nghĩa vị từ vựng và ngữ pháp, vốn có đối với từ chủ đạo của lớp hạng này Nói cách khác, tất cả các nghĩa vị của dạng thức từ chủ đạo phải được lặp lại với tính cách là bất biến thể trong các

ý nghĩa của toàn bộ tất cả các thành phần của nhóm đồng nghĩa Do đó, dung lượng và kết cấu của nhóm đồng nghĩa với tính cách là trường ngữ nghĩa được quy định bởi chỗ chúng ta lấy nghĩa vị - hình thức từ nào làm hạt nhân Các từ trái nghĩa không phải cái gì khác là các lớp hạng ngữ nghĩa của các từ (hình thức từ) mà các thành phần của chúng gắn bó với những sự đối lập có tính trái ngược Cần phân biệt 4 kiểu trái nghĩa:

i) Quan hệ tương phản: đây là những nhóm từ chỉ tham số với nghĩa kích thước, số lượng, cường độ, đại lượng Ví dụ: cao - thấp, dài - ngắn, nhiều

- ít, to - nhỏ, nóng - lạnh, mỏng - dày

ii) Quan hệ ngược hướng Ví dụ: ra - vào, lên - xuống, tiến - lùi

iii) Quan hệ mâu thuẫn Ví dụ: đúng - sai, trái - phải, sống - chết, yêu - ghét, tốt - xấu

iiii) Quan hệ nghịch đảo Ví dụ: mua - bán

Trang 20

Về nguyên tắc, mối quan hệ trái nghĩa là mối quan hệ đối xứng: một trong hai từ trái nghĩa thuộc một cặp nào đó phức tạp hơn về mặt ngữ nghĩa

so với từ kia Những từ có quan hệ tương phản thể hiện sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tượng

Đặc biệt, người ta cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ nhiều nghĩa Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa Toàn bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất [34 - 35]

Người ta còn xếp cả từ loại, tiểu loại vào những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa Từ loại cũng thuộc trường đối vị, tức là các lớp hạng ngữ nghĩa - ngữ pháp của các từ, bởi vì các từ thuộc vào một từ loại hoặc một tiểu loại cũng có cùng một ý nghĩa khái quát chung Chẳng hạn, ý nghĩa sự vật ở danh từ, ý nghĩa hành động ở động từ, ý nghĩa tính chất ở tính từ Bởi vì các nghĩa tố cú đoạn và các vị trí cú đoạn tương ứng với chúng là cơ sở của sự đồng nhất của các lớp từ này, cho nên có người gọi chúng là các lớp cú đoạn Với tư cách là các lớp ngữ nghĩa - cú đoạn của các từ, các từ loại có hai sự phân loại bên trong Một mặt, chúng được chia ra các tiểu loại của từ như danh từ động vật

và danh từ chỉ sự vật vô tri, các tính từ chỉ phẩm chất và quan hệ, các động ừt chỉ hành động và trạng thái Mặt khác, các từ loại được chia ra các lớp hình thái từ, thống nhất bởi các ý nghĩa ngữ pháp bất biến về cách, số, giống, thời, thể [34 - 36]

Các trường cú đoạn: là những lớp từ có quan hệ chặt chẽ với nhau

về mặt sử dụng nhưng không bao giờ gặp trong một ví dụ cú pháp W Pozig

là người đầu tiên nghiên cứu những trường này Ông cho rằng: ý nghĩa của từ

lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp, vì thế ông chú ý đến những mối liên hệ được quy định về mặt ngữ nghĩa giữa động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ Sau này, Mỹller cũng nghiên cứu về vấn đề này Các trường cú đoạn của hai ông nghiên cứu phản ánh sự tập hợp nhóm thực tế của các từ theo thuộc tính về sự kết hợp của chúng và có thể chia ra làm hai kiểu: một mặt, các từ được thống nhất trong

Trang 21

ngữ đoạn chỉ trên cơ sở cộng đồng của các nghĩa tố cú đoạn của chúng, tức là

sự kết hợp về nghĩa Thuộc vào cú đoạn ngữ nghĩa như thế có các nhóm trừu

tượng nhất kiểu “chủ ngữ + vị ngữ”, “chủ ngữ + vị ngữ + tân ngữ” Mặt

khác, là các từ được thống nhất trong cú đoạn không những chỉ trên cơ sở sự đồng nhất của các nghĩa tố cú đoạn (sự kết hợp ngữ nghĩa) của chúng mà cả trên cơ sở sự cộng đồng của các thuộc tính về sự kết hợp về hình thức của chúng

Các trường tổng hợp: Theo I M Vaxiliev thì trường tổng hợp được

cấu tạo trong khi phức hợp các trường nghĩa có tính chất đối vị và cú đoạn Các trường như thế chẳng hạn là các loạt cấu tạo từ bao gồm các từ loại khác nhau cùng với các cặp sóng đôi có tính chất đối vị của chúng Nói chung, chúng ta đề cập tới các trường nghĩa tổng hợp trong tất cả các trường hợp khi

vị trí của các ngữ đoạn ngữ nghĩa trừu tượng được làm đây không phải bằng các nghĩa vị cụ thể riêng biệt mà bằng các lớp đối vị của chúng (các trường đối vị)

Sự phân tích các trường nghĩa sẽ bắt đầu sau khi phân xuất được chúng Nhiệm vụ của việc phân tích trường nghĩa là xác định tính hệ thống của những liên hệ về nghĩa giữa các yếu tố trong trường

Trong luận văn chúng tôi khảo sát chính là kiểu trường đối vị Các từ

vị có liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa, cụ thể là cùng chỉ các hoạt động thị giác của con người

1.2 PHÂN BIỆT TRƯỜNG NGHĨA VÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG

Có người quan niệm trường nghĩa là cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ nhiều nghĩa Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa thường

có một yếu tố ngữ nghĩa chung tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa Nhưng có lẽ quan điểm này đã nhầm lẫn sang cái gọi là trường từ vựng Một điều cần thiết khi nghiên cứu các trường từ vựng - ngữ nghĩa là phải phân biệt cho được trường nghĩa và trường từ vựng

Mặc dù trường từ vựng được xác định thông qua một trường nghĩa

cụ thể thì nó vẫn bao hàm nhiều đơn vị từ vựng thuộc các trường nghĩa khác

Trang 22

và các trường nghĩa này cũng tham gia xác định các trường từ vựng khác Do vậy, một trường từ vựng, vốn có phạm vi giới hạn mập mờ: một trường từ vựng nối với nhiều trường từ vựng khác và đến lượt chúng, các trường từ vựng này cũng nối với nhiều trường từ vựng khác nữa và kết quả là các trường từ vựng có thể tạo nên một mạng lưới bao hàm tất cả kho từ vựng của một ngôn ngữ

Igor A Mel’cuk và một số nhà ngôn ngữ học khác phân biệt rõ trường nghĩa (champ sémantique) và trường từ vựng (champ lexical) Các ông định nghĩa về trường nghĩa như sau:

“Trường nghĩa là tập hợp các đơn vị từ vựng có chung một thành tố nghĩa có giá trị nhận diện một trường nghĩa”

Theo các ông, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị (lexème) hay một đơn vị thành ngữ (phrasème) Đến lượt mình, từ vị được định nghĩa là một từ xét theo một nghĩa duy nhất được xác định rõ, đi kèm với tất cả các thông tin

về sự hoạt động của nó trong một văn bản; đơn vị thành ngữ được định nghĩa

là một ngữ (locution) xét theo một nghĩa duy nhất được xác định rõ, đi kèm với tất cả các thông tin về hoạt động của nó trong một văn bản

Ví dụ như trong tiếng Pháp, các từ vị: bleu (xanh nước biển), ver (xanh lá cây), rouge (đỏ), rose (hồng), jaune (vàng), violet (tím), gris (xám) thuộc trường nghĩa “màu sắc” Các từ vị: bras (tay), jambe (chân), tête (đầu), nez (mũi), poitrine (ngực), ventre (bụng) thuộc trường nghĩa “bộ phận cơ thể” Các từ vị: coeur (tim), foie (gan), estoma (dạ dày), poumon (phổi), bile (mật) thuộc trường nghĩa “các cơ quan nội tạng”

Mỗi từ vị nêu trên lại nằm trong một từ nhất định

Ví dụ: BRAS có 14 từ vị, trong đó bras (tay người, tay ghế, eo biển ); bras de la Justice (quyền lực công lý); bras de levier; bras séculier (pháp quyền thế tục); prendre le bras de quelqu’un (đi tựa vào ai); le bras droit de quelqu’un (cánh tay phải của ai)

Sự tập hợp tất cả các từ này (với tất cả các từ vị của chúng) tạo nên trường từ vựng về các bộ phận cơ thể

Trang 23

Trường từ vựng được định nghĩa như sau: Trường từ vựng của một

trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này

Đối với Mel’cuk, cách xử lý theo trường nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ sở để biên soạn từ điển Trong từ điển giải thích và kết hợp của ông, việc miêu tả các đơn vị từ vựng bắt buộc phải được thực hiện theo trường nghĩa hay trường từ vựng

Tuy nhiên, Mel’cuk và những người cùng làm việc với ông thừa nhận rằng khái niệm trường nghĩa không chặt chẽ như người ta tưởng Theo ông, tính không chặt chẽ thể hiện ở ba điểm sau:

i) Ranh giới không được xác định cụ thể

Bản thân nội dung của một trường nghĩa không được xác định rõ Ví dụ: Trong tiếng Pháp, từ vị “doigt” (ngón tay), nez (mũi), bouche (miệng)

có thuộc về cùng trường nghĩa là “bộ phận cơ thể hay không? Vì “doigt” (ngón tay) là một phần của “main” (bàn tay), “main” (bàn tay) lại là một phần của “bras” (cánh tay) Chỉ có “bras” (cánh tay) là có thể định nghĩa một cách

dễ dàng như một bộ phận của cơ thể

ii) Các từ vị có thể thuộc về nhiều trường nghĩa

Một từ vị có thể thuộc về nhiều trường nghĩa khác nhau Ví dụ: từ vị

“bistouri”, “scalpel” (dao mổ) thuộc trường nghĩa “dụng cụ để cắt” nhưng cùng thuộc trường nghĩa “dụng cụ phẫu thuật” Từ vị “avion” (máy bay) cùng thuộc về các trường nghĩa “giao thông”, “chiến tranh”, “thể thao”

iii) Sự chồng chéo của các trường nghĩa

Mặc dù trường từ vựng được xác định thông qua một trường nghĩa cụ thể thì nó vẫn bao hàm nhiều đơn vị từ vựng thuộc các trường nghĩa khác và các trường nghĩa này về phần mình cũng tham gia xác định các trường từ vựng khác Do đó, một trường từ vựng theo bản chất tự nhiên của nó, vốn có giới hạn mập mờ: một trường từ vựng nối với nhiều trường từ vựng khác và đến lượt chúng, các trường từ vựng này nối với nhiều trường từ vựng khác

Trang 24

nữa và kết quả là các trường từ vựng có thể tạo nên một mạng nhện bao hàm tất cả kho từ vựng của một ngôn ngữ Đây chính là điều khiến cho công việc của nhà từ vựng học trở nên hấp dẫn nhưng cũng rất khó khăn Vì không thể xem xét tất cả các đơn vị từ vựng nên nhà từ vựng học phải chấp nhận thoả hiệp tốt nhất có thể, tức là xem xét các trường từ vựng chia nhỏ và dễ xử lý

Ví dụ: trường nghĩa “meuble” (đồ gỗ) gồm các từ vị “table” (bàn),

“tabouret” (ghế đẩu), “banc” (ghế băng), “lit” (giường), “chaise” (ghế),

“armoire” (tủ), “vaisselier” (tủ bát)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin theo quan điểm của Igor A Mel’cuk để khảo sát các từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp

Trang 25

Chương 2

NGHIÊN CỨU NHÓM TỪ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA

CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT

2.1 TRƯỜNG NGHĨA HOẠT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT

2.1.1 Xác lập trường nghĩa về hoạt động thị giác trong tiếng Việt

Việc tập hợp và phân loại nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt không hề đơn giản Tiếng Việt vô cùng phong phú

và đa dạng, đặc biệt là trong phạm vi sử dụng Bởi vậy, để có thể đưa ra danh sách nhóm từ biểu thị hoạt động của mắt một cách tương đối chính xác và đầy

đủ, tôi đã sử dụng cuốn từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê Qua đó, có thể tổng hợp thành một nhóm từ vựng biểu thị hoạt động thị giác của con người Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, tôi xin phép được trình bày những hiểu biết khiêm tốn của mình về lĩnh vực này Qua khảo sát nghiên cứu, tôi đã thu thập được 12 từ vị biểu thị hoạt động thị giác của con người Đây chỉ là một nhóm

từ nhỏ trong toàn bộ hệ thống các từ biểu thị hoạt động của mắt Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập tài liệu, nhưng sự hiểu biết còn hạn chế, rất mong các thầy cô và các bạn thông cảm và xin dành ở những đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn

Bảng 2.1: Các từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt

TT Các từ biểu thị hoạt động thị giác Đơn vị từ vựng phái sinh

+ Nhìn hau háu + Nhìn soi mói + Nhìn khinh bỉ

Trang 26

+ Nhìn nghiêng + Nhìn chăm chú + Nhìn trộm + Nhìn thiển cận + Nhìn thiết thực + Nhìn thấu + Nhìn xét nét + Nhìn xa trông rộng + Nhìn bao quát + Nhìn khái quát + Nhìn khiêu khích + Nhìn kỹ

+ Nhìn lệch + Nhìn nhận (hiểu) + Nhìn xoáy

+ Nhìn thấy + Nhìn chung + Nhìn lên + Nhìn xuống + Nhìn dọc + Nhìn thẳng + Nhìn quanh + Nhìn theo

+ Trông chừng

Trang 27

2 Trông + Trông coi

+ Trông đợi + Trông thấy + Trông theo + Trông vời + Trông mờ + Trông nom + Trông cậy + Trông gà hoá cuốc + Trông mặt mà bắt hình dong + Trông mong

+ Trông đợi + Trông ngóng

+ Xem xét tỉ mỉ + Xem qua + Xem lại + Xem sách + Xem tướng + Xem bệnh

+ Thấy lại + Thấy trước + Thấy lờ mờ + Thấy rõ

Trang 28

5 Ngắm

+ Ngắm nghía + Ngắm thẳng + Ngắm thoả thích (chán chê) + Ngắm vuốt

+ Ngắm bắn + Ngắm bóng

+ Liếc qua + Liếc trộm + Liếc tình

+ Ngó chừng + Ngó lại + Ngó ngoáy + Ngó ngàng + Ngó trộm

Qua nghiên cứu khảo sát, tôi đã thu thập được 60 đơn vị từ vựng phái sinh biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt Chắc chắn sẽ còn rất nhiều đơn vị khác cũng liên quan đến vấn đề này Nhưng với

Trang 29

khuôn khổ của một bài luận văn, tôi xin phép được nghiên cứu 12 từ vị chính

để phân tích và một phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác trong tiếng Việt, trên cơ sở

đó so sánh - đối chiếu với tiếng Pháp

2.1.2 Miêu tả trường nghĩa hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt

a Phân tích cấu trúc nghĩa của các nghĩa tố trong trường nghĩa

* Nhìn:

Nhìn là hành động để mắt vào một người hay một sự vật nào đó hoặc hướng mắt về một phía nhất định (có thể có hoặc chưa có đối tượng cụ thể) Nghĩa là hành động nhìn không hàm nghĩa “nhằm mục đích tri giác đối tượng” Nhìn là một hành động vật chất có chủ ý của chủ thể, chủ thể phải tiêu hao một năng lượng vật chất nhất định trong khi sử dụng giác quan của mình để thực hiện hành động đó

Ví dụ 1:

- Con hổ nhìn những người khách tham quan

- Thấy bố nhìn, cậu bé có vẻ sợ sệt Nó hiểu điều gì sắp xảy ra

Ở hai ví dụ trên, “những người khách tham quan” hay “cậu bé” không

hề chịu một sự tác động vật chất nào cả Đối tượng tri giác hay tri giác đối tượng chỉ là một cách nói để làm việc, bởi vì trong thực tế “ nhìn” có thể không nhằm tri giác mà nhằm mục đích khác

Ví dụ 2:

- Cô nhìn anh, cô muốn nói với anh là cô đã tha thứ cho anh

- Tôi vứt một mẩu bánh cho con chó Milu, nó nhìn tôi như tỏ lòng

biết ơn

Ở các ví dụ này, có thể hiểu nhìn nhằm truyền đạt một thái độ hay

tình cảm đến đối tượng Tuy nhiên, điều này tuỳ thuộc vào cảm nhận chủ quan của nhân vật có liên quan hoặc tuỳ thuộc vào ý muốn của chủ thể hơn

Trang 30

là xuất phát từ bản thân ngữ nghĩa của từ và của câu (yếu tố ngoài ngôn

ngữ) Về mặt từ vựng, điều này cũng có ý: nhìn là hành động để mắt hoặc

hướng đến đối tượng

“Nhìn” đòi hỏi hai diễn tố: diễn tố thứ nhất là hành thể (chủ thể tri

giác) và diễn tố thứ hai là mục tiêu hoặc hướng Theo cách diễn đạt của

Halliday, sau nhìn là một vật, một hoạt động chứ không thể là một sự kiện

Ví dụ:

- Tôi nhìn anh ta

- Tôi nhìn thấy một người đàn ông trong ngôi nhà

- Anh ấy quay lại nhìn phía sau

Trong cấu trúc ngữ nghĩa của nhìn, có thể không có mục tiêu

Ví dụ:

- Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ

- Anh ấy nhìn lại phía sau

Ở hai ví dụ trên cho thấy: “ngoài cửa sổ” là không gian bên ngoài,

“phía sau” là toàn bộ không gian ở đằng sau anh ấy Như vậy, danh từ theo sau vị từ là thành phần diễn đạt hướng của hành động, đóng vai trò diễn tố thứ hai, đảm bảo cho cấu trúc hoàn chỉnh cả về ngữ nghĩa và ngữ pháp

- Đừng nhìn tôi như vậy, xấu hổ lắm

Nhìn còn là một vị từ miêu tả tri giác, nó có thể hoạt động trong một

cấu trúc mà ở đó đóng vai trò đề của vị từ không phải là chủ đề của hành động

Trang 31

nhìn hướng tới Các nhà nghiên cứu gọi là vị từ kết nối, vị từ kết quả hoặc vị

từ miêu tả

Ví dụ:

- Cái áo đó nhìn đẹp đấy chứ

- Hai đứa trẻ đó nhìn giống như hai anh em sinh đôi ấy

- Món này nhìn hấp dẫn thật đấy

Đóng vai trò đề của nhìn là đối tượng tri giác (mục tiêu), còn bổ ngữ

của nó là nội dung tri giác (nội dung) Nói cách khác, nội dung là những gì

mà thị giác của chủ thể thu nhận được từ đặc trưng bên ngoài, tính chất, tính

cách của đối tượng Như vậy, sau vị từ nhìn là những gì mà đối tượng đem

đến cho chủ thể

Để biểu thị thuộc tính của đối tượng, sau vị từ nhìn có thể có một

biểu thức hoặc một vị từ so sánh: giống như, có vẻ như khi miêu tả một danh ngữ

Ví dụ:

- Tôi nhìn cô ấy có vẻ tội nghiệp quá! (trông)

- Hắn ta nhìn giống như tướng cướp ấy

Ở ví dụ này, nhìn có thể được thay thế bằng trông trong việc biểu thị

quá trình thị giác (đề là đối tượng tri giác)

Tuy nhiên, trong tiếng tiếng Việt, nhìn được chia nhỏ ra thành

các vị từ với những nét nghĩa khác nhau, được biểu hiện như sau:

* Nhìn trìu mến: biểu lộ bằng cái nhìn yêu thương, có thiện cảm

Ví dụ:

Cô ấy bày tỏ tình cảm bằng cái nhìn âu yếm, thật là dễ chịu

* Nhìn hau háu: nhìn tập trung, không chớp, tỏ rõ sự thèm muốn

Ví dụ:

Anh ta cứ nhìn hau háu vào cô người mẫu, trông anh ta thật đáng ghét

Trang 32

* Nhìn soi mói: chú ý tìm moi móc những sai sót, kể cả sai sót nhỏ nhất

của người khác, với dụng ý xấu

Ví dụ:

Chẳng có việc gì làm hay sao mà cứ nhìn soi mói nhau thế!

* Nhìn khinh bỉ: cái nhìn người khác hết sức xấu xa tới mức thậm tệ,

cho là không có gì đáng được tôn trọng

Ví dụ:

Nó tỏ thái độ bằng cái nhìn khinh bỉ

* Nhìn chăm chú: nhìn một cách tập trung cao độ vào một sự vật, sự

* Nhìn thấu: nhìn thông suốt vào một vấn đề, sự việc nào đó

* Nhìn xa trông rộng: nhìn nhận và đoán trước được sự việc xảy ra

* Nhìn bao quát: nhìn rộng rãi, toàn bộ Thấy toàn bộ, nắm tất cả

* Nhìn khái quát: nhìn thâu tóm những cái có tính chất chung cho một

loạt sự vật, hiện tượng

* Nhìn thấy: xem xét để thấy và nhận ra sự việc

* Nhìn nhận: xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó Thừa

nhận một thực tế, một sự việc nào đó

* Nhìn chung: thường dùng ở đầu câu, làm phần phụ cho cả câu Tổ hợp

dùng để mở đầu một lời nhận xét bao quát, chỉ nhìn những cái chính, cái cơ bản

Ví dụ: Nhìn chung, tôi thấy anh có tiến bộ

Như vậy, với vị từ nhìn, chúng ta có thể tìm được các nghĩa nhìn khác nhau Mỗi một từ đều có chung nét nghĩa là hoạt động của thị giác Ngoài ra,

trong các từ vị được chia nhỏ ấy lại có những đặc điểm khác nhau về nghĩa

Trang 33

Với những đặc trưng ngữ nghĩa như trên, nhìn cũng có nét phân biệt với trông và xem

* Trông:

Trông (chỉ phân tích nghĩa liên quan quá trình tri giác) không có khả

năng kết hợp với diễn tố thứ hai là một mục tiêu (thực thể hay hành động)

Ví dụ:

- Cô ấy đang trông bọn trẻ

- Bố nó gọi nó về trông nhà

Trông cũng là hành động sử dụng mắt nhưng không nhằm mục đích tri

giác mà nhằm mục đích theo dõi, bảo vệ, quán xuyến , nghĩa là nó có thể được thay thế bằng "giữ”, “bảo vệ”, “canh chừng” mà ý nghĩa không thay đổi

Tuy nhiên, trông cũng có thể diễn tả hướng, một đặc trưng quan trọng của hành động thị giác

- Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai man mác cánh buồm xa xa

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng

(Tục ngữ)

Trang 34

- Lý ngồi trong một cái miếu đổ nát trông ra con đường mòn ngóng mãi

Xem cũng là một hoạt động bằng mắt, đồng thời xem cũng là một vị từ

tri giác hàm chứa nghĩa nội tại của nó Nếu nét nghĩa mục đích này không

được thể hiện thì xem phải được tình thái hoá bằng một phương tiện khác để

đảm bảo tính ngữ pháp của nó Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khung

diễn tố của xem có vẻ như không có mục tiêu và cũng không có hướng như

nhìn

Ví dụ:

- Tôi xem thằng bé

- Lan xem quyển sách, thấy rất dày

Nếu như ở ví dụ trên, thực thể được thay bằng hành động thì xem lại rất

bình thường, không có gì đáng nói cả

Ví dụ:

- Tôi xem thằng bé đang chập chững tập đi

- Lan xem quyển sách và thấy nó rất hay

Có thể nói, xem là hành động thị giác nhằm tri giác hoặc nhận thức đối tượng, trong khi nhìn chỉ là hành động thị giác có định hướng Có lẽ vì thế mà

xem và nhìn có một vài nét nghĩa khác nhau

Ví dụ:

- Tôi xem ti vi # Tôi nhìn ti vi

Trang 35

Tôi xem ti vi: xem chương trình phát trên ti vi

Tôi nhìn ti vi: đánh giá chất lượng cái ti vi, nó sẽ rõ nghĩa hơn nếu thêm

vào một số thành phần cụ thể

Ví dụ:

- Buổi tối, tôi thường ở nhà xem ti vi

- Tôi đã xem rất kỹ cái ti vi nhưng không phát hiện nó hỏng ở đâu

Trong nhiều trường hợp, ta bắt gặp xem được sử dụng như một hư

từ, không có giá trị được đánh giá như nhìn

Ví dụ:

- Xem ra không còn cách nào để thuyết phục nó nữa rồi

- Anh thử nghĩ mà xem, tôi làm như vậy có đúng không?

- Cậu có muốn đi xem phim với tôi không?

Để xem đã (chưa quyết định)

Như vậy, cấu trúc tham tố của vị từ hành động thị giác xem không giống như nhìn Diễn tố thứ hai của nhìn có thể là mục tiêu hoặc là hướng, trong khi diễn tố thứ hai của xem có thể là mục tiêu (thường diễn đạt bằng

một danh ngữ mà trung tâm là một danh từ đơn vị) Ví dụ: xem (ti vi, bóng

đá, chọi gà, đánh cờ ) hoặc xem có thể là phương tiện (thường diễn đạt bằng

một danh từ khối) Ví dụ: xem (nhà, đất, sách, vở, kịch, hát ), nhưng cũng

có thể diễn đạt bằng danh từ đơn vị Ví dụ: xem (tài liệu, báo cáo, danh sách )

* Thấy:

Thấy là vị từ nội dung tri giác, biểu thị nội dung nhận biết của chủ thể

qua con đường thị giác Vì vậy, nó còn được gọi: vị từ nhận thức, vị từ trạng thái

Đứng vai trò đề của vị từ thấy có thể là danh ngữ biểu thị chủ thể tri

giác hoặc đối tượng được tri giác

Trang 36

Khi đề là chủ thể tri giác, theo sau thấy là danh ngữ biểu thị đối tượng được tri giác Đối tượng này có thể là một vật, một hành động và cũng có thể

là một sự kiện Đây là một khả năng mà nhìn không có được

Ví dụ:

- Tôi thấy nó vừa đi

- Tôi thấy một người đàn ông bước vào trong nhà

- Tôi thấy rất nhiều cảnh đẹp khi đến Pháp

- Tôi thấy đàn gà con đi trong sân

Giữa nhìn và thấy thường được xem là có quan hệ hành động - kết quả

Tất cả các ví dụ trên, chúng ta đều xét mối quan hệ đó Tuy nhiên, cũng có

trường hợp nhìn mà không thấy

Ví dụ:

- Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ (không xác định để thấy gì)

Như vậy, nhìn và thấy có thể ghép lại và gọi là chuỗi vị từ nhìn thấy,

trong đó vị từ trước đánh dấu phương thức tri giác và vị từ sau biểu đạt nội dung tri giác, là bổ ngữ của vị từ trước Trong một số trường hợp, một trong hai vị từ này có thể không cần có mặt

Ví dụ:

- Tôi thấy cô ấy đi ra ngoài (có nghĩa là đã nhìn và đã thấy)

- Nam thấy người đàn ông mặc áo da đen bước vào phòng

Về mặt ngữ nghĩa, khi ở dạng tỉnh lược (nghĩa là không có chủ thể), các

cấu trúc chứa thấy nhiều khi cần phải được hoàn chỉnh bằng một yếu tố tình thái

hoặc bằng một ngữ đoạn phụ thuộc

Ví dụ:

- Món này ngon

- Tôi thấy món này ngon

Trang 37

Như vâỵ, sự có mặt của thấy đánh dấu nhận định về thuộc tính ấy là

một nội dung của quá trình thị giác, thoả mãn về mặt ngữ nghĩa

* Ngắm:

Ngắm được sử dụng khi người ta nhìn mãi một cái gì đó hay muốn nhìn

kỹ một ai đó cho thoả lòng thích

Ví dụ:

- Tôi đã ngắm cô ấy rất lâu, thấy cô ấy đẹp thật!

Ở đây có thể dụng vị từ nhìn thay thể cho ngắm, nhưng trong mọi trường hợp nhìn có nghĩa rộng hơn ngắm Vì vậy, trong tiếng Việt, để có thể

- Tôi ngước mắt nhìn lên trời và thấy muôn vàn vì sao lấp lánh

- Nó đi bên cạnh bác và thỉnh thoảng lại ngước cặp mắt to đen nhìn

bác

* Liếc: có nghĩa là đưa mắt nhìn rất nhanh sang một bên

Ví dụ:

Cô ấy liếc thật nhanh về phía cuối phòng nhưng chẳng thấy gì cả

* Lườm: đưa mắt nhìn ngang ai đó, tỏ ý tức giận, trách móc, đe doạ, có vẻ

không hài lòng Tuy nhiên, trong tiếng Việt, đôi khi “lườm” yêu lại mang ý nghĩa tích cực

- Biết là mình bị trêu, cô ấy lườm hắn ta rồi đi ngay

* Ngó: đưa mắt, để ý đến, thò đầu hoặc vươn cổ ra để quan sát

Ví dụ:

Trang 38

Ngó qua, ngó lại chẳng thấy ai cả

không phải là việc làm vô căn cứ

Qua những ví dụ và những lý lẽ đã được phân tích, một lần nữa chúng

ta thấy được sự liên quan mật thiết giữa thị giác với tri nhận của con người thông qua những vật, hiện tượng đang xảy ra Người ta có thể biết được một người đang hạnh phúc thông qua những biểu hiện của người đó Và cơ quan thị giác đóng một phần quan trọng trong việc giúp chúng ta thu nhận được tín hiệu và bộ não sẽ phân tích cho chúng ta biết những hiện tượng đó biểu hiện

sự hạnh phúc hay không Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng ta tư duy

Thị giác không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ ở những động từ vừa được phân tích ở trên, mà nó còn hiện diện ở những trường hợp khác; và dĩ nhiên những từ này cũng có mối liên kết chặt chẽ một cách có hệ thống với tư duy, tình cảm của con người

Trong giao tiếp hàng ngày, một ánh mắt, một nụ cười cũng có thể đưa chúng ta đến gần nhau hơn, thân thiện hơn Nhiều khi chỉ một cái nhìn cũng

Trang 39

đủ hiểu vấn đề mình muốn nói Do vậy, thị giác của con người có một ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta

b Hiện tượng đồng nghĩa trong trường nghĩa

Trong ngôn ngữ học nói chung, người ta đã chú ý đến hiện tượng đồng nghĩa từ rất sớm Từ thời cổ Hy Lạp, người ta đã khẳng định rằng từ đồng nghĩa nói lên sự giàu có và tính đa dạng của những cách biểu hiện

Đồng nghĩa là một hiện tượng phổ biến, chỉ xảy ra trong các trường nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về

âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm Các từ trong một trường nghĩa là những từ có ý nghĩa gần nhau, biểu thị các sắc thái khác nhau của một khái niệm

Có hai cách quan niệm khác nhau về hiện tượng đồng nghĩa Quan niện thứ nhất cho rằng, từ đồng nghĩa là những từ có tối thiểu một trong các ý nghĩa giống nhau Sự phân biệt nhau của các từ đồng nghĩa không phải ở những sắc thái nào đó mà ở dung lượng ý nghĩa rộng - hẹp khác nhau, đúng hơn là sự tồn tại trong kết cấu ý nghĩa của mình số lượng ít hay nhiều các ý nghĩa giống nhau Quan niệm thứ hai cho rằng, loạt đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị đồng nghĩa chứ không phải các từ vị đồng nghĩa Bởi vì dung lượng ý nghĩa của các từ không giống nhau, có từ một nghĩa, có từ nhiều nghĩa và không phải bao giờ toàn bộ các ý nghĩa của từ này cũng đồng nghĩa với toàn bộ các ý ngĩa của từ kia, cho nên khó có thể nói từ này đồng nghĩa với từ kia mà phải nói nghĩa vị nào của chúng đồng nghĩa với nhau Ví dụ: từ

ăn trong tiếng Việt có kết cấu nghĩa phức tạp, nhưng ăn chỉ đồng nghĩa với

các từ xơi, chén, tọng, hốc ở nghĩa tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống

mà thôi Như vậy, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều loạt đồng nghĩa khác nhau

Vậy hai từ vị như thế nào được xem là đồng nghĩa với nhau? Khái niệm đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị giống nhau hoàn toàn hay có thể bao gồm cả những nghĩa vị gần nhau Một số người căn cứ vào ý nghĩa sở chỉ, coi

từ đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng của

Trang 40

thực tế khách quan Sự thống nhất trong loạt đồng nghĩa chủ yếu là chức năng gọi tên: hai từ cùng gọi tên một sự vật nhưng tương quan sự vật đó với những khái niệm khác nhau Chính vì vậy mà qua cách gọi tên bộc lộ ra nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật đó Quan niệm này có từ rất lâu, gắn liền với việc nghiên cứu các hiện tượng đồng nghĩa trong lĩnh vực danh từ Tiêu chuẩn này

dễ dàng áp dụng cho trường hợp các từ cùng biểu thị một đối tượng cụ thể trong thực tế mà chúng ta có thể tri giác được Nhưng chúng ta sẽ thấy khó khăn hơn khi gặp những trường hợp các từ biểu thị những khái niệm trừu tượng, không tri giác được

Khi cùng biểu thị một khái niệm, các đơn vị đồng nghĩa có thể chính xác hoá, chi tiết hoá, thậm chí nhấn mạnh một tiêu chí nào đó của khái niệm

Trong trường nghĩa có từ một nghĩa, có từ nhiều nghĩa cho nên hiện tượng đồng nghĩa không thể tách rời hiện hiện tượng đa nghĩa Nói chung, hiện tượng đồng nghĩa không chỉ xảy ra đối với toàn bộ dung lượng ý nghĩa của từ mà chỉ xảy ra với một nghĩa của nó mà thôi

Một nghĩa của từ đa nghĩa đồng nghĩa với nghĩa của từ một nghĩa Đây là hiện tượng đồng nghĩa bộ phận, phổ biến trong trường nghĩa

Tóm lại, hiện tượng đồng nghĩa là một hiện tượng có mức độ Các từ trong trường nghĩa miêu tả hoạt động thị giác của con người đồng nghĩa với nhau ở mức độ khác nhau, có đồng nghĩa hoàn toàn, có đồng nghĩa bộ phận Các từ đồng nghĩa trùng nhau nhiều hay ít các nét cơ bản Đó chính là các mức độ đồng nghĩa trong trường nghĩa Các từ nào càng trùng nhau nhiều nét

cơ bản thì mức độ đồng nghĩa càng cao và ngược lại

GS.TS Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” (NXB Giáo dục, 2003) đã tán thành quan điểm về từ đồng nghĩa như sau: “Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm” Sự giống nhau về nghĩa cũng có nghĩa là

có chung một nét nghĩa nào đó Do vậy, những vị từ thuộc trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt trên đây cũng được xem

là những từ đồng nghĩa với nhau Hiện tượng đồng nghĩa chỉ xuất hiện trong

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Xuân Hạo (dịch). Giáo trình đại cương ngôn ngữ học, F de Saussure, NXB KHXH, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đại cương ngôn ngữ học, F de Saussure
Nhà XB: NXB KHXH
2. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
3. Lê Quang Thiêm. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB ĐHQG, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
Nhà XB: NXB ĐHQG
4. Lê Thị Lệ Thanh. Trường từ vựng - ngữ nghĩa các từ biểu thị thời gian trong sự so sánh với tiếng Đức. Luận án Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng - ngữ nghĩa các từ biểu thị thời gian trong sự so sánh với tiếng Đức
6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Mel’cul, Igor A. Introduction à la lexicologie explicative et combinatoire, Editions Duculot, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction à la lexicologie explicative et combinatoire
8. Nguyễn Kim Thản. Động từ tiếng Việt, NXB KHXH, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động từ tiếng Việt
Nhà XB: NXB KHXH
10. Nguyễn Thiện Giáp. Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
11. Nguyễn Thiện Giáp. Giáo trình ngôn ngữ học, NXB ĐHQG Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
12. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Nguyễn Thiện Giáp. Lược sử Việt ngữ học - Tập 1, NXB Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Việt ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Nguyễn Văn Hiệp. Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
16. Nguyễn Thuý Khanh. Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật. Luận án Tiến sĩ, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật
17. Nguyễn Văn Tu. Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
5. Le Petit Larousse, Imprimerie Casterman - Tournai, 1992 Khác
18. Nguyễn Vân Phổ. Vị từ tri giác tiếng Việt Khác
19. Nguyễn Thị Quy. Vị từ hành động tiếng Việt Khác
20. Thông tin khoa học số 5 năm 2008, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
21. Tạp chí ngôn ngữ số 9 năm 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w