SỰ TƯƠNG ỨNG VỀ TỪ TRONG TRƯỜNG NGHĨA Ở TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 52)

9 Lườm Nghĩa 1: Đưa mắt nhìn ngang ai đó, tỏ ý tức giận, trách móc, đe doạ

3.2. SỰ TƯƠNG ỨNG VỀ TỪ TRONG TRƯỜNG NGHĨA Ở TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

Kết quả đối chiếu tiếng Việt với tiếng Pháp cho thấy kết quả về sự tương ứng trong trường nghĩa biểu thị các hoạt động thị giác giữa hai ngôn ngữ như sau:

Bảng 3.1: Các từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp.

STT Tiếng Việt Tiếng Pháp

1 Nhìn Regarder

Viser Zieuter Veiller à Examiner Reconnaitre Donner sur Nhìn trìu mến Couver les yeux Nhìn hau háu Manger des yeux Nhìn khinh bỉ Toiser

Nhìn nghiêng Regarder de profil Nhìn chăm chú Scuter

Être tout yeux

Nhìn trộm Faire des yeux en coulisse Regarder en dessous Guigner

Nhìn thiển cận Avoir la vue basse Avoir une vue courte Nhìn thiết thực Avoir une vision réaliste Nhìn thấu Transpercer

Percer

Nhìn xa trông rộng Regarder (voir) au loin Avoir une large vue

Nhìn bao quát Parcourir Planer

Nhìn giận dữ Regarder de travers Nhìn khái quát Avoir une vue générale Nhìn khiêu khích Regarder sous le nez

2 Trông Regarder

Voir Trông chừng Garder

Soigner Surveiller Trông đợi Attendre

Espérer Trông thấy Voir

Apercevoir Trông theo Suivre les yeux Trông vời Regarder au loin

Trông mờ Voir à travers un brouillard Trông nom Surveiller

Trông cậy Compter sur S’en remettre à Se reposer sur

S’en rapporter à

Trông gà hoá cuốc Prendre des vessies pour lanternes

Trông mặt mà bắt hình dong Au chant, on connait l’oiseau Face d’homme porte vertu

3 Xem Voir

Visiter Regarder Examiner

Xem xét tỉ mỉ Examiner méticuleusement Xem qua Jeter un coup d’oeil

Xem lại Reexaminer Reconsidérer Xem sách Lire 4 Thấy Voir Apercevoir Trouver Estimer Sentir, entendre Avoir ses règles

Thấy lại Revoir

Thấy rõ Crever les yeux

5 Chiêm ngưỡng Admirer

Contempler avec admiration

6 Ngắm Contempler

Viser Ngắm nghía Se mirer

Considérer attentivement Ngắm thẳng Viser droit

Ngắm thoả thích Repaitre ses yeux de Ngắm vuốt Prendre soin de sa toilette

Ngắm bắn Mirer

Maitre en joue Coucher en joue Ngắm bóng Se mirer

7 Ngước Lever les yeux

Regarder les yeux

8 Liếc Regarder de côté

Regarder du coin de l’oeil Lorgner

Reluquer Liếc qua Feuilleter

Liếc trộm Regarder à la dérobée Guigner

Liếc tình Faire des yeux doux Jouer de la prunelle

9 Lườm Menacer du regard

Rouler des yeux torves Lườm nguýt Regarder de travers

10 Ngó Regarder Avoir l’air Ngó chừng Épier Ngó ngàng Regarder à S’occuper de Faire attention à Ngó lại Regarder en arrière Ngó trộm Regarder furtivement

11 Nhắm Fermer les yeux

Viser

12 Đọc Lire en yeux

Để có được bảng thống kê này, ngoài cuốn từ điển tường giải tiếng Pháp, tôi còn sử dụng một số kết quả từ cuốn từ điển đối chiếu Pháp - Việt

(Lê Khả Kế chủ biên); cuốn từ điển Việt - Pháp (Lê Khả Kế - Nguyễn Lân chủ biên), từ điển Pháp - Pháp - Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Le Petit

Larousse (Imprimerie Carteman). Tôi nhận thấy rằng bao phủ lên trường

nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt cũng có cũng có 12 vị từ trong tiếng Pháp. Tuy nhiên, sự tương ứng Việt - Pháp ở đây

không phải là sự tương ứng đơn giản một đối một mà là phần lớn một từ tiếng Việt tương ứng với 3 - 8 từ trong tiếng Pháp. Chẳng hạn:

Từ nhìn trong tiếng Việt tương ứng với 8 từ trong tiếng Pháp là:

regarder, voir, viser, zieuter, veiller à, examiner, reconnaitre, donner sur...

Từ xem trong tiếng Việt tương ứng với 6 từ trong tiếng Pháp là: voir, visiter, regarder, examiner, lire, consulter...

Quan sát bảng 3.1 cho thấy trong tiếng Pháp có hiện tượng một từ tiếng Pháp lại có thể tương đương với nhiều từ tiếng Việt. Chẳng hạn:

Từ regarder trong tiếng Pháp tương đương với từ nhìn, trông, xem, ngó trong tiếng Việt.

Từ viser trong tiếng Pháp tương đương với từ nhìn, ngắm, nhắm

trong tiếng Việt.

Hiện tượng này còn xảy ra với các từ vị khác nữạ Điều này có nghĩa là hệ các nét nghĩa của trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Pháp phong phú hơn tiếng Việt. Đây là kết quả của sự phân cắt thực tại khách quan ở hai ngôn ngữ Việt và Pháp là khác nhaụ Vì vậy người Pháp mới có nhiều từ khác nhau để cùng chỉ khái niệm nàỵ

Trong trường tiếng Pháp thì nét nghĩa hoạt động của mắt là nét nghĩa trung tâm, hạt nhân của trường, xuất hiện ở tất cả các từ vị thuộc trường. Sự đồng nhất này giữa hai ngôn ngữ cũng là điều dễ hiểu vì nét nghĩa trung tâm là nét nghĩa nêu lên được đặc trưng bắt buộc, không thể loại bỏ của sự vật, hiện tượng. Cách tư duy của người Việt và người Pháp đã gặp nhau ở việc phát hiện ra những thuộc tính bắt buộc nàỵ Nếu như trong trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người không có sự đồng nhất ở nét nghĩa trung tâm thì không thể nào có sự dịch chuyển tương đương từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kiạ Tuy nhiên, chủ thể của mỗi ngôn ngữ lại phát hiện thêm những đặc điểm khác mà đặt tên cho chúng ở ngôn ngữ của mình là khác nhaụ

Còn lại là các nét nghĩa khác biệt so với trường tiếng Việt. Các từ vị trong tiếng Pháp có những nét nghĩa không đồng nhất với trường tiếng Việt

cũng thuộc về quy luật của ngôn ngữ. Nó là kết quả của sự khác biệt về tư duy dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)