b. Hiện tượng đồng nghĩa trong trường nghĩa
GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT 2.2.1 Xác lập trường từ vựng
2.2.1. Xác lập trường từ vựng
Trường nghĩa hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt như trên đã xác định gồm 12 từ là: nhìn, trông, xem, thấy, ngắm, chiêm ngưỡng, ngước, liếc, lườm, ngó, nhắm, đọc. Như vậy, với việc khảo sát trường nghĩa
của nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt, chúng ta phải xem xét xem các từ vị thuộc trường nghĩa này là các từ độc lập hay chúng chỉ là từ vị của các từ ngữ khác. Có nghĩa là chúng ta phải đụng chạm đến khái niệm hiện tượng đa nghĩạ
Hiện tượng đa nghĩa được xem như là một trong những quy luật có tính phổ quát của các ngôn ngữ. Đa nghĩa là hệ quả của tính không đối xứng, tính không đồng hình của tín hiêu ngôn ngữ. Chúng ta thấy rằng, mọi ngôn ngữ lúc mới sinh ra chỉ có một nghĩạ Theo sự biến đổi của thời gian, từ biến đổi và phát triển thành nhiều nghĩa khác nhaụ Sự phát triển nghĩa mới của từ có liên quan tới sự biến đổi và phát triển của hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Nó là kết quả phát triển nghĩa của từ nói riêng và cảu hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa nói chung, đồng thời cũng là biểu hiện của sự phát triển, giàu có của truyền thống văn hoá, sự phong phú tư duy của cả cộng đồng. Chính vì vậy, có tác giả đã nói rằng: “các ngôn ngữ gắn liền với văn hoá thành văn, nền văn minh tiên tiến thường phát triển với tỷ lệ cao những từ đa nghĩa”. Điều đó cũng có nghĩa là làm phong phú thêm từ vựng của ngôn ngữ đó.
So với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt có những đặc điểm riêng của mình. Để biểu thị những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới, tiếng Việt có xu hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới hơn là phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng đã có. Do vậy, số đơn vị nhiều nghĩa và số nghĩa của mỗi đơn vị đã nghĩa của trong tiếng Việt đều thấp hơn so với một số ngôn ngữ khác. Trong khi đó, số lượng những đơn vị từ vựng mới được cấu tạo tăng lên với tốc độ nhanh. Mặt khác, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt chủ yếu cảy ra ở các từ, còn các ngữ xảy ra với tỷ lệ thấp hơn nhiềụ
Các nghĩa của từ đa nghĩa có thể thuộc hai loại: nghĩa tự do và nghĩa hạn chế. Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng của thực tế khách quan. Các nghĩa tự do có thể hoạt động độc lập, không phải phụ thuộc vào các nghĩa cố định. Còn nghĩa hạn chế là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế. Các từ trong những kết hợp này sở dĩ kết
hợp được với nhau không phải do quy luật logic của từ mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định.
Trong nghĩa của từ đa nghĩa có một nghĩa là nghĩa cơ bản, còn lại là nghĩa phái sinh. Nghĩa cơ bản thường phải là nghĩa tự dọ Trong trường hợp một từ có nhiều nghĩa tự do thì một nghĩa tự do là cơ bản, còn lại là nghĩa phái sinh.
Các nghĩa của từ đa nghĩa không phải là một sự tồn tại không có lý do, chỉ đơn thuần là sự tổng hợp của các nghĩa khác nhau mà chúng là một hệ thống các yếu tố có liên hệ và quy định lẫn nhau (GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học tiếng Việt).
Từ các lý thuyết được đưa ra trên đây, với 12 vị từ: nhìn, trông, xem, thấy, ngắm, chiêm ngưỡng, ngước, liếc, lườm, ngó, nhắm, đọc; chúng ta còn có thể tìm được các vị từ cùng chỉ hoạt động thị giác của con người nhiều hơn thế nữạ Nhưng trong phạm vi nghiên cứu, tôi xin phép được đưa ra 12 vị từ trên để phân tích và chứng minh cho quan điểm của mình về trường từ vựng - ngữ nghĩa dựa theo lý thuyết của Igor A Mel’cuk.