9 Lườm Nghĩa 1: Đưa mắt nhìn ngang ai đó, tỏ ý tức giận, trách móc, đe doạ
2.2.3. Miêu tả trường từ vựng của trường nghĩa
Về trường từ vựng của trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người được xét đến ở đây chính tất cả các từ cảu trường nghĩa với toàn bộ kết cấu nghĩa của chúng. Nghĩa là xem xét các từ vị thuộc trường có nằm trong các từ đa nghĩa khác nhau hay không? Và nếu có thì các nghĩa của chúng liên hệ với nhau như thế nàỏ Cơ chế chuyển nghĩa của chúng ra saỏ Trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người chủ yếu nằm trong các từ đa nghĩạ Các vị từ này trở thành các vị từ đồng nghĩa một phần với nhau, cùng thuộc trường nghĩa biểu thị các hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt.
Trong trường nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa chủ yếu là đồng nghĩa bộ phận. Các từ trùng nhau một số nét cơ bản, khác nhau về sắc thái nào đó như sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng...
Khi nghiên cứu 12 vị từ: nhìn, trông, xem, thấy, ngắm, chiêm ngưỡng, ngước, liếc, lườm, ngó, nhắm, đọc cho thấy các vị từ này đều thuộc
trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác và có chung một nét nghĩa là “hoạt động của mắt”. Sau khi khảo sát, tôi thấy rằng trong các vị từ ấy có 9 từ là từ đa nghĩạ Trong các từ đa nghĩa ấy, ngoài nghĩa chung là biểu thị hoạt động của mắt còn có một số nét nghĩa khác. Điều đó chứng tỏ rằng những từ vị đó còn có những nét nghĩa phái sinh.
Bảng 2.3: Các nét nghĩa phái sinh của từ vị trong trường nghĩạ
Nhìn, trông, xem, thấy, ngó
- Để mắt tới, quan tâm, chú ý, bảo vệ, canh chừng
- Nhận ra được, biết được qua nhận thức
Nhìn, trông, ngắm - Hướng, mục tiêu
Xem - Từ biểu thị kết quả nhận định của một hoạt động nào đó (thử làm xem, nhớ lại xem...)
- Đoán số mệnh, hoạ phúc, bói toán...
- Coi như, như là (xem nhau như người nhà)
Liếc - Đưa nghiêng rất nhanh lần lượt hai
mặt lưỡi dao sát trên bề mặt đá mài hay một vật cứng làm cho lưỡi dao sắc hơn
Ngó - Mầm non ở loài rau mọc dưới nước
- Ngó ngoáy, cựa quậy
- Ăn thức ăn kèm khi uống rượu - Bắt chước một cách mù quáng (nhắm mắt theo)
Đọc - Hiểu thấu bằng cách nhìn vào biểu hiện bên ngoài
- Tiếp nhận nội dung của một tập hợp ký hiệu bằng cách nhìn vào các ký hiệu (đọc bản vẽ)
Trong nội bộ các nhóm này, các từ vị lại không phải đồng nghĩa hoàn toàn với nhaụ Giữa các từ vị, chúng ta có thể vạch ra những ranh giới về ngữ nghĩa cho dù là rất nhỏ, rất tinh tế. Mỗi từ vị trong trường sẽ tồn tại ít nhất một nét nghĩa mà không hề có ở bất cứ từ vị nào khác. Nét nghĩa này có ý nghĩa phân biệt các từ vị trong trường với nhaụ
Chương III