đó so sánh - đối chiếu với tiếng Pháp.
2.1.2. Miêu tả trường nghĩa hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt trong tiếng Việt
ạ Phân tích cấu trúc nghĩa của các nghĩa tố trong trường nghĩa
* Nhìn:
Nhìn là hành động để mắt vào một người hay một sự vật nào đó hoặc hướng mắt về một phía nhất định (có thể có hoặc chưa có đối tượng cụ thể). Nghĩa là hành động nhìn không hàm nghĩa “nhằm mục đích tri giác đối tượng”. Nhìn là một hành động vật chất có chủ ý của chủ thể, chủ thể phải tiêu hao một năng lượng vật chất nhất định trong khi sử dụng giác quan của mình để thực hiện hành động đó.
Ví dụ 1:
- Con hổ nhìn những người khách tham quan.
- Thấy bố nhìn, cậu bé có vẻ sợ sệt. Nó hiểu điều gì sắp xảy rạ
Ở hai ví dụ trên, “những người khách tham quan” hay “cậu bé” không hề chịu một sự tác động vật chất nào cả. Đối tượng tri giác hay tri giác đối tượng chỉ là một cách nói để làm việc, bởi vì trong thực tế “ nhìn” có thể không nhằm tri giác mà nhằm mục đích khác.
Ví dụ 2:
- Cô nhìn anh, cô muốn nói với anh là cô đã tha thứ cho anh.
- Tôi vứt một mẩu bánh cho con chó Milu, nó nhìn tôi như tỏ lòng biết ơn.
Ở các ví dụ này, có thể hiểu nhìn nhằm truyền đạt một thái độ hay tình cảm đến đối tượng. Tuy nhiên, điều này tuỳ thuộc vào cảm nhận chủ quan của nhân vật có liên quan hoặc tuỳ thuộc vào ý muốn của chủ thể hơn
là xuất phát từ bản thân ngữ nghĩa của từ và của câu (yếu tố ngoài ngôn ngữ). Về mặt từ vựng, điều này cũng có ý: nhìn là hành động để mắt hoặc hướng đến đối tượng.
“Nhìn” đòi hỏi hai diễn tố: diễn tố thứ nhất là hành thể (chủ thể tri giác) và diễn tố thứ hai là mục tiêu hoặc hướng. Theo cách diễn đạt của Halliday, sau nhìn là một vật, một hoạt động chứ không thể là một sự kiện.
Ví dụ:
- Tôi nhìn anh tạ
- Tôi nhìn thấy một người đàn ông trong ngôi nhà. - Anh ấy quay lại nhìn phía saụ
Trong cấu trúc ngữ nghĩa của nhìn, có thể không có mục tiêụ Ví dụ:
- Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. - Anh ấy nhìn lại phía saụ
Ở hai ví dụ trên cho thấy: “ngoài cửa sổ” là không gian bên ngoài, “phía sau” là toàn bộ không gian ở đằng sau anh ấỵ Như vậy, danh từ theo sau vị từ là thành phần diễn đạt hướng của hành động, đóng vai trò diễn tố thứ hai, đảm bảo cho cấu trúc hoàn chỉnh cả về ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Nhìn là một hành động (chủ ý), do đó có thể mang các đặc trưng: có độ dài về thời gian, có thể cấu tạo thức mệnh lệnh, có thể tham gia cấu trúc mục đích, có thể có yếu tố phương thức hành động đi kèm.
Ví dụ:
- Tôi nhìn nó rất lâu mà nó không biết. - Nhìn này, nó cũng đẹp đấy chứ! - Đừng nhìn tôi như vậy, xấu hổ lắm.
Nhìn còn là một vị từ miêu tả tri giác, nó có thể hoạt động trong một cấu trúc mà ở đó đóng vai trò đề của vị từ không phải là chủ đề của hành động
nhìn hướng tớị Các nhà nghiên cứu gọi là vị từ kết nối, vị từ kết quả hoặc vị từ miêu tả.
Ví dụ:
- Cái áo đó nhìn đẹp đấy chứ.
- Hai đứa trẻ đó nhìn giống như hai anh em sinh đôi ấỵ - Món này nhìn hấp dẫn thật đấỵ
Đóng vai trò đề của nhìn là đối tượng tri giác (mục tiêu), còn bổ ngữ của nó là nội dung tri giác (nội dung). Nói cách khác, nội dung là những gì mà thị giác của chủ thể thu nhận được từ đặc trưng bên ngoài, tính chất, tính cách của đối tượng. Như vậy, sau vị từ nhìn là những gì mà đối tượng đem đến cho chủ thể.
Để biểu thị thuộc tính của đối tượng, sau vị từ nhìn có thể có một biểu thức hoặc một vị từ so sánh: giống như, có vẻ như... khi miêu tả một danh ngữ.
Ví dụ:
- Tôi nhìn cô ấy có vẻ tội nghiệp quá! (trông) - Hắn ta nhìn giống như tướng cướp ấỵ
Ở ví dụ này, nhìn có thể được thay thế bằng trông trong việc biểu thị quá trình thị giác (đề là đối tượng tri giác).
Tuy nhiên, trong tiếng tiếng Việt, nhìn được chia nhỏ ra thành các vị từ với những nét nghĩa khác nhau, được biểu hiện như sau:
* Nhìn trìu mến: biểu lộ bằng cái nhìn yêu thương, có thiện cảm. Ví dụ:
Cô ấy bày tỏ tình cảm bằng cái nhìn âu yếm, thật là dễ chịụ
* Nhìn hau háu: nhìn tập trung, không chớp, tỏ rõ sự thèm muốn. Ví dụ:
* Nhìn soi mói: chú ý tìm moi móc những sai sót, kể cả sai sót nhỏ nhất của người khác, với dụng ý xấụ
Ví dụ:
Chẳng có việc gì làm hay sao mà cứ nhìn soi mói nhau thế!
* Nhìn khinh bỉ: cái nhìn người khác hết sức xấu xa tới mức thậm tệ, cho là không có gì đáng được tôn trọng.
Ví dụ:
Nó tỏ thái độ bằng cái nhìn khinh bỉ.
* Nhìn chăm chú: nhìn một cách tập trung cao độ vào một sự vật, sự việc nào đó.
* Nhìn thiển cận: nông cạn, chỉ nhìn thấy cái gần, cái trước mắt, không biết nhìn xa trông rộng.
* Nhìn thiết thực: nhìn vào thức tế, sát hợp với yêu cầu, với những vấn đề thực tế trước mắt.
* Nhìn thấu: nhìn thông suốt vào một vấn đề, sự việc nào đó.
* Nhìn xa trông rộng: nhìn nhận và đoán trước được sự việc xảy rạ
* Nhìn bao quát: nhìn rộng rãi, toàn bộ. Thấy toàn bộ, nắm tất cả.
* Nhìn khái quát: nhìn thâu tóm những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng.
* Nhìn thấy: xem xét để thấy và nhận ra sự việc.
* Nhìn nhận: xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó. Thừa nhận một thực tế, một sự việc nào đó.
* Nhìn chung: thường dùng ở đầu câu, làm phần phụ cho cả câụ Tổ hợp dùng để mở đầu một lời nhận xét bao quát, chỉ nhìn những cái chính, cái cơ bản.
Ví dụ: Nhìn chung, tôi thấy anh có tiến bộ.
Như vậy, với vị từ nhìn, chúng ta có thể tìm được các nghĩa nhìn khác nhaụ Mỗi một từ đều có chung nét nghĩa là hoạt động của thị giác. Ngoài ra, trong các từ vị được chia nhỏ ấy lại có những đặc điểm khác nhau về nghĩạ
Với những đặc trưng ngữ nghĩa như trên, nhìn cũng có nét phân biệt với trông và xem.
* Trông:
Trông (chỉ phân tích nghĩa liên quan quá trình tri giác) không có khả năng kết hợp với diễn tố thứ hai là một mục tiêu (thực thể hay hành động).
Ví dụ:
- Cô ấy đang trông bọn trẻ. - Bố nó gọi nó về trông nhà.
Trông cũng là hành động sử dụng mắt nhưng không nhằm mục đích tri giác mà nhằm mục đích theo dõi, bảo vệ, quán xuyến..., nghĩa là nó có thể được thay thế bằng "giữ”, “bảo vệ”, “canh chừng”... mà ý nghĩa không thay đổị
Tuy nhiên, trông cũng có thể diễn tả hướng, một đặc trưng quan trọng của hành động thị giác.
Ví dụ:
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. (Tục ngữ) - Đứng núi này trông núi nọ.
(Tục ngữ) - Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai man mác cánh buồm xa xạ
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng. (Tục ngữ)
- Lý ngồi trong một cái miếu đổ nát trông ra con đường mòn ngóng mãi những bóng mũ sắt.
(Nguyễn Đình Thi)
Vì vậy, có thể thay trông bằng nhìn nhưng trông không hành chức như vị từ hành động kiểu nhìn. Và do đó, trông cũng không mang đặc trưng về độ dài thời gian, không tham gia cấu trúc mệnh lệnh, cấu trúc mục đích và không có phương thức hành động đi kèm.
* Xem:
Xem cũng là một hoạt động bằng mắt, đồng thời xem cũng là một vị từ tri giác hàm chứa nghĩa nội tại của nó. Nếu nét nghĩa mục đích này không được thể hiện thì xem phải được tình thái hoá bằng một phương tiện khác để đảm bảo tính ngữ pháp của nó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khung diễn tố của xem có vẻ như không có mục tiêu và cũng không có hướng như
nhìn.
Ví dụ:
- Tôi xem thằng bé.
- Lan xem quyển sách, thấy rất dàỵ
Nếu như ở ví dụ trên, thực thể được thay bằng hành động thì xem lại rất bình thường, không có gì đáng nói cả.
Ví dụ:
- Tôi xem thằng bé đang chập chững tập đị - Lan xem quyển sách và thấy nó rất haỵ
Có thể nói, xem là hành động thị giác nhằm tri giác hoặc nhận thức đối tượng, trong khi nhìn chỉ là hành động thị giác có định hướng. Có lẽ vì thế mà
xem và nhìn có một vài nét nghĩa khác nhaụ Ví dụ:
Tôi xem ti vi: xem chương trình phát trên ti vị
Tôi nhìn ti vi: đánh giá chất lượng cái ti vi, nó sẽ rõ nghĩa hơn nếu thêm vào một số thành phần cụ thể.
Ví dụ:
- Buổi tối, tôi thường ở nhà xem ti vị
- Tôi đã xem rất kỹ cái ti vi nhưng không phát hiện nó hỏng ở đâụ
Trong nhiều trường hợp, ta bắt gặp xem được sử dụng như một hư từ, không có giá trị được đánh giá như nhìn.
Ví dụ:
- Xem ra không còn cách nào để thuyết phục nó nữa rồị - Anh thử nghĩ mà xem, tôi làm như vậy có đúng không? - Cậu có muốn đi xem phim với tôi không?
Để xem đã (chưa quyết định)
Như vậy, cấu trúc tham tố của vị từ hành động thị giác xem không giống như nhìn. Diễn tố thứ hai của nhìn có thể là mục tiêu hoặc là hướng, trong khi diễn tố thứ hai của xem có thể là mục tiêu (thường diễn đạt bằng một danh ngữ mà trung tâm là một danh từ đơn vị). Ví dụ: xem (ti vi, bóng đá, chọi gà, đánh cờ...) hoặc xem có thể là phương tiện (thường diễn đạt bằng một danh từ khối). Ví dụ: xem (nhà, đất, sách, vở, kịch, hát...), nhưng cũng có thể diễn đạt bằng danh từ đơn vị. Ví dụ: xem (tài liệu, báo cáo, danh sách...).
* Thấy:
Thấy là vị từ nội dung tri giác, biểu thị nội dung nhận biết của chủ thể qua con đường thị giác. Vì vậy, nó còn được gọi: vị từ nhận thức, vị từ trạng tháị..
Đứng vai trò đề của vị từ thấy có thể là danh ngữ biểu thị chủ thể tri giác hoặc đối tượng được tri giác.
Khi đề là chủ thể tri giác, theo sau thấy là danh ngữ biểu thị đối tượng được tri giác. Đối tượng này có thể là một vật, một hành động và cũng có thể là một sự kiện. Đây là một khả năng mà nhìn không có được.
Ví dụ:
- Tôi thấy nó vừa đị
- Tôi thấy một người đàn ông bước vào trong nhà. - Tôi thấy rất nhiều cảnh đẹp khi đến Pháp.
- Tôi thấy đàn gà con đi trong sân.
Giữa nhìn và thấy thường được xem là có quan hệ hành động - kết quả. Tất cả các ví dụ trên, chúng ta đều xét mối quan hệ đó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhìn mà không thấy.
Ví dụ:
- Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ (không xác định để thấy gì).
Như vậy, nhìn và thấy có thể ghép lại và gọi là chuỗi vị từ nhìn thấy, trong đó vị từ trước đánh dấu phương thức tri giác và vị từ sau biểu đạt nội dung tri giác, là bổ ngữ của vị từ trước. Trong một số trường hợp, một trong hai vị từ này có thể không cần có mặt.
Ví dụ:
- Tôi thấy cô ấy đi ra ngoài (có nghĩa là đã nhìn và đã thấy). - Nam thấy người đàn ông mặc áo da đen bước vào phòng.
Về mặt ngữ nghĩa, khi ở dạng tỉnh lược (nghĩa là không có chủ thể), các cấu trúc chứa thấy nhiều khi cần phải được hoàn chỉnh bằng một yếu tố tình thái hoặc bằng một ngữ đoạn phụ thuộc.
Ví dụ:
- Món này ngon.
Như vâỵ, sự có mặt của thấy đánh dấu nhận định về thuộc tính ấy là một nội dung của quá trình thị giác, thoả mãn về mặt ngữ nghĩạ
* Ngắm:
Ngắm được sử dụng khi người ta nhìn mãi một cái gì đó hay muốn nhìn kỹ một ai đó cho thoả lòng thích.
Ví dụ:
- Tôi đã ngắm cô ấy rất lâu, thấy cô ấy đẹp thật!.
Ở đây có thể dụng vị từ nhìn thay thể cho ngắm, nhưng trong mọi trường hợp nhìn có nghĩa rộng hơn ngắm. Vì vậy, trong tiếng Việt, để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, tuỳ từng ngữ cảnh mà vận dụng các vị từ cho thích hợp.
* Ngước:
Khi ta đưa mắt nhìn lên cao thì gọi là ngước. Ví dụ:
- Tôi ngước mắt nhìn lên trời và thấy muôn vàn vì sao lấp lánh.
- Nó đi bên cạnh bác và thỉnh thoảng lại ngước cặp mắt to đen nhìn bác.
* Liếc: có nghĩa là đưa mắt nhìn rất nhanh sang một bên.
Ví dụ:
Cô ấy liếc thật nhanh về phía cuối phòng nhưng chẳng thấy gì cả.
* Lườm: đưa mắt nhìn ngang ai đó, tỏ ý tức giận, trách móc, đe doạ, có vẻ
không hài lòng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, đôi khi “lườm” yêu lại mang ý nghĩa tích cực.
- Biết là mình bị trêu, cô ấy lườm hắn ta rồi đi ngaỵ
* Ngó: đưa mắt, để ý đến, thò đầu hoặc vươn cổ ra để quan sát.
Ngó qua, ngó lại chẳng thấy ai cả.
* Nhắm: khép kín hai mi mắt (nhắm khít lại).
- Vừa nhắm mắt đã ngủ ngaỵ
- Mắt đã nhắm không một lời rên rỉ. (Tố Hữu)
- Hai mắt Xuân nhắm lại muốn chìm vào giấc ngủ (Nguyễn Đình Thi)
* Đọc: trông vào chữ mà nói ra hoặc không nói ra tiếng (đọc báo, đọc kinh,
đọc sách).
Trên đây chỉ là phân tích một nét nghĩa chung nhất của các từ vị biểu thị hoạt động thị giác. Các từ vị ấy đều có chung nét nghĩa là “hoạt động của mắt”. Nếu như không có nét nghĩa này thì các từ vị sẽ không đủ điều kiện để được xác lập vào trường nghĩạ Một điều chắc chắn rằng việc tập hợp các từ ngữ trên thành một trường nghĩa của chúng tôi hoàn toàn có cơ sở khoa học, không phải là việc làm vô căn cứ.
Qua những ví dụ và những lý lẽ đã được phân tích, một lần nữa chúng ta thấy được sự liên quan mật thiết giữa thị giác với tri nhận của con người thông qua những vật, hiện tượng đang xảy rạ Người ta có thể biết được một người đang hạnh phúc thông qua những biểu hiện của người đó. Và cơ quan thị giác đóng một phần quan trọng trong việc giúp chúng ta thu nhận được tín hiệu và bộ não sẽ phân tích cho chúng ta biết những hiện tượng đó biểu hiện sự hạnh phúc hay không. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng ta tư duỵ
Thị giác không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ ở những động từ vừa được phân tích ở trên, mà nó còn hiện diện ở những trường hợp khác; và dĩ nhiên những từ này cũng có mối liên kết chặt chẽ một cách có hệ thống với tư duy, tình cảm của con ngườị
Trong giao tiếp hàng ngày, một ánh mắt, một nụ cười cũng có thể đưa chúng ta đến gần nhau hơn, thân thiện hơn. Nhiều khi chỉ một cái nhìn cũng
đủ hiểu vấn đề mình muốn nóị Do vậy, thị giác của con người có một ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của mỗi chúng tạ