TRƯỜNG TỪ VỰNG CỦA TRƯỜNG NGHĨA HOẠT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 73)

- Rouler des yeux torves

12 Livre en yeu

3.4. TRƯỜNG TỪ VỰNG CỦA TRƯỜNG NGHĨA HOẠT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG PHÁP

GIÁC CỦA CON NGƯỜI TRONG TIẾNG PHÁP

Trường từ vựng biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Pháp có thể nói là tương đương với trường từ vựng miêu tả hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt. Ở tiếng Việt, qua khảo sát chúng tôi đã tìm được 12 từ vị chính biểu thị hoạt động của mắt. Trong 12 từ vị ấy lại chia ra các nghĩa tố có những nét nghĩa chung và những nét nghĩa riêng biểu thị hoạt động thị giác của con ngườị

Qua nghiên cứu khảo sát, trong tiếng Việt có 12 từ thuộc trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác của con người, đó là: nhìn, trông, xem, thấy, ngắm, chiêm ngưỡng, ngước, liếc, lườm, ngó, nhắm, đọc.

Còn trong tiếng Pháp có ít nhất 24 từ vị biểu thị hoạt động thị giác mà tôi khảo sát được tương đương với 12 từ tiếng Việt, đó là: voir, regarder, zeuter, veiller à, examiner, considérer, reconnaitre, donner sur, toiser, cruter, guigner, parcourir, estimer, garder, soigner, surveiller, trouver, entrevoir, admirer, contempler, viser, mirer, lorgner, lirẹ

Có 5 từ một nghĩa là:zieuter, donner sur, toiser, admirer, mirer.

Có 11 từ hai nghĩa là: examiner, considérer, scruter, guigner, soigner, surveiller, entrevoir, contempler, viser, lorgner.

Có 1 từ bốn nghĩa là: estimer.

Có 2 từ năm nghĩa là: veiller à, garder.

Có 2 từ sáu nghĩa là: voir, trouver.

Xét trên bình diện ngữ nghĩa, trường từ vựng miêu tả hoạt động thị giác của con người trong tiếng Pháp bao gồm các từ đa nghĩạ Hiện tượng đa nghĩa biểu hiện một cách điển hình ở cấp độ từ vựng - ngữ nghĩạ Ở cấp độ này, hiện tượng đa nghĩa không chỉ gắn liền với đặc điểm của từ (một loại đơn vị tín hiệu ngôn ngữ điển hình) mà còn thể hiện đặc điểm cấu tạo và phát triển của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Người ta nhận thấy rằng mọi từ lúc mới sinh ra chỉ có một nghĩạ Theo dòng thời gian tồn tại và phát triển từ trở thành nhiều nghĩạ Sự xuất hiện nghĩa mới của từ có quan hệ với sự phát triển một cách có quy luật và sự giàu có, phong phú của thành phần từ vựng một ngôn ngữ. Nó là kết quả của sự phát triển lịch sử nghĩa của từ nói riêng và của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa nói chung; đồng thời cũng là biểu hiện, sản phẩm của sự phát triển ngôn ngữ văn hoá, sự giàu có, phong phú tư duy và kinh nghiệm của cộng đồng người nói một thứ tiếng nhất định. Chính vì vậy, các ngôn ngữ gắn liền với văn hoá thành văn, nền văn minh tiên tiến thường phát triển với tỷ lệ cao từ đa nghĩạ Phát triển từ đa nghĩa còn là một biện pháp, một phương thức làm giàu vốn từ ngữ dân tộc.

Số lượng từ đa nghĩa trong tiếng Pháp chiếm một số lượng lớn, không hạn chế như tiếng Việt. Các từ đa nghĩa trong tiếng Pháp đều có số lượng trung bình từ 3 đến 6 nghĩạ Các nghĩa này lập thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng.

Các từ đa nghĩa có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhaụ Nghĩa này phái sinh từ nghĩa kiạ Do đó, tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh mà ta sử dụng cho phù hợp.

Như vậy số lượng từ vị tìm thấy trong tiếng Pháp gấp đôi số từ trong tiếng Việt. Cùng một nghĩa nhưng tiếng Pháp biểu thị bằng nhiều từ khác nhaụ Như vậy có thể nói rằng, trong tiếng Pháp, hiện tượng từ đa nghĩa được dùng khá phổ biến. Dung lượng nghĩa của từ là toàn bộ thành tố nội dung của từ. Để xác định một cách khoa học, chính xác hơn nghĩa của từ có thể xem xét dung lượng nghĩa theo các đơn vị, thành tố và các số đo nội dung xác định, bao gồm: nghĩa, số lượng nghĩa, nét nghĩa và số lượng của chúng, các hướng dẫn xuất và cách tổ chức ngữ nghĩa của từ. Trong tiếng Việt nói chung và trong trường nghĩa biểu thị hoạt động thị giác nói riêng, số lượng từ đơn nghĩa xuất hiện nhiều hơn từ đa nghĩa vì các từ tiếng Việt là những từ vay mượn lâu đời từ tiếng Hán, luôn có từ Việt thay thế hoặc phân bố nhau về phạm vi sử dụng nên không phát triển từ đa nghĩạ

Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích tôi thấy rằng, dựa vào cuốn từ điển tường giải có một số từ trong tiếng Pháp khi dịch sang tiếng Việt (Từ điển Pháp - Việt, Việt - Pháp) chưa thực sự sát nghĩạ

Bảng 3.3: Đối chiếu các nghĩa trong dịch từ điển.

Từ điển Pháp - Việt Từ điển Việt - Pháp

Từ điển tường giải

Veiller nhìn canh giữ, đề phòng, chăm sóc, giữ gìn

Parcourir nhìn bao quát đi khắp, đi một khoảng đường, đọc lướt

Planer nhìn bao quát sự bay lượn, nhìn lướt qua, cao hơn, chế ngự, tâm hồn lâng lâng, mơ mộng, bao trùm, đè nặng

Garder trông chừng chăm chú, theo dõi, chăm sóc, canh giữ, quan tâm tới, không

rời bỏ, dành riêng Soigner trông coi chăm nom, trau chuốt Se raviser trông lại thay đổi ý kiến

Tamiser xem xét kỹ rây, làm giảm bớt, làm yếu đi Transpercer nhìn thấu mở lối, đục lỗ, đâm thủng,

xuyên qua, thấm qua

Percer nhìn thấu chọc thủng, đâm thủng, mở lối, đục lỗ, xuyên qua, thấm qua, khám phá

Anticiper thấy trước làm trước hạn

Lorgner liếc nhìn trộm, thèm muốn, nhòm ngó

... ... ...

Như vậy có thể thấy rằng, trong việc dịch thuật từ điển Việt - Pháp, Pháp - Việt còn có một số từ được chưa thật sự sát nghĩạ Nếu như chúng ta sử dụng không đúng ngữ cảnh sẽ gây ra một sự hiểu sai điều mình muốn nóị Nhìn chung, chúng ta nên nghiên cứu kỹ cấu trúc của tiếng Pháp trước khi dịch sang tiếng Việt, cũng như nên cân nhắc trước những từ vị đồng nghĩa với nhau xem từ vị nào sát nghĩa nhất thì vận dụng. Trên đây chỉ là một trong những ví dụ về cách dịch thuật trong việc học ngoại ngữ. Vì vậy rất mong có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này để chúng ta hiểu sâu hơn và sử dụng chính xác hơn về ngôn ngữ của nước bạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhóm từ biểu hiện hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và tiếng Pháp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)