Mục đích và ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu nhằm tìm ra những tương đồng, khác biệt về cấu tạo, ý nghĩa giữa lớp từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt để giúp cho việc giản
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
ĐÀO HOÀI THU
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG
TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
(Từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa)
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
KHOA NGÔN NGỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trịnh Cẩm Lan
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh
Phản biện 2: TS Lưu Tuấn Anh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Khoa Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Vào 08h30 ngày 13 tháng 1 năm 2012
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
ĐÀO HOÀI THU
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG
TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
(Từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa)
Trang 4Công trình được hoàn thành tại:
KHOA NGÔN NGỮ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trịnh Cẩm Lan
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh
Phản biện 2: TS Lưu Tuấn Anh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Khoa Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Vào 08h30 ngày 13 tháng 1 năm 2012
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp của luận văn 3
6 Bố cục luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng (từ thân tộc) 5
1.1.1 Quan hệ họ hàng (quan hệ thân tộc) 5
1.1.1.1 Các loại quan hệ trong gia đình 6
1.1.1.2 Quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Hàn và người Việt 7
1.1.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng 11
1.1.2.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng nói chung 11
1.1.2.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt 11
1.2 Cấu tạo từ 14
1.2.1 Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong ngôn ngữ 14
1.2.1.1 Đơn vị cấu tạo từ trong ngôn ngữ 14
1.2.1.2 Phương thức cấu tạo từ trong ngôn ngữ 16
1.2.2 Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn 17
1.2.2.1 Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Hàn 17
1.2.2.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn 19
1.2.3 Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 21
1.2.3.1 Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt 21
1.2.3.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 22
1.3 Nghĩa của từ 25
1.3.1 Khái niệm nghĩa của từ 25
1.3.2 Cấu trúc nghĩa của từ 26
Trang 61.3.3 Phương pháp phân tích thành tố nghĩa 28
1.4 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa hai ngôn ngữ 29
1.4.1 Khái niệm về nghiên cứu đối chiếu 30
1.4.2 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ 30
1.4.2.1 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng 31
1.4.2.2 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt và tiếng Hàn 32
1.5 Quan hệ ngôn ngữ - văn hóa và nghiên cứu từ chỉ quan hệ họ hàng từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa 32
Chương 2 35
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CẤU TẠO TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG 35 TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 35
2.1 Cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn 35
2.1.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo đơn 35
2.1.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép 37
2.1.2.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép phái sinh 37
2.1.2.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép hợp thành 50
2.2 Cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt 52
2.2.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo đơn 52
2.2.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép 53
2.2.2.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép chính phụ 53
2.2.2.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép đẳng lập 54
2.3 So sánh cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt và tiếng Hàn 55
2.3.1 So sánh cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo đơn trong tiếng Việt và tiếng Hàn 55
2.3.1.1 Về tỉ lệ 55
2.3.1.2 Về tổ chức (kích cỡ từ) 56
Trang 72.3.2 So sánh cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép trong tiếng
Việt và tiếng Hàn 56
2.3.2.1 Về số lượng (tỉ lệ) 56
2.3.2.2 Về các loại mô hình 57
2.3.2.3 Về vị trí và chức năng của các thành tố 57
2.3.2.4 Về các ý nghĩa hạn định của thành tố phụ 57
2.4 Tiểu kết 58
Chương 3 60
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU NGHĨA CỦA TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 60
(Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa) 60
3.1 Phân tích nét nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (bằng việc phân tích thành tố nghĩa hay nét nghĩa) 60
3.1.1 Phân tích nét nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn 60
3.1.2 Phân tích nét nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt 67
3.1.3 So sánh các loại nét nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt 70
3.2 Phân tích đối chiếu nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa 71
3.2.1 Đặc trưng văn hóa dân tộc của định danh thể hiện qua ngữ nghĩa của từ 72
3.2.2 Đặc trưng văn hóa dân tộc của việc định danh qua ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng 74
3.2.2.1 Đặc trưng văn hóa dân tộc Hàn của việc định danh qua ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng 74
3.2.2.2 Đặc trưng văn hóa dân tộc Việt qua việc định danh theo ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng 80
3.2.2.3 So sánh đặc trưng văn hóa dân tộc Hàn - Việt của việc định danh qua ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng 83
Trang 83.3 Tiểu kết 86
PHẦN KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 98
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các nét nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn 98
Phụ lục 2 Bảng nét nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt 105
Phụ lục 3: Luận văn sử dụng ký hiệu phiên âm Latin mới ban hành tại Hàn Quốc theo bảng sau: 108
Phụ lục 4: Sáu hệ thống thân tộc thuộc sáu nhóm ngôn ngữ với cách dùng từ chỉ quan hệ họ hàng khác nhau 109
Phụ lục 5: Những từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn 112
Phụ lục 6: Những từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt 117
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ chỉ quan hệ họ hàng là một bộ phận từ vựng đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ Những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa của lớp từ này không chỉ thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá - giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà còn thể hiện phần nào chiều sâu văn hoá của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ ấy
Ngôn ngữ, với tư cách vừa là một thành tố của văn hóa, vừa là một phương tiện biểu hiện của văn hóa, là sự phản ánh các giá trị văn hóa, cách tư duy, sự suy nghĩ và quan niệm nhân sinh của một dân tộc Lớp từ chỉ quan hệ họ hàng trong mỗi ngôn ngữ, không chỉ thế, còn phản ánh một phần quan niệm ứng xử có văn hoá của mỗi dân tộc Phân tích - đối chiếu lớp từ này giữa hai ngôn ngữ sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về sự khác biệt giữa hai nền văn hóa
Việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là ở trình độ nâng cao cho thấy hiểu biết
về nền văn hóa của ngoại ngữ mà mình đang học lại càng cần thiết Đó là cách tốt nhất giúp người học tiếp cận được với cách tư duy, cách ứng xử của người bản ngữ Hiểu được những nét nghĩa sâu xa, tinh tế và sử dụng được một cách thuần thục lớp từ chỉ quan hệ họ hàng là một trong những bằng chứng về sự thuần thục ngôn ngữ và sự hiểu biết về nền văn hóa mà mình đang học
Kể từ khi ra đời cho đến nay, ngôn ngữ học đối chiếu đã có những thành công đáng kể Nhờ những nghiên cứu trong lĩnh vực này mà chúng ta có thêm những hiểu biết về loại hình các ngôn ngữ cũng như những về những nét văn hóa
- ngôn ngữ của các dân tộc và những tương đồng hay dị biệt giữa chúng
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể qua đó phần nào thấy được những nét đặc trưng trong ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc
Từ một góc độ nào đó, có thể nói, văn hóa được coi là tấm gương lối sống của một dân tộc Đối chiếu văn hóa thông qua ngôn ngữ là một lĩnh vực đầy lý thú giúp các dân tộc hiểu biết sâu sắc về nhau hơn Đối chiếu một cách có hệ thống văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài với văn hóa và ngôn ngữ bản địa có thể góp phần cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu về các nền văn hóa khác nói chung và các ngôn ngữ khác nói riêng
Trang 11Vì những ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn - Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá”
2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu nhằm tìm ra những tương đồng, khác biệt về cấu tạo, ý nghĩa giữa lớp từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt để giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn được tốt hơn, giúp tìm ra con đường ngắn nhất
để tiếp cận với lối tư duy, lối diễn đạt và lối ứng xử có văn hóa của người bản ngữ Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhằm tạo tiền đề, cơ sở cho các nghiên cứu sau này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Lập danh sách các từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt
- Nghiên cứu các nội dung lý thuyết có liên quan đến từ chỉ quan hệ họ hàng, nghiên cứu lý thuyết về cấu tạo từ, nghĩa của từ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa làm cơ sở để triển khai nghiên cứu, phân tích từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt
- Phân tích và đối chiếu cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn
và tiếng Việt
- Phân tích và đối chiếu ngữ nghĩa từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để có được tư liệu cho đề tài, chúng tôi thu thập từ các nguồn sau:
- Các tình huống giao tiếp thực tế có sự xuất hiện các từ chỉ quan hệ họ hàng của người Hàn và người Việt mà chúng tôi có dịp tiếp xúc
Trang 12- Các tình huống giao tiếp có sự xuất hiện các từ chỉ quan hệ họ hàng trong các sách dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài
- Các lời thoại tiếng Hàn và bản thuyết minh tiếng Việt tương ứng của một
số phim truyền hình Hàn Quốc được công chiếu tại Việt Nam
- Một tác phẩm văn học Hàn Quốc (bản tiếng Hàn), đặc biệt là những tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích cấu trúc được sử dụng để phân tích cấu tạo của lớp
từ chỉ quan hệ họ hàng là đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, đặc biệt là phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để phân tích và khái quát ý nghĩa và giá trị văn hoá - giao tiếp của lớp từ là đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu đặc trưng của lớp từ này trong hai ngôn ngữ trên các bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hoá
5 Đóng góp của luận văn
Nếu những nhiệm vụ nghiên cứu nêu được thực hiện tốt thì kết quả của luận văn ít nhiều sẽ góp phần làm rõ thêm những điểm giống và khác nhau giữa lớp từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng và những điểm giống và khác nhau giữa tiếng Hàn và tiếng Việt nói chung mà từ trước đến nay chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng
Luận văn cũng góp phần giúp cho người học hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Hàn dễ nắm bắt được đặc trưng của một lớp từ quan trọng trong hai ngôn ngữ, trên cơ sở đó nắm bắt được ngoại ngữ nhanh chóng và dễ dàng hơn Bên cạnh đó, những kết quả của luận văn cũng góp phần tìm hiểu và lý giải những tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa, giúp nhân dân hai nước hiểu được những cội nguồn văn hóa chung, từ đó giúp họ hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn
Trang 136 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Phân tích đối chiếu cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn
và tiếng Việt
- Chương 3: Phân tích đối chiếu nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc độ văn hóa và ngôn ngữ
Trang 14Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mục tiêu nghiên cứu cơ bản mà đề tài đặt ra là phân tích, đối chiếu từ chỉ
quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa với
các nhiệm vụ cụ thể như phân tích, đối chiếu cấu tạo ý nghĩa của từ chỉ quan hệ
họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa Để thực hiện tốt mục tiêu và những nhiệm vụ đó, trong chương này, chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu một số nội dung lý thuyết có liên quan để làm cơ sở cho việc triển khai những nội dung quan trọng của luận văn Trước hết, khái niệm và một vài
nội dung có liên quan đến từ chỉ quan hệ họ hàng hay còn gọi là từ thân tộc là
những nội dung đầu tiên cần đề cập đến Để có thể triển khai chương 2, những
nội dung liên quan đến lý thuyết về cấu tạo từ như đơn vị và phương thức cấu
tạo từ trong ngôn ngữ, đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt là những nội dung quan trọng cần tìm hiểu Tiếp đó, để có thể triển khai
chương 3, những nội dung liên quan đến nghĩa của từ như khái niệm nghĩa của
từ, cấu trúc nghĩa của từ và phương pháp phân tích thành tố nghĩa cũng là những nội dung cần tìm hiểu Để có cơ sở thực hiện toàn bộ luận văn, một số nội dung
lý thuyết khác như nghiên cứu đối chiếu nói chung và nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa hai ngôn ngữ nói riêng, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cũng được đề cập
1.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng (từ thân tộc)
1.1.1 Quan hệ họ hàng (quan hệ thân tộc)
Lịch sử nghiên cứu về quan hệ thân tộc đã có bề dày khoảng 2 thế kỷ Từ thế kỷ 19, nhà triết học - xã hội học người Đức Friedrich Engels đã tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển của hệ thống thân tộc Tiếp đến, thế kỷ 20, Sigmund Freud bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của gia đình Vào thời điểm từ 1860 đến 1920, các nhà nhân học tiên phong đã lập nên được một hệ thống bảng quan
hệ thân tộc và gia đình Từ khoảng những năm 1970 cho đến nay, người ta có nghiên cứu về các quan hệ thân tộc trong mối quan hệ với văn hóa Quan hệ thân tộc luôn luôn gắn liền và được bộc lộ dưới các dạng thức ngôn ngữ, vậy nên,
Trang 15nghiên cứu quan hệ thân tộc thường gắn liền với việc nghiên cứu các danh từ thân tộc (Dẫn theo [12, 25])
1.1.1.1 Các loại quan hệ trong gia đình
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội
Trong quan hệ gia đình ở bất kỳ một nền văn hóa nào, theo huyết thống,
có thể chia ra hai loại là quan hệ chung huyết thống và quan hệ không chung huyết thống Quan hệ chung huyết thống là loại quan hệ “máu mủ”, “ruột thịt” Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam thì những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra (hay gọi là cùng chung huyết thống): cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu con dì là đời thứ ba Những người thuộc các mối quan hệ này thì bị luật pháp cấm kết hôn
Quan hệ không chung huyết thống là quan hệ thông qua con đường hôn nhân như: quan hệ giữa bố mẹ chồng và con dâu, bố mẹ vợ và con rể, anh chị chồng với em dâu, em chồng với chị dâu, anh chị vợ với em rể, em vợ với anh rể, quan hệ giữa bố mẹ và con nuôi… đây còn gọi là quan hệ tương tự huyết thống Đây là quan hệ giữa những người không chung huyết thống nhưng vẫn coi nhau như ruột thịt và gọi nhau bằng chính các từ thân tộc
Xét về qui mô, gia đình có thể phân loại thành:
- Gia đình hai thế hệ (gia đình hạt nhân) là gia đình bao gồm cha mẹ và con cái chưa lập gia đình;
- Gia đình ba thế hệ (gia đình truyền thống) là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con cái còn được gọi là tam đại đồng đường;
Trang 16- Gia đình bốn thế hệ trở lên là gia đình nhiều hơn ba thế hệ, còn gọi là tứ đại đồng đường
Xét về khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng
có thể phân chia gia đình thành hai loại:
- Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi
là gia đình truyền thống Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi (những người không lập gia đình hay sống đơn thân)
- Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) bao gồm chồng,
vợ và các con chưa trưởng thành Gia đình nhỏ là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển
1.1.1.2 Quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Hàn và người Việt
a, Quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Hàn
Hình thái và phương thức tạo nên gia đình có sự khác nhau theo từng xã hội, từng nền văn hóa và từng thời đại Ở Hàn Quốc, gia đình có nghĩa là “một tập thể huyết thống cùng sống, cùng ngủ dưới một mái nhà và cùng ăn chung một nồi cơm” [53] Tuy nhiên, hình thái đó hơi khác đi theo thời đại Đại gia đình là một hình thái gia đình truyền thống của Hàn Quốc gồm có người lớn tuổi nhất là cụ hoặc ông bà, sau đó là cha mẹ, con cái và cháu chắt cùng chung sống dưới một mái nhà Xưa kia người Hàn Quốc quan niệm rằng gia đình có cùng huyết thống sống quây quần bên nhau hoà thuận, cùng chia sẻ việc đồng áng, niềm vui nỗi buồn là một tập tục tốt đẹp Không những thế, cùng sống trong một đại gia đình, người trẻ tuổi có thể học hỏi và tiếp thu kiến thức cuộc sống từ những người già có nhiều kinh nghiệm sống Đến xã hội hiện đại, mô hình gia đình phổ biến là gia đình hạt nhân Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nhiều trường hợp con trai cả vẫn sống cùng để phụng dưỡng bố mẹ trong gia đình người Hàn Quốc
Trang 17Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, nên gia đình truyền thống Hàn Quốc theo chế độ gia trưởng Sau khi người cha qua đời, người con trai cả sẽ là người điều hành và là trụ cột trong gia đình, đương nhiên sẽ hưởng kế thừa phần lớn các tài sản có giá trị như đất đai, nhà cửa… do người cha để lại Những người con trai thứ cũng được hưởng thừa kế nhưng chỉ là một phần so với người con trai cả Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Hàn tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia sau khi chết Theo quan niệm của họ, con người sau khi chết sẽ không đoạn tuyệt với thế giới này mà sẽ đầu thai trở lại nơi nào đó, sẽ sống cùng con cháu Do đó, các thế hệ con cháu, nhất là những người có nhiều may mắn trong cuộc sống càng cần phải làm tròn bổn phận với những người đã mất, thực hiện chu đáo những nghi lễ giỗ tết hằng năm
Hệ thống dòng họ, thân tộc truyền thống của người Hàn được xác định chủ yếu trong mối quan hệ thờ cúng tổ tiên rất phức tạp Theo đánh giá của các nhà dân tộc học Hàn Quốc, tục thờ cúng tổ tiên có bốn cấp độ, bắt đầu từ phạm
vi hộ gia đình và cao nhất là phạm vi thị tộc
Hộ gia đình, chỉ bao gồm vợ, chồng và con cái của họ Trường hợp hộ gia đình đó là của người con trai cả, thì có thể bao gồm cả cha, mẹ của anh ấy Hộ gia đình này được gọi là hộ gia đình lớn hay hộ gia đình gốc, còn hộ gia đình của những người con trai thứ gọi là gia đình nhỏ hay gia đình nhánh Thông qua hộ gia đình người con trai cả, sự kế thừa về quyền lợi và trách nhiệm thờ cúng tổ tiên được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Cấp độ thứ hai trong hệ thống thân tộc của người Hàn là nhóm những người để tang nhau, bao gồm tất cả những con cháu của ông bà tổ tiên tính theo dòng cha trong phạm vi bốn đời Vai trò của nhóm những người để tang nhau được thể hiện rõ nhất trong việc tổ chức và thực hiện những nghi lễ ở “khu vực chôn cất” hoặc ở các nhà thờ của dòng họ
Cấp độ thứ ba trong hệ thống thân tộc của người Hàn cũng giống cấp độ thứ hai nhưng trong phạm vi năm đời Chi phí thờ cúng tổ tiên của dòng họ được thực hiện dựa trên những khoản thu hoạch mùa màng trên mảnh đất chung Ngoài ra, những người trong quan hệ thân tộc ở cấp độ thứ ba còn giúp đỡ lẫn
Trang 18nhau trong trường hợp nghèo khó, túng thiếu và giám sát các thành viên về mặt đạo đức
Cấp độ thứ tư trong hệ thống thân tộc của người Hàn đó là thị tộc, nó bao trùm tất cả các cấp độ quan hệ họ hàng, gồm họ của những nhóm người có chung nguồn gốc Lẽ đương nhiên, tính cố kết của các thành viên ở cấp độ thứ tư không chặt chẽ bằng cấp độ thứ ba Do những luật lệ cứng nhắc về hôn nhân được thiết lập theo chế độ hôn nhân ngoại tộc, những người trong một thị tộc không được phép lấy nhau Do đó, một chức năng quan trọng của thị tộc trong
hệ thống thân tộc ở cấp độ thứ tư này là xác định rõ các nhóm tộc người để cho phép họ có thể thiết lập quan hệ hôn nhân với nhau hay không [53] Những quy định này mãi tới tận những năm đầu của thế kỷ XX mới được sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình Hàn Quốc hiện nay chỉ cấm nam, nữ trong cùng dòng họ lấy nhau trong phạm vi ba đời
b, Quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Việt
Ở Việt Nam, mức độ gần xa giữa những người họ hàng phụ thuộc vào việc người đó có quan hệ gần hay xa với mình, người đó thuộc về thế hệ trên hay thế hệ đưới, bên nội (bên bố đẻ mình) hay bên ngoại (bên mẹ đẻ mình), phụ thuộc vào việc người đó sinh ra trước hay sinh ra sau, người đó là nam hay nữ
Quan hệ huyết thống trong gia đình thường được thể hiện trong các gia phả dưới dạng một sơ đồ hình cây, trong đó các thế hệ được nối tiếp nhau và lấy quan hệ “nội tộc” làm trọng Việc lấy tên họ theo cha để lưu truyền giữa các thế
hệ là dấu hiệu của dòng dõi họ tộc
Thêm nữa, sự phân biệt về giới tính làm cho vai trò của người con trai nổi bật nên có thể kéo theo cả những người ngoài quan hệ huyết tộc nhưng có quan
hệ thân thiết với người con trai trở thành quan hệ thân thuộc trong gia đình Người con gái có vị trí thứ yếu nên khi sinh ra, tuy có quan hệ máu mủ với những người trong nhà nhưng đến lúc trưởng thành, đi lấy chồng, quan hệ đấy có
xu hướng trở nên mờ nhạt hơn Quan hệ huyết thống đó của người Việt đã được đúc kết và thể hiện nhiều trong các thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
Ví dụ: Dâu là con, rể là khách…
Trang 19Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, người ta tôn trọng trật tự tuổi tác Giữa những người cùng thế hệ với nhau thường gọi là anh chị em: ai sinh ra trước thì được đối xử như người bậc trên, và được gọi là anh, là chị Ai sinh ra sau thì được đối xử như người bậc dưới, gọi là em Đặc điểm về nét văn hóa này được thể hiện trong cách dùng từ thân tộc để định danh và xưng gọi
Chẳng hạn trong tiếng Việt không thấy có từ riêng dùng để chỉ mối quan
hệ giữa anh trai và em trai như trong tiếng Hàn là 형제 [hyeong-jae] (anh em trai), không có từ dùng chung cho quan hệ giữa chị gái và em gái là 자매 [jamae] (chị
em gái) và cũng không có từ 남매 [nammae] để nói đến mối quan hệ giữa anh trai với em gái hay giữa chị gái với em trai Tiếng Hàn chỉ có một từ 고모 [ko-mo] dùng để chỉ người chị gái hay người em gái của bố đẻ mình nói chung, hay từ
이모 [i-mo] dùng để chỉ người chị gái hay người em gái của mẹ mình nói chung Người Việt có các từ khác nhau để chỉ quan hệ này: Anh của bố được gọi là
“bác” em trai của bố được gọi là “chú” Chị của mẹ được gọi là “bác” hoặc “dà”,
em gái của mẹ lại được gọi là “dì”
Người Việt phân biệt dòng trực hệ và bàng hệ rất rõ Dòng trực hệ là
dòng thẳng (dòng hàng dọc), các đối tượng có mối quan hệ ruột thịt trực tiếp với nhau, thế hệ trước sinh ra thế hệ sau Dòng bàng hệ là dòng ngang, các đối tượng
có mối quan hệ không ai sinh ra ai Mối quan hệ theo dòng trực hệ đã gắn kết các
thế hệ trong gia đình với nhau Mối quan hệ theo thế hệ này còn được thể hiện bằng cách đặt tên đệm của những người con trai giống nhau để đánh dấu quan hệ trong một gia đình Chẳng hạn con trai trưởng trong một gia đình hay dòng họ được lấy tên đệm là Hoàng thì những người con trai tiếp theo trong dòng họ cũng sẽ được lấy tên đệm giống như thế
Người Việt cũng coi trọng bên nội hơn bên ngoại: “con cô con cậu thì xa, con chú con bác thật là anh em” Sự phân biệt này dẫn đến các quy định trong hôn nhân là anh em trong nội tộc năm đời không được phép lấy nhau, nếu ai vi
Trang 20phạm sẽ bị khép vào tội loạn luân, nhưng trong quan hệ ngoại tộc thì vẫn có
“cháu bá cháu dì thù thì lấy nhau”
Như vậy đối với người Việt các đặc điểm cơ bản về quan hệ thân tộc được thể hiện trong các yếu tố mang tính đặc thù văn hóa Việt Nam thông qua các quan niệm về quan hệ huyết thống và không huyết thống, thế hệ, trực hệ và bàng
hệ, giới tính, bên nội và bên ngoại…
Những đặc điểm nổi bật về quan niệm của người Hàn và người Việt về tuyến thân tộc nội ngoại đã dẫn đến sự khác nhau cơ bản về hệ thống thân tộc và
từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt
1.1.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng
1.1.2.1 Từ chỉ quan hệ họ hàng nói chung
Danh từ chỉ quan hệ họ hàng hay danh từ thân tộc (Kinship Terms) là bộ
phận trong danh từ chỉ người, là những đơn vị từ vựng biểu thị những khái niệm
và những mối quan hệ thân tộc Tiểu loại danh từ này có tính hệ thống cao
Các dân tộc trên thế giới với các nền văn hóa khác nhau thì có các hệ thống
từ chỉ quan hệ họ hàng (từ thân tộc) khác nhau, do đó có các quy định riêng về các loại tên gọi dành cho các quan hệ khác nhau trong họ tộc Sự khác nhau này được thể hiện qua các dấu hiệu ngôn ngữ Dựa vào đặc điểm này, các nhà ngôn ngữ học nhân học đã tìm ra được 6 hệ thống thân tộc thuộc 6 nhóm ngôn ngữ (xin xem bảng phụ lục 3) Các từ thân tộc trong hệ thống Eskimo có sự đối lập
về thế hệ, dòng họ và giới tính, các từ thân tộc trong hệ thống Omaha và Crow
có sự đối lập nhau về tuyến thân tộc và giới tính, các từ thân tộc trong hệ thống Iroquois có sự đối lập nhau về thế hệ, giới tính và tuyến thân tộc [Dẫn theo 33, 18]
1.1.2.2 Từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Trong tiếng Hàn và tiếng Việt, từ chỉ quan hệ họ hàng (từ thân tộc) đóng một vai trò khá đặc biệt trong nhóm danh từ, bởi vì hầu hết các từ trong nhóm này có thể đóng vai trò như những từ xưng hô thông thường Cần phân biệt rõ chức năng của từ chỉ quan hệ họ hàng với từ xưng hô chuyên dụng Từ chỉ quan
Trang 21hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, ngoài chức năng giao tiếp, chỉ xuất nhân vật giao tiếp, chúng còn có chức năng định vị, chỉ ra ngôi vị, vai giao tiếp của các nhân vật tham gia giao tiếp Tất cả những yếu tố như giới tính, vai vế, thế hệ, huyết thống …được hàm chứa trong từ đó tạo nên một tập hợp các định
tố của từ chỉ quan hệ họ hàng, cái mà từ xưng hô thông thường không có Từ thân tộc trong cả tiếng Hàn lẫn tiếng Việt được cho là đều có những định tố như:
Định tố chỉ giới tính:
Từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn hầu hết đều hàm chứa định tố giới tính Từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn khác với trong tiếng Việt là nó được chia thành hai mảng đối xứng tương đối chính xác như bảng phân chia theo giới tính của từ chỉ quan hệ họ hàng bậc trên trong tiếng Hàn như sau:
Nam
조부 [jopu] 할아버지
[harabeoji]
큰아버지 [keun- abeoji]
작은아버지 [jakeun- abeoji]
외삼촌
[oe-
samjon]
아버지 [abeoji]
형 [hyeong]
Nữ
조모[jomo] 할머니
[halmeoni]
큰어머니 [keun- eomeoni]
작은어머니 [jakeun- eomeoni]
외숙모 [oe-sukmo]
어머니 [eomeoni]
누나 [nuna]
Còn ở từ chỉ quan hệ họ hàng bậc dưới thì có định tố 남 [nam] đứng trước biểu hiện giới tính là nam, định tố 여 [yeo] đứng trước biểu hiện giới tính nữ
Ví dụ: 남동생 [nam tongsaeng] mang nghĩa là “em trai”
여동생 [yeo tongsaeng] mang nghĩa là “em gái”
Trong tiếng Việt các từ chỉ quan hệ họ hàng bậc dưới như con, em, cháu, chắt thì không chứa định tố giới tính Còn các từ chỉ quan hệ họ hàng bậc trên thì có thể phân thành hai nhóm theo tiêu chí giới tính như sau:
- Nam: ông, chú, cậu, bố, anh…
- Nữ: bà, cô, dì, mẹ, chị…
Trang 22Tuy nhiên vẫn còn một nhóm trung lập ở các từ chỉ quan hệ họ hàng bậc trên
không hàm chứa định tố giới tính đó là hai từ cụ và bác
hay định tố chỉ sự phân biệt nội - ngoại:
Sự đa dạng về dạng thức cũng như sự phong phú về nét nghĩa của các từ chỉ quan hệ họ hàng thể hiện mối quan hệ phức tạp giữa những người ruột thịt Trong tiếng Hàn, bản thân từ thân tộc thường không có sự phân biệt sâu sắc giữa bên nội và bên ngoại Chỉ khi cần phân biệt ở thế hệ bậc trên thì có thành tố phụ
친 [chin] (thân) đứng trước để chỉ từ chỉ quan hệ họ hàng bậc trên bên nội - bên
họ bố, thành tố phụ 외 [oe] (ngoài, ngoại) đứng trước để chỉ danh từ chỉ quan hệ
họ hàng bậc trên bên ngoại - bên họ mẹ
Ví dụ: 친할아버지 [chin-harabeoji] mang nghĩa là “ông nội”
외할아버지 [oe-harabeoji] mang nghĩa là “ông ngoại”
Một số từ chỉ quan hệ họ hàng khác thể hiện sự phân biệt nội ngoại như:
고모 [komo] (cô) là chị hay em gái của bố, 이모 [imo] (dì) là chị hay em gái của
mẹ, 삼촌 [samchon] (cậu) là anh hoặc em trai của mẹ…
Trong tiếng Việt, có sự phân biệt bên nội và bên ngoại nên có bác, chú, cô (bên nội) và có dà, dì, cậu (bên ngoại)
hay định tố chỉ thứ bậc trên dưới:
Trong từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn cũng có sự phân biệt thứ bậc trên dưới ở nhóm cùng thế hệ là 형 [hyeong] (anh trai) và 누나 [nuna] (chị) với 동생
[tongsaeng] (em)…
Ở từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt có hàm chứa định tố thứ bậc trên dưới một cách chi tiết và nghiêm ngặt Sự phân biệt trên dưới xuất hiện
không chỉ ở thế hệ cùng sinh với tôi mà còn cả ở thế hệ của người sinh ra tôi:
Thế hệ trên: Bác phân biệt với chú, dì, cô, cậu.Thế hệ cùng với Tôi: Anh,
chị phân biệt với em
hay định tố chỉ quan hệ cùng huyết thống:
Trang 23Trong tiếng Hàn, quan hệ cùng huyết thống có các từ như 작은아버지 un-abeoji] (chú, em bố), 큰아버지 [keun-abeochi] (bác, anh bố), 삼촌 [samchon] (cậu), 고모 [komo] (cô), 이모 [imo] (dì) Bản thân các từ này cũng giống như trong tiếng Việt, thể hiện rõ ra yếu tố chung huyết thống, máu mủ giữa các nhân vật giao tiếp với nhau Ngoài ra ở những từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt thể hiện rõ hai nhân vật giao tiếp không chung huyết thống như
[jac-mợ, thím thì trong tiếng Hàn những từ đó không phân biệt rõ như vậy, thậm chí
như từ thím trong tiếng Hàn có thể dịch là người dưới mẹ 작은어머니
[jakeun-eomeoni]
Định tố về huyết thống là một định tố quan trọng trong các định tố ở từ chỉ quan hệ họ hàng của tiếng Việt Qua việc chỉ sử dụng từ chỉ quan hệ họ hàng thôi, người ngoài cũng có thể hiểu được mối quan hệ họ hàng của những nhân
vật trong đó Chẳng hạn việc sử dụng từ thím cho biết nhân vật được nói đến ấy
không có quan hệ huyết thống với người đang nói Dựa trên tiêu chí huyết thống,
ta có đối lập sau:
+ Có quan hệ huyết thống: chú, cậu, cô, dì
+ Không có quan hệ huyết thống: mợ, thím
+ Trung lập: bác
1.2 Cấu tạo từ
1.2.1 Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong ngôn ngữ
1.2.1.1 Đơn vị cấu tạo từ trong ngôn ngữ
Khi nghiên cứu về đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Hàn, trước tiên câu hỏi được đặt ra cho các nhà nghiên cứu đó là: Đơn vị cấu tạo từ trong ngôn ngữ là gì? Nó có chức năng gì?
Về đơn vị cấu tạo từ, các nhà ngôn ngữ học cho rằng đơn vị cấu tạo từ trong ngôn ngữ nói chung là hình vị Tác giả Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn
Hiệp trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học cho rằng: “Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng
Trang 24Việt là hình vị Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc có giá trị về mặt ngữ pháp Hình vị được coi là đơn vị trọng tâm cả trong nghiên cứu về cấu tạo từ lẫn trong nghiên cứu về biến đổi hình thái của từ Nghiên cứu về cấu tạo từ chú trọng tới các hình vị cấu tạo từ” [32]
Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến viết rằng: “Từ được cấu tạo nhờ các hình vị Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định…Hình vị
là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp” [9]
Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh mẽ về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình
Có nhiều cách để phân loại các hình vị thành các tiểu loại khác nhau Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế Hình
vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác
Căn cứ vào loại ý nghĩa được biểu thị, trong các ngôn ngữ biến hình có sự phân biệt giữa căn tố và phụ tố Trong đó căn tố là hình vị mang nghĩa từ vựng của từ Phụ tố là loại hình vị có thể biểu thị những kiểu ý nghĩa khác như: ý nghĩa từ vựng phái sinh, ý nghĩa ngữ pháp Các phụ tố có thể tiếp tục được chia thành những tiểu loại khác nhau:
+ Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với căn tố có các tiền tố (là phụ tố đứng trước căn tố), hậu tố (là phụ tố đứng sau căn tố), trung tố (là phụ tố chen vào trong lòng căn tố) và chu tố (là phụ tố bao quanh căn tố)
+ Căn cứ vào chức năng mà phụ tố đảm nhiệm, có thể phân biệt phụ tố cấu tạo / phái sinh từ (là loại phụ tố kết hợp với căn tố để tạo nên từ mới) với phụ tố biến hình từ (là loại phụ tố dùng để tạo những dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ, thể hiện những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau như: ngôi, thời, thể, giống, số, cách, thức, dạng…)
Trang 25Đối với tiếng Việt, vốn là một ngôn ngữ đơn lập không biến hình, ta không thể phân biệt căn tố và phụ tố theo cách thức như trong các ngôn ngữ biến hình được [32, 260]
Qua một vài quan điểm về đơn vị cấu tạo từ, có thể khái quát rằng: đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo nên một từ là hình vị Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp
1.2.1.2 Phương thức cấu tạo từ trong ngôn ngữ
Phương thức cấu tạo từ trong ngôn ngữ là những phương thức ngữ pháp dùng để tạo nên từ trên cơ sở các hình vị Có các phương thức cấu tạo từ sau:
a, Phương thức ghép: đây là phương thức phổ biến có thể thấy trong hầu
hết các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Bru, tiếng Chăm, tiếng Dao, tiếng Lào, tiếng Malay, tiếng Anh, tiếng Thái Lan…
Phương thức này có vai trò rất quan trọng Bản chất của nó là ghép các hình vị gốc từ lại với nhau Trong đó hình vị gốc bao gồm cả hình vị thực lẫn hình vị hư
Ví dụ: đường sá, tre pheo…
Phương thức này còn được gọi là phương thức hợp thành Cũng có thể quy vào phương thức hợp thành kiểu cấu tạo từ mới bằng cách tổ hợp hình vị hạn chế với hình vị hạn chế hoặc hình vị hạn chế với hình vị tự do
Ví dụ: cậu mợ, chú thím…
Trường hợp vừa cắt ngắn các yếu tố gốc vừa tổ hợp chúng với nhau để tạo thành từ mới cũng có thể coi là thuộc phương thức cấu tạo từ hợp thành
b, Phương thức phụ gia: đây là phương thức nối kết thêm phụ tố vào
thành tố gốc Có phương thức phụ gia tiền tố (nối kết tiền tố vào thành tố gốc), phụ gia hậu tố (nối kết hậu tố vào thành tố gốc), phụ gia trung tố (chèn trung tố vào thành tố gốc)
c, Phương thức láy: là phương thức tạo từ mới bằng cách phụ gia một
thành tố mới cho thành tố gốc, với điều kiện thành tố mới phải lặp lại một phần
Trang 26hay toàn phần vỏ ngữ âm của thành tố gốc Phương thức này rất phát triển ở ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á như tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Rục, tiếng Bru, tiếng Katu…
Ví dụ: lòe loẹt, lấp lánh…
d, Phương thức rút gọn: rút gọn từ cũ tạo thành từ mới, hoặc ghép các âm
đầu của một cụm từ, đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới Có thể gặp trong tiếng Anh
Ví dụ: television rút gọn thành TV
e, Phương thức chuyển loại: thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ
có trước, đưa nó sang từ loại khác với tư cách là một từ riêng biệt
Ví dụ: Trong tiếng Anh: work mang nghĩa “làm việc” khi nó là động từ,
khi work là danh từ nó mang nghĩa “công việc”
Các phương thức cấu tạo từ trên đây chưa phải là tất cả mọi phương thức
có thể có trong các ngôn ngữ Thực tế còn có các cách khác nữa (tuy ít gặp hơn)
và ngay cả các phương thức trên đây cũng có khi đan xen vào nhau Các phương thức tạo sinh từ không hiện diện và hoạt động đồng đều trong mọi ngôn ngữ Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình như tiếng Việt, con đường tạo sinh
từ lại dựa chủ yếu vào phương thức hợp thành và phương thức láy
1.2.2 Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn
1.2.2.1 Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Hàn
Theo tác giả Lưu Tuấn Anh, tác giả phần tiếng Hàn trong cuốn “Các ngôn ngữ phương Đông” [8], tiếng Hàn, với đặc điểm là loại hình ngôn ngữ chắp dính, các hình vị được chia ra thành hình vị tự do và hình vị hạn chế căn cứ theo tiêu chuẩn có hay không khả năng hoạt động độc lập, xuất hiện như những từ độc lập của chúng, đồng thời theo tính chất thực hư về mặt ý nghĩa, chúng cũng có thể được phân ra thành các hình vị thực (hình vị từ vựng) và hình vị hư (hình vị ngữ pháp) Những hình vị này, trong quá trình tổ hợp cấu tạo nên từ, căn cứ theo vị trí, vai trò và chức năng của chúng lại có thể phân thành: căn tố, phụ tố, thân từ, đuôi từ Trong đó thông thường động từ và tính từ được tạo thành bởi thân từ và
Trang 27đuôi từ, còn căn tố và phụ tố là những khái niệm thường gặp khi xét cấu tạo của thân từ Trong xét cấu tạo từ thì phần đuôi từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp bị loại bỏ, chỉ xét thân từ, căn tố và phụ tố là những khái niệm thường gặp khi xét cấu tạo của danh từ hay thân từ của động từ và tính từ
Ví dụ: 풋고추 [putkkochu] (ớt xanh)
Trong đó 고추 [gochu] (ớt) là căn tố do hình vị tự do đảm nhiệm được kết hợp với tiền tố 풋 [put] (xanh, ương)
지우개 [ji-ugae] (cái tẩy)
Trong đó 지우 [ji - u] (lau, tẩy) là căn tố do hình vị hạn chế đảm nhiệm kết hợp với hậu tố -개 [gae] (cái)
Căn tố hay còn gọi là gốc từ do các hình vị thực đảm nhiệm Nó là thành phần chính, bộ phận trung tâm hình thành nên ý nghĩa từ vựng của từ Căn tố có thể kết hợp với phụ tố phái sinh ở vị trí trước hoặc sau của nó để mở rộng, tạo ra những ý nghĩa từ vựng mới cho từ Điều đặc biệt trong tiếng Hàn, căn tố có thể
là hình vị tự do song cũng có thể là các hình vị hạn chế
Khái niệm thân từ là chỉ vào cả tổng thể hoàn chỉnh của bộ phận mang ý nghĩa từ vựng trong từ Thân từ được chắp dính với các đuôi từ ngữ pháp (phụ tố biến đổi dạng thức) ở phía sau để tổ hợp nên các cấu trúc cú pháp Nói cách khác, nếu căn tố là thành phần cố định không thay đổi trong quá trình cấu tạo từ thì thân từ là thành phần cố định của từ khi tham gia hoạt động ngữ pháp, biến đổi dạng thức
Ngược lại với căn tố, phụ tố do các hình vị hạn chế đảm nhiệm, có nét ý nghĩa phụ không rõ ràng và nó không có khả năng hoạt động độc lập, được chắp dính vào thân từ hay căn tố để tạo nên những từ mới (cấu tạo từ) hay biểu hiện một quan hệ ngữ pháp nào đó (biến đổi dạng thức) Chính vì vậy mà phụ tố được chia thành hai loại mà ở đây tác giả sử dụng thuật ngữ là các phụ tố phái sinh và phụ tố biến đổi dạng thức
Trang 281.2.2.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn
Từ vốn được cấu tạo nhờ vào các hình vị Cũng như tất cả các ngôn ngữ,
từ tiếng Hàn cũng được cấu tạo bởi các hình vị
Trên cơ sở nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Hàn, tác giả Lưu Tuấn Anh trong cuốn “Các ngôn ngữ phương Đông” cho rằng từ tiếng Hàn được cấu tạo bởi các phương thức sau đây:
a, Phương thức dùng một hình vị để cấu tạo nên một từ: Từ ở đây chính là
từ đơn, được cấu thành từ một hình vị
Ví dụ: 코 [ko] (mũi), 형 [hyeong] (anh)…
b, Phương thức ghép các hình vị để tạo thành từ: Những từ được tạo nên bởi hai hay nhiều hình vị là từ ghép
Ví dụ: 손목 [sonmok] (cổ tay), 눈물 [nunmul] (nước mắt)…
Từ ghép căn cứ theo loại hình vị cấu tạo nên nó, có thể tiếp tục phân loại thành các từ ghép phái sinh và từ ghép “hợp thành” [8]
Ghép phái sinh là phương thức ghép một hình vị căn tố với một hình vị phái sinh Phương thức này cho ta các từ ghép phái sinh , là loại từ ghép có sự hiện diện của phụ tố phái sinh
+ Phương thức ghép phái sinh dựa vào các tiền tố
Ví dụ: 맨손 [maen-son] (tay không), 시누이 [si-nu-i] (chị/ em gái
chồng)…
Trong đó 맨 [maen] (không), 시 [si] là phụ tố gắn ở phía trước chính tố, còn 손 [son] (tay) và 누이 [nu-i] (chị/ em gái) là chính tố
+ Phương thức ghép phái sinh dựa vào các hậu tố
Ví dụ: 거짓말쟁이 [geojitmaljjaeng-i] (kẻ nói dối), 높이 [no-pi] (chiều cao)…
Trang 29Trong đó 거짓말 [geojitmal] (lời nói dối), 높 [nop] (cao) là chính tố, còn 쟁이 [jjaeng-i] (kẻ) và 이 [i] là phụ tố gắn phía sau chính tố
Trong tiếng Hàn, phương thức ghép phái sinh dựa vào các hậu tố chiếm tỉ
lệ cao hơn so với phương thức ghép phái sinh dựa vào các tiền tố Điều này sẽ được chúng tôi trình bày bằng các dẫn chứng cụ thể trong phần nghiên cứu về cấu tạo từ ở chương 2 của luận văn
Ghép hợp thành là phương thức ghép hai hay nhiều từ hoặc căn tố với nhau
Ví dụ: 논밭 [nonbat] (ruộng vườn), 눈물 [nunmul] (nước mắt), 알아보다
[a-raboda] (nhận biết)
Trên bình diện cấu tạo từ, cách thức tổ chức, sắp xếp, biến đổi các hình vị
để cấu tạo nên từ trong tiếng Hàn có những điểm đặc biệt và phức tạp Có thể khái quát một số đặc điểm chính như sau:
Các phụ tố và căn tố trong quá trình kết hợp để tạo nên từ, có những trường hợp xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm
+ Biến đổi ngữ âm ở phụ tố sau khi kết hợp: 매 [me] (không chắc, lép) +
쌀 [ssal] (gạo) tạo thành 맵쌀 [mep-ssal] (gạo tẻ)
+ Biến đổi ngữ âm ở căn tố sau khi kết hợp: 바늘 [ba-neul] (kim) + 질 [jil] (dùng, làm bằng) tạo thành 바느질 [ba-neu-jil] (việc may vá)
+ Biến đổi ngữ âm ở cả phụ tố lẫn căn tố sau khi kết hợp: 무겁 [mugeop] (nặng) + 이 [i] (danh từ hóa: cái, độ) tạo thành 무게 [mu-ge] (độ nặng, trọng lượng)
+ Biến đổi ngữ âm trong cấu trúc kết hợp giữa các căn tố hay từ đơn (từ ghép hợp thành): 코 [ko] (mũi) + 등 [deung] (lưng) tạo thành 콧등 [ko-tteung] (sống mũi)
Trang 30Các từ đơn hay căn tố, khi đã tham gia cấu tạo nên từ mới, ý nghĩa vốn có ban đầu của chúng có thể sẽ khác đi, biến mất hoặc không còn thấy rõ trong các thành tố cấu tạo từ
Ví dụ: 크다 [keuda] (to, lớn] + 아버지 [abeoji] (bố) tạo thành 큰아버지
[keun-abeoji] (bác anh bố)
Các yếu tố cấu tạo có thể có cùng hoặc khác về mặt từ loại với từ ghép được tạo nên
Ví dụ: 묻다 [mutda] (hỏi – động từ) + (-) 음 [(eu)m] (danh từ hóa: việc,
sự) tạo thành 물음 [mureum] (danh từ: câu hỏi)
밤 [bam] (danh từ: đêm) + 낮 [nat] (danh từ: ngày) tạo thành 밤낮 [bannat] (trạng từ: ngày đêm, luôn, liên tục)
잘 [jal](phó từ: tốt, được)+ 못 [mot] (trạng từ: không thể) tạo thành 잘못 [jalmot] (trạng từ: không đúng, sai)
Trong tiếng Hàn cũng có phương thức láy, láy bộ phận hay láy toàn phần các hình vị để cấu tạo nên từ mới Có thể thấy một số danh từ láy như: 집집 [jipjip] (nhà nhà)…song phần lớn các từ láy này thuộc vào loại tính từ, đặc biệt
là các tính từ tượng hình - tượng thanh như 구불구불 [gubulgubul] (quanh co), 딸랑딸랑 [ttallang ttallang] (leng keng)…
1.2.3 Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
1.2.3.1 Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất, tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa, được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức
Trang 31cấu tạo từ của tiếng Việt Chúng ta gọi các yếu tố có đặc điểm và có chức năng
cấu tạo từ bằng thuật ngữ có tính quốc tế là hình vị
Các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt
là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) - âm tiết có giá trị hình thái học Về cơ bản, tiếng trong tiếng Việt có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết (syllable)
+ Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện Chí ít nó cũng
có giá trị hình thái học (cấu tạo từ) Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng trong một "chuỗi lời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác
Ví dụ:
đỏ ≠ đo đỏ ≠ đỏ đắn ≠ đỏ rực ≠ đỏ khé ≠ đỏ sẫm vịt ≠ chân vịt ≠ chân con vịt
1.2.3.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho
ta các từ Trong tiếng Việt, đơn vị ngôn ngữ được gọi là hình vị có hình thức
trùng với đơn vị phát âm nhỏ nhất là tiếng Trên cơ sở đơn vị cấu tạo từ là tiếng, các tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” cho rằng từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng một tiếng tạo thành một từ, hoặc là tổ hợp các tiếng lại để tạo thành từ theo một số lối nào đó
a Phương thức dùng một tiếng để tạo một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là
từ đơn tiết) Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng
Ví dụ: - tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa
- đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp
- vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé
Trang 32b Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng mà giữa các tiếng đó có quan hệ về nghĩa sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
- Từ ghép đẳng lập: là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa Có hai khả năng: thứ nhất là các thành tố đều rõ nghĩa Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau
So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói
Thứ hai là một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng
Ví dụ: yếu tố thứ hai trong các từ chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ
rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ
- Từ ghép chính phụ: là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính
Ví dụ: Vợ cả, vợ lẽ, anh họ, em dâu, anh rể…
c Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm)
Từ láy là từ mà yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối) Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần
- Láy hoàn toàn: là dạng láy trong đó bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng)
có phần điệp rất lớn, phần đối rất nhỏ Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:
Trang 33+ Láy hoàn toàn, chỉ đối ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh
hoặc kéo dài) Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù,
lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm
+ Láy hoàn toàn, đối ở thanh điệu theo nguyên tắc: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau
Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng
Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may,
cuống cuồng
+ Lớp từ láy hoàn toàn, đối vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:
Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt
phưng phức, phăng phắc anh ách, chênh chếch, đành đạch, rinh rích
- Láy bộ phận: là những từ láy nào chỉ có điệp hoặc ở âm đầu, hoặc ở phần vần Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp
+ Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần
Ví dụ: bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, xoắn xuýt…
+ Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu
Ví dụ: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ,
thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng
d Phương thức tổ hợp các tiếng không có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa cho ta các từ ngẫu hợp Đây là trường hợp các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên Lớp từ này có thể bao gồm:
- Những từ thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, mặc
cả…- Những từ vay mượn gốc Hán thông qua con đường sách vở hoặc khẩu
ngữ: kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn thắn…
- Những từ vay mượn gốc Ấn – Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu
ngữ: axit, mít tinh, sơ mi, mùi xoa, xà phòng, sô cô la, ca cao…
Trang 34Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập các từ ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật
1.3 Nghĩa của từ
1.3.1 Khái niệm nghĩa của từ
Nghĩa của từ được cho là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn ngữ học Một số người cho nghĩa của từ là sự vật hay hiện tượng do từ biểu thị Một số người khác (số này rất phổ biến) lại đồng nhất nghĩa với khái niệm lôgic hay biểu tượng tâm lí có liên hệ với từ ấy
Ngôn ngữ có hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung) Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai Để lý giải khái niệm này, trước hết ta phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ Từ là tín hiệu, nó phải "nói lên", phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu vào một cái gì đó Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vào đúng
sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó
Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải là người Việt, nói hoặc nghe một
từ, như “BÀN” chẳng hạn, mà anh ta có thể:
- Quy chiếu, gắn được từ "bàn" vào mọi cái bàn bất kì trong thực tại đời sống;
Ít nhiều cũng biết được đại khái như: bàn là một sự vật có chân, có mặt phẳng, làm bằng bỗ, sắt hoặc một số vật liệu khác, dùng để học, làm việc, ăn uống…như bàn học, bàn làm việc, bàn ăn…
- Dùng từ "bàn" trong giao tiếp, phát ngôn đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
Ta có thể nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ BÀN trong tiếng Việt
Mỗi khi học nghĩa của một từ, chúng ta đều học bằng cách liên hội từ với những cái mà nó chỉ ra (trước hết là sự vật, hiện tượng, hành động, hoặc thuộc
Trang 35tính, mà từ đó làm tên gọi cho) Mặt khác, nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan đến vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó được sử dụng
Tóm lại, nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra với những cái mà nó làm tín hiệu cho
1.3.2 Cấu trúc nghĩa của từ
Nhìn chung, từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên nghĩa của từ cũng là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:
Nghĩa biểu vật (denotative meaning) hay còn gọi là nghĩa sở chỉ: Là liên
hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động, ) mà nó chỉ ra Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động, đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat) Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất
Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường,
địa ngục,
Nghĩa biểu niệm (significative meaning) hay còn gọi là nghĩa sở biểu: Là
liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm - signification - nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy tên gọi này) Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người)
Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện
Trang 36trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis) Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) - khả năng kết hợp - của từ
Thật ra, những phân biệt như trên là cần thiết và hợp lí, nhưng không phải các thành phần đó hiện diện trong mỗi từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau Đối với từ vựng - ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên hàng đầu là nghĩa biểu niệm Vì thế, trọng tâm chú ý phân tích, miêu tả của từ vựng - ngữ nghĩa học là nghĩa biểu niệm chứ không phải là các thành phần khác (các thành phần khác chỉ được lưu ý trong những trường hợp cần thiết mà thôi) Vì vậy, ở đây khi không thật bắt buộc phải xác định rành mạch về mặt thuật ngữ, thì chúng ta sẽ nói đến nghĩa với nội dung được hiểu là nghĩa biểu niệm cho giản tiện
Trên thực tế có nhiều trường hợp một từ có nhiều hơn một biểu vật (hay nghĩa sở chỉ), ví dụ trong tiếng Hàn từ 고모 [komo] để chỉ 2 người họ hàng là chị của bố và em của bố Trong những trường hợp như thế này, người ta thường phải dùng một định tố đứng trước danh từ để giải thích hay dùng một tổ hợp từ
để định danh
Ví dụ: 큰고모 [keun-komo] là cô lớn tức là chị gái của bố
작은고모 [jakeun-komo] là cô bé hay là em gái của bố
Cái sở chỉ (biểu vật) và sở biểu (biểu niệm) của từ còn bị quy định bởi mối quan hệ kết hợp của các từ đó với các từ khác Trong tiếng Việt, có cách nói
thông thường và phổ biến là anh trai và chị gái Nhiều người có thể nghĩ rằng nói như vậy là thừa, bởi vì đã nói anh dứt khoát phải là anh trai, nói chị dứt khoát phải là chị gái, chứ không thể nói anh gái hay chị trai được Thực ra nếu đặt anh trai hay chị gái trong loạt tín hiệu như anh họ, anh cả, anh rể, anh
nuôi… và chị họ, chị cả, chị dâu…chúng ta sẽ phân tích được nghĩa anh trai và chị gái thể hiện như sau:
- Anh trai: người đàn ông; được sinh ra trước mình; cùng bố mẹ đẻ với
mình
Trang 37- Chị gái: người đàn bà; được sinh ra trước mình; cùng bố mẹ đẻ với mình Bản thân từ anh và chị đã bao hàm ý là người đàn ông được sinh ra trước
mình và người phụ nữ được sinh ra trước mình, và trai hay gái rõ ràng cũng là
chỉ một ý cùng bố mẹ đẻ với mình Như vậy trai và gái vốn là hai yếu tố trái nghĩa nhưng khi được đặt trong mối quan hệ kết hợp với các tín hiệu khác là anh
và chị thì lúc đó trai và gái lại là hai yếu tố đồng nghĩa
1.3.3 Phương pháp phân tích thành tố nghĩa
Đi sâu vào nội bộ nghĩa của từ, có thể phân tách ra thành các thành tố nghĩa cơ bản, tối giản, cần yếu Đây thực chất là một quá trình chia tách nghĩa của từ ra thành các nét khu biệt tối thiểu, cũng có thể hiểu là chia thành những thành tố nghĩa đối lập với những thành tố nghĩa khác Phương pháp phân tích thành tố có liên quan đến lý thuyết trường Trên cơ sở phương pháp phân tích thành tố nghĩa, trường ngữ nghĩa được xác định như là một loạt các từ có liên quan với nhau và các nghĩa riêng biệt của chúng có chung một dấu hiệu ngữ nghĩa và phân biệt với nhau bởi một tiêu chí khu biệt [33, 26] Theo quan điểm này, nghĩa của các từ thân tộc trong tiếng Hàn và tiếng Việt được phân tích ra
các đơn vị tối giản và được gọi là những thành tố nghĩa hay nét nghĩa, dựa trên
những tiêu chí khu biệt nghĩa khác nhau như tiêu chí về thế hệ, về hàng…
Ví dụ :
Chúng ta thấy:
- Đối chiếu 1 3 5 với 2 4 6 sẽ phát hiện được thành tố nghĩa căn bản, cần yếu +a (= nam) và - a (= nữ) Đối chiếu 7 với 1 3.5 rồi với 2 4 6 sẽ phát hiện ra nét + a (có đánh dấu về giới nam hay nữ); - a (không đánh dấu về giới nam hay nữ)
- Đối chiếu 1 2 3 4 với 5 6 7 (lấy ego – tôi làm mốc) sẽ phát hiện được thành tố nghĩa +b (thế hệ trước) và - b (thế hệ sau)
Trang 38- Đối chiếu 1 2 5 6 với 3 4 7 sẽ phát hiện được thành tố nghĩa +c (trực
hệ - trực sinh) và - c (không trực hệ)…
Vậy trong nghĩa của các từ trên đây, ít nhất cũng sẽ phải có những thành
tố nghĩa mà chúng ta có thể diễn đạt một cách tổng quát như sau:
아버지 [abeoji] là “bố” trong tiếng Hàn Nghĩa cơ bản của từ này là người đàn
ông đã có con và con do ông ta trực tiếp sinh ra Nó bao gồm 4 thành tố nghĩa là giới tính (người đàn ông), thế hệ (thuộc thế hệ trước của người con), dòng thân tộc là trực hệ (trực tiếp sinh ra người con) và huyết thống Trong đó thành tố
nghĩa dòng thân tộc và huyết thống là có giá trị khu biệt hơn cả, nó thể hiện rõ nghĩa là bố đẻ có quan hệ máu mủ thực sự với người con
Đã từ lâu và cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa hay nét nghĩa của từ thân tộc Nội dung nghĩa từ chỉ quan hệ thân tộc ở mọi ngôn ngữ có thể mô tả bằng sự liên hợp ít nhất là 8 nhóm nét nghĩa, mặc dù ở mỗi ngôn ngữ có cái riêng và không hẳn phải sử dụng tất cả Có thể kể đến là nhóm nét nghĩa thế hệ, nhóm nét nghĩa giới tính, nhóm nét nghĩa thân tộc, nhóm nét nghĩa của người mà lần theo quan hệ đó có thể xác định thân tộc, quan hệ máu mủ, nhóm nét nghĩa tuyến nội – ngoại, già – trẻ trong một thế hệ, sống hay chết [33, 28] Phương pháp này được dùng để phân tích không những các nét nghĩa cơ bản của từ mà
cả các nét nghĩa mở rộng của từ trong mối quan hệ giữa ngành ngữ nghĩa học với ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tâm lý
1.4 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa hai ngôn ngữ
Trang 391.4.1 Khái niệm về nghiên cứu đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh chung Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ Song phải nói rằng, nghiên cứu đối chiếu hình thành một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ một các nhanh hơn, tốt hơn Chính các yêu cầu của việc học và dạy ngôn ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành phân ngành khoa học này
Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietro đã viết trong cuốn “Cấu trúc ngôn ngữ
qua đối chiếu” rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ kinh nghiệm dạy tiếng
Mỗi người học và dạy ngoại ngữ dễ dàng nhận ra một điều là trong nhiều trường hợp, tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ việc hiểu và nắm thuần thục ngoại ngữ Vì vậy, việc tích lũy những tri thức và kinh nghiệm sẽ giúp ta khắc phục một cách có hiệu quả khó khăn này”
Nhưng cũng không phải chỉ có thế Theo L V Secba, nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp cho việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng
ta hiểu sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ, vì nó giúp ta thâm nhập sâu sắc hơn vào bản
chất và cấu trúc ngôn ngữ dân tộc; và “việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm
nhập vào thực chất của các quá trình ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển các quá trình này”
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể đồng ý với nhận định của R J
Di Pietro rằng: “Mặc dù nghiên cứu đối chiếu viện dẫn cái lí do chủ yếu ở sự
cần thiết cho giáo học pháp ngoại ngữ với sự phát hiện những khác nhau cơ bản giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học, chúng ta không thể không tính đến tầm quan trọng của việc phân tích đối chiếu như một phương thức đánh giá các định đề cũng như những đòi hỏi của chính lý luận ngôn ngữ học”
Có thể nói tóm lược là, nghiên cứu đối chiếu giúp ta xác định cái giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng
1.4.2 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ
Trang 401.4.2.1 Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ Trong giới việt ngữ học, việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt với từ chỉ quan hệ họ hàng trong các ngôn ngữ khác cũng đã được đặt ra từ lâu và đã thu được nhiều kết quả
Tác giả Lê Quang Thiêm trong cuốn “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ” đã nghiên cứu đối chiếu một số bình diện của các cấp độ ngôn ngữ trong đó
có từ thân tộc tiếng Bungari và tiếng Việt Phạm vi đề tài là hiện thực chỗ dựa, là
cơ sở giới hạn cho việc xác định đặc trưng riêng của phương tiện ngôn ngữ được thể hiện ở mỗi thứ tiếng và hai loại nhân tố: trong, ngoài đó luôn đan chéo nhau [45, 254]
tiếng Nhật và tiếng Việt và rút ra nhận xét về cấu trúc của lớp từ thân tộc Nhật - Việt, khả năng hoạt động của lớp từ thân tộc Nhật - Việt Qua việc đối chiếu nhóm từ xưng hô thân tộc, tác giả đã rút ra nhận xét qua việc khảo sát cơ cấu và hoạt động của từ xưng hô hai ngôn ngữ [44]
Dương Thị Nụ lại tập trung nghiên cứu và đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc tiếng Anh và tiếng Việt trên hai cấp độ là nghĩa cơ bản và nghĩa
mở rộng Khi đối chiếu nghĩa cơ bản của từ, tiểu trường từ vựng được hạn chế ở
34 từ chỉ quan hệ huyết thống trong tiếng Anh Tương ứng với chúng là 50 từ chỉ quan hệ huyết thống trong tiếng Việt Khi đối chiếu nghĩa mở rộng của từ, luận
án đã hạn chế số lượng từ để phân tích xuống thành 14 từ tiếng Anh, đó là những
từ chỉ người có quan hệ huyết thống, gần gũi với BẢN THÂN, và tương ứng với
24 từ thân tộc trong tiếng Việt Luận án đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ giữa các liên ngành nghiên cứu khác như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, văn hóa học và nhân học Về mặt thực tiễn thì những kết quả của công trình nghiên cứu này góp phần vào việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng như công tác phiên dịch hai ngôn ngữ Anh - Việt và Việt - Anh ở khu vực các danh từ thân tộc – một khu vực được đánh giá là khá quan trọng của hoạt động ngôn ngữ