5. Đóng góp của luận văn
1.3.3. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa
Đi sâu vào nội bộ nghĩa của từ, có thể phân tách ra thành các thành tố nghĩa cơ bản, tối giản, cần yếu. Đây thực chất là một quá trình chia tách nghĩa của từ ra thành các nét khu biệt tối thiểu, cũng có thể hiểu là chia thành những thành tố nghĩa đối lập với những thành tố nghĩa khác. Phương pháp phân tích thành tố có liên quan đến lý thuyết trường. Trên cơ sở phương pháp phân tích thành tố nghĩa, trường ngữ nghĩa được xác định như là một loạt các từ có liên quan với nhau và các nghĩa riêng biệt của chúng có chung một dấu hiệu ngữ nghĩa và phân biệt với nhau bởi một tiêu chí khu biệt [33, 26]. Theo quan điểm này, nghĩa của các từ thân tộc trong tiếng Hàn và tiếng Việt được phân tích ra
các đơn vị tối giản và được gọi là những thành tố nghĩa hay nét nghĩa, dựa trên
những tiêu chí khu biệt nghĩa khác nhau như tiêu chí về thế hệ, về hàng…
Ví dụ :
1. Bố 3. Chú/ bác 5. Con trai 7. Cháu…
2. Mẹ 4. Cô 6. Con gái
Chúng ta thấy:
- Đối chiếu 1. 3. 5. với 2. 4. 6. sẽ phát hiện được thành tố nghĩa căn bản,
cần yếu +a (= nam) và - a (= nữ). Đối chiếu 7. với 1. 3.5. rồi với 2. 4. 6. sẽ phát hiện ra nét + a (có đánh dấu về giới nam hay nữ); - a (không đánh dấu về giới nam hay nữ)
- Đối chiếu 1. 2. 3. 4. với 5. 6. 7. (lấy ego – tôi làm mốc) sẽ phát hiện được
- Đối chiếu 1. 2. 5. 6 với 3. 4. 7. sẽ phát hiện được thành tố nghĩa +c (trực hệ - trực sinh) và - c (không trực hệ)…
Vậy trong nghĩa của các từ trên đây, ít nhất cũng sẽ phải có những thành tố nghĩa mà chúng ta có thể diễn đạt một cách tổng quát như sau:
bố: + a + b + c mẹ: - a + b + c
con trai: + a - b + c con gái: - a - b + c
chú/bác: + a + b - c cô: - a + b - c
cháu: +-a - b – c (Dẫn theo [32])
Theo đó, một từ có thể có một hay nhiều nghĩa, mỗi nghĩa của từ lại có thể được phân tích ra thành các thành tố nghĩa nhỏ nhất. Ta thử phân tích từ
아버지 [abeoji] là “bố” trong tiếng Hàn. Nghĩa cơ bản của từ này là người đàn
ông đã có con và con do ông ta trực tiếp sinh ra. Nó bao gồm 4 thành tố nghĩa là
giới tính (người đàn ông), thế hệ (thuộc thế hệ trước của người con), dòng thân
tộc là trực hệ (trực tiếp sinh ra người con) và huyết thống. Trong đó thành tố
nghĩa dòng thân tộc và huyết thống là có giá trị khu biệt hơn cả, nó thể hiện rõ
nghĩa là bố đẻ có quan hệ máu mủ thực sự với người con.
Đã từ lâu và cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa hay nét nghĩa của từ thân tộc. Nội dung nghĩa từ chỉ quan hệ thân tộc ở mọi ngôn ngữ có thể mô tả bằng sự liên hợp ít nhất là 8 nhóm nét nghĩa, mặc dù ở mỗi ngôn ngữ có cái riêng và không hẳn phải sử dụng tất cả. Có thể kể đến là nhóm nét nghĩa thế hệ, nhóm nét nghĩa giới tính, nhóm nét nghĩa thân tộc, nhóm nét nghĩa của người mà lần theo quan hệ đó có thể xác định thân tộc, quan hệ máu mủ, nhóm nét nghĩa tuyến nội – ngoại, già – trẻ trong một thế hệ, sống hay chết [33, 28]. Phương pháp này được dùng để phân tích không những các nét nghĩa cơ bản của từ mà cả các nét nghĩa mở rộng của từ trong mối quan hệ giữa ngành ngữ nghĩa học với ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tâm lý.
1.4.1. Khái niệm về nghiên cứu đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh chung. Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ. Song phải nói rằng, nghiên cứu đối chiếu hình thành một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ một các nhanh hơn, tốt hơn. Chính các yêu cầu của việc học và dạy ngôn ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành phân ngành khoa học này.
Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietro đã viết trong cuốn “Cấu trúc ngôn ngữ
qua đối chiếu” rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ kinh nghiệm dạy tiếng.
Mỗi người học và dạy ngoại ngữ dễ dàng nhận ra một điều là trong nhiều trường hợp, tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ việc hiểu và nắm thuần thục ngoại ngữ. Vì vậy, việc tích lũy những tri thức và kinh nghiệm sẽ giúp ta khắc phục một cách có hiệu quả khó khăn này”.
Nhưng cũng không phải chỉ có thế. Theo L. V. Secba, nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp cho việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ, vì nó giúp ta thâm nhập sâu sắc hơn vào bản
chất và cấu trúc ngôn ngữ dân tộc; và “việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm
nhập vào thực chất của các quá trình ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn các quy luật điều khiển các quá trình này”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể đồng ý với nhận định của R. J.
Di Pietro rằng: “Mặc dù nghiên cứu đối chiếu viện dẫn cái lí do chủ yếu ở sự
cần thiết cho giáo học pháp ngoại ngữ với sự phát hiện những khác nhau cơ bản giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học, chúng ta không thể không tính đến tầm quan trọng của việc phân tích đối chiếu như một phương thức đánh giá các định đề cũng như những đòi hỏi của chính lý luận ngôn ngữ học”.
Có thể nói tóm lược là, nghiên cứu đối chiếu giúp ta xác định cái giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng.
1.4.2.1. Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ. Trong giới việt ngữ học, việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt với từ chỉ quan hệ họ hàng trong các ngôn ngữ khác cũng đã được đặt ra từ lâu và đã thu được nhiều kết quả.
Tác giả Lê Quang Thiêm trong cuốn “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ” đã nghiên cứu đối chiếu một số bình diện của các cấp độ ngôn ngữ trong đó có từ thân tộc tiếng Bungari và tiếng Việt. Phạm vi đề tài là hiện thực chỗ dựa, là cơ sở giới hạn cho việc xác định đặc trưng riêng của phương tiện ngôn ngữ được thể hiện ở mỗi thứ tiếng và hai loại nhân tố: trong, ngoài đó luôn đan chéo nhau [45, 254]
Tác giả Hoàng Anh Thi đã nghiên cứu về nhóm từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Nhật và tiếng Việt và rút ra nhận xét về cấu trúc của lớp từ thân tộc Nhật - Việt, khả năng hoạt động của lớp từ thân tộc Nhật - Việt. Qua việc đối chiếu nhóm từ xưng hô thân tộc, tác giả đã rút ra nhận xét qua việc khảo sát cơ cấu và hoạt động của từ xưng hô hai ngôn ngữ [44].
Dương Thị Nụ lại tập trung nghiên cứu và đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc tiếng Anh và tiếng Việt trên hai cấp độ là nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng. Khi đối chiếu nghĩa cơ bản của từ, tiểu trường từ vựng được hạn chế ở 34 từ chỉ quan hệ huyết thống trong tiếng Anh. Tương ứng với chúng là 50 từ chỉ quan hệ huyết thống trong tiếng Việt. Khi đối chiếu nghĩa mở rộng của từ, luận án đã hạn chế số lượng từ để phân tích xuống thành 14 từ tiếng Anh, đó là những từ chỉ người có quan hệ huyết thống, gần gũi với BẢN THÂN, và tương ứng với 24 từ thân tộc trong tiếng Việt. Luận án đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ giữa các liên ngành nghiên cứu khác như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, văn hóa học và nhân học. Về mặt thực tiễn thì những kết quả của công trình nghiên cứu này góp phần vào việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng như công tác phiên dịch hai ngôn ngữ Anh - Việt và Việt - Anh ở khu vực các danh từ thân tộc – một khu vực được đánh giá là khá quan trọng của hoạt động ngôn ngữ.
1.4.2.2. Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt và tiếng Hàn
Ở phạm vi này, tác giả Lê Quang Thiêm có nêu ra một số đặc điểm chung và riêng trong cấu trúc tộc hệ Hàn Quốc - Việt Nam (qua cứ liệu từ ngữ và xưng gọi) [46]. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nào tập trung vào đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt, vì thế nghiên cứu và đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt ở góc độ ngôn ngữ và văn hóa là một nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam.
Vốn thuộc về hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình và ngữ hệ, nhưng từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt được coi là khá gần nhau về cả số lượng phong phú, về cả cơ cấu hệ thống do đặc trưng văn hóa, tâm lý dân tộc. Nếu đi sâu vào so sánh một cách tỉ mỉ, chúng tôi hy vọng có thể phát hiện ra một số khác biệt lý thú.
Việc nghiên cứu đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa và ngôn ngữ hai nước cũng là một việc hết sức có ý nghĩa, góp phần giảm nhẹ những khó khăn khi học ngôn ngữ của cả hai nước cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu và hòa nhập với văn hóa của cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
1.5. Quan hệ ngôn ngữ - văn hóa và nghiên cứu từ chỉ quan hệ họ hàngtừ
góc độ ngôn ngữ - văn hóa
Văn hóa với tư cách là một hiện tượng xã hội - bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần đã và đang được một cộng đồng người tích lũy. Văn hóa bao gồm những đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử.
Ngôn ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng quan niệm được nhiều nhà ngôn ngữ học đồng ý nhất là coi “ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt và ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, là công cụ của tư duy”
Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ trong sự phát triển, tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ vừa là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc, vừa là thành tố cấu tạo nên văn hóa, đồng thời cũng là phương tiện lưu giữ giá trị văn hóa một cách bền chắc và khá đầy đủ.
Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ khăng khít, cùng hình thành từ hoạt động giao tiếp, gắn liền với hoạt động nhận thức của con người. Nếu ngôn ngữ là hình thức, là công cụ của hoạt động giao tiếp thì văn hóa chính là nội dung của nó. Ngôn ngữ vừa là phương tiện trao đổi giữa các nền văn hóa, đồng thời là phương tiện liên hệ, kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của cộng đồng sử dụng nó. “chính sự đặc thù của văn hóa được biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc trưng văn hóa dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ khác nhau” [36, 23].
Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của sự trao đổi đó. Trong phạm vi nội bộ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ lại đóng vai trò là phương tiện liên hệ kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của họ.
Như vậy văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ vô cùng mật thiết không thể tách rời nhau. Muốn thấy được văn hóa của một dân tộc, người ta có thể tìm hiểu qua ngôn ngữ của dân tộc đó. Có thể nói ngôn ngữ là phương tiện để chuyên chở văn hóa và ngược lại văn hóa lại bao hàm ngôn ngữ hay mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là một sự tác động hai chiều, qua lại lẫn nhau.
Ta biết rằng ngôn ngữ là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái văn hóa dân tộc rõ ràng nhất. Chính những đặc thù của văn hóa được biểu hiện trong ngôn ngữ đã qui định đặc trưng văn hóa - dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau.
Vấn đề đặt ra ở đây là: có phải tất cả các khía cạnh của ngôn ngữ đều thể hiện rõ bản sắc văn hóa của dân tộc? “Hiện nay, dễ dàng chấp nhận hơn cả là nghiên cứu phương diện ngữ nghĩa để tìm hiểu bản sắc văn hóa của một ngôn ngữ” [1, 24].
Một trong những biểu hiện của văn hóa qua ngôn ngữ nằm ở ngữ nghĩa của các từ. Ý nghĩa của từ vốn là một dạng tri thức về thế giới vì ý nghĩa của từ có lưu giữ lại sự hiểu biết của con người đã thu nhận, tích lũy được trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Do vậy, việc nghiên cứu phương diện ngữ
nghĩa của một ngôn ngữ cho phép tìm hiểu được nét độc đáo về văn hóa - dân tộc của chủ thể ngôn ngữ ấy.
Chúng ta biết rằng, con người nhận thức các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan rồi phản ánh vào trong trí óc mình. Khi được phản ánh vào trong trí óc, các sự vật, hiện tượng này trở thành thế giới tinh thần - thế giới của các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm và thế giới tinh thần đó được biểu đạt trong ngôn ngữ thông qua ý nghĩa của các từ ngữ. Như vậy muốn hiểu rõ thế giới tinh thần đó cần phải so sánh các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra sự không trùng khít nhau giữa các ngôn ngữ. Sở dĩ các ngôn ngữ giữa hai dân tộc không trùng khít nhau bởi vì sự phân cắt thế giới hiện thực khách quan giữa các dân tộc là khác nhau.
Cùng là một sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan nhưng mỗi dân tộc lại có những tên gọi riêng của mình bởi họ thấy ở những sự vật, hiện tượng đó có những đặc điểm khác nhau. Chính những điểm khác nhau, sự không trùng khít nhau đó tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng cho từng dân tộc. Đây cũng chính là những cơ sở để từ đó chúng tôi nghiên cứu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn - Việt.
Chương 2
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CẤU TẠO TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
Trong chương này, luận văn đặt ra nhiệm vụ là phân tích và đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt về mặt cấu tạo. Trên cơ sở nguồn tư liệu là 87 từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và 73 từ trong tiếng Việt, luận văn sẽ lần lượt phân tích cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn, tiếp đó là phân tích cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Cuối cùng, dựa vào kết quả phân tích cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong cả hai ngôn ngữ, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về mặt cấu tạo của bộ phận từ vựng này giữa hai ngôn ngữ.
2.1. Cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn
Dựa vào đặc trưng về phương thức tác động vào các hình vị để tạo nên từ,