Khái niệm nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 34)

5. Đóng góp của luận văn

1.3.1. Khái niệm nghĩa của từ

Nghĩa của từ được cho là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn ngữ học. Một số người cho nghĩa của từ là sự vật hay hiện tượng do từ biểu thị. Một số người khác (số này rất phổ biến) lại đồng nhất nghĩa với khái niệm lôgic hay biểu tượng tâm lí có liên hệ với từ ấy.

Ngôn ngữ có hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung). Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai. Để lý giải khái niệm này, trước hết ta phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu, nó phải "nói lên", phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu vào một cái gì đó. Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó.

Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải là người Việt, nói hoặc nghe một từ, như “BÀN” chẳng hạn, mà anh ta có thể:

- Quy chiếu, gắn được từ "bàn" vào mọi cái bàn bất kì trong thực tại đời sống; Ít nhiều cũng biết được đại khái như: bàn là một sự vật có chân, có mặt phẳng, làm bằng bỗ, sắt hoặc một số vật liệu khác, dùng để học, làm việc, ăn uống…như bàn học, bàn làm việc, bàn ăn…

- Dùng từ "bàn" trong giao tiếp, phát ngôn... đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.

Ta có thể nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ BÀN trong tiếng Việt.

Mỗi khi học nghĩa của một từ, chúng ta đều học bằng cách liên hội từ với những cái mà nó chỉ ra (trước hết là sự vật, hiện tượng, hành động, hoặc thuộc

tính,... mà từ đó làm tên gọi cho). Mặt khác, nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan đến vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó được sử dụng.

Tóm lại, nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra với những cái mà nó làm tín hiệu cho.

1.3.2. Cấu trúc nghĩa của từ

Nhìn chung, từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên nghĩa của từ cũng là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn. Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:

Nghĩa biểu vật (denotative meaning) hay còn gọi là nghĩa sở chỉ: Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động,... đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất.

Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường,

địa ngục,...

Nghĩa biểu niệm (significative meaning) hay còn gọi là nghĩa sở biểu: Là

liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm - signification - nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy tên gọi này). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người).

Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc. Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện

trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) - khả năng kết hợp - của từ.

Thật ra, những phân biệt như trên là cần thiết và hợp lí, nhưng không phải các thành phần đó hiện diện trong mỗi từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau. Đối với từ vựng - ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên hàng đầu là nghĩa biểu niệm. Vì thế, trọng tâm chú ý phân tích, miêu tả của từ vựng - ngữ nghĩa học là nghĩa biểu niệm chứ không phải là các thành phần khác (các thành phần khác chỉ được lưu ý trong những trường hợp cần thiết mà thôi). Vì vậy, ở đây khi không thật bắt buộc phải xác định rành mạch về mặt thuật ngữ, thì chúng ta sẽ nói đến nghĩa với nội dung được hiểu là nghĩa biểu niệm cho giản tiện.

Trên thực tế có nhiều trường hợp một từ có nhiều hơn một biểu vật (hay

nghĩa sở chỉ), ví dụ trong tiếng Hàn từ 고모 [komo] để chỉ 2 người họ hàng là

chị của bố và em của bố. Trong những trường hợp như thế này, người ta thường phải dùng một định tố đứng trước danh từ để giải thích hay dùng một tổ hợp từ để định danh.

Ví dụ:큰고모 [keun-komo] là cô lớn tức là chị gái của bố

작은고모 [jakeun-komo] là cô bé hay là em gái của bố

Cái sở chỉ (biểu vật) và sở biểu (biểu niệm) của từ còn bị quy định bởi mối quan hệ kết hợp của các từ đó với các từ khác. Trong tiếng Việt, có cách nói

thông thường và phổ biến là anh traichị gái. Nhiều người có thể nghĩ rằng

nói như vậy là thừa, bởi vì đã nói anh dứt khoát phải là anh trai, nói chị dứt

khoát phải là chị gái, chứ không thể nói anh gái hay chị trai được. Thực ra nếu

đặt anh trai hay chị gái trong loạt tín hiệu như anh họ, anh cả, anh rể, anh

nuôi… và chị họ, chị cả, chị dâu…chúng ta sẽ phân tích được nghĩa anh trai

chị gái thể hiện như sau:

- Chị gái: người đàn bà; được sinh ra trước mình; cùng bố mẹ đẻ với mình.

Bản thân từ anhchị đã bao hàm ý là người đàn ông được sinh ra trước

mình và người phụ nữ được sinh ra trước mình, và trai hay gái rõ ràng cũng là

chỉ một ý cùng bố mẹ đẻ với mình. Như vậy traigái vốn là hai yếu tố trái

nghĩa nhưng khi được đặt trong mối quan hệ kết hợp với các tín hiệu khác là anh

chị thì lúc đó traigái lại là hai yếu tố đồng nghĩa.

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)