5. Đóng góp của luận văn
3.2.2.3. So sánh đặc trưng văn hóa dân tộc Hà n Việt của việc định danh qua
ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng
Qua khảo sát việc định danh qua ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, chúng tôi rút ra được một số đặc trưng nổi trội sau:
Với số liệu 87 từ chỉ quan hệ họ hàng mà chúng tôi thu thập được trong hệ thống từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 5 nét nghĩa ưu trội được lựa chọn để định danh làm thành các từ chỉ quan hệ họ hàng (các đơn vị
định danh bậc 2). Đó là nét nghĩa huyết thống; nét nghĩa về tuyến thân tộc; nét
Tương tự trong 73 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt chúng tôi đưa vào nghiên cứu, có 4 nét nghĩa ưu trội được người Việt lựa chọn để định danh. Đó là
nét nghĩa huyết thống; nét nghĩa về tuyến thân tộc; nét nghĩa về thứ bậc và nét nghĩa về giới tính.
Thống kê các loại nét nghĩa đặc trưng nổi trội ở tiếng Hàn và tiếng Việt, ta có bảng sau:
Loại nét nghĩa đặc trưng nổi trội Tiếng Hàn Tiếng Việt
Nét nghĩa huyết thống + +
Nét nghĩa về tuyến thân tộc + +
Nét nghĩa về giới tính + +
Nét nghĩa về thứ bậc + +
Nét nghĩa chỉ sự kính trọng + -
Qua bảng thống kê nét nghĩa đặc trưng nổi trội trên, ta có thể thấy trong tiếng Việt không có đơn vị định danh bậc 2 nào mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về sự kính trọng. Nét nghĩa ưu trội hơn cả xuất hiện trong các đơn vị định danh là nét nghĩa về huyết thống.
Thống kê số lượng của đơn vị định danh mang nét nghĩa cùng huyết thống trong tiếng Hàn, chúng tôi đã tìm ra được 23 đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về huyết thống. Số lượng phương tiện định danh là 9 phương tiện.
Số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ huyết thống trong tiếng Việt là 20 đơn vị, với số lượng phương tiện định danh là 6 phương tiện.
Nhìn vào số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về huyết thống, ta thấy trong tiếng Hàn, số lượng các đơn vị định danh có nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về huyết thống nhiều hơn trong tiếng Việt. Số lượng phương tiện định danh để thể hiện nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về huyết thống trong tiếng Hàn cũng nhiều hơn hẳn so với tiếng Việt. Điều này có lẽ thể
hiện sự tỉ mỉ và nghiêm ngặt về sự phân vai trong gia đình của người Hàn hơn trong gia đình người Việt.
Trong tiếng Hàn, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về tuyến thân tộc là 7 đơn vị. Số lượng phương tiện định danh là 2 phương tiện. Trong tiếng Việt, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ tuyến thân tộc có 8 từ, với số lượng phương tiện định danh là 2 phương tiện. Như vậy, về tuyến thân tộc thì nét nghĩa ưu trội trong các đơn vị định danh tiếng Hàn và tiếng Việt tương đương nhau. Trong gia đình ở cả 2 dân tộc đều có sự phân biệt rõ về bên nội và bên ngoại.
Số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa về giới tính trong tiếng Hàn chỉ có 2 từ. Số lượng phương tiện định danh là 2 phương tiện. Trong khi số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ giới tính trong tiếng Việt là 10 từ, với số lượng phương tiện định danh là 2 phương tiện. Cũng chỉ với hai phương tiện định danh là “trai” và “gái” như trong tiếng Hàn, nhưng trong tiếng Việt có rất nhiều danh từ chỉ quan hệ họ hàng đi cùng hai phương tiện đó để tạo thành đơn vị định danh bậc 2. Điều đó cho thấy từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt khá đồng nhất, bình đẳng theo từng cặp về mặt cấu tạo ở các đơn vị có nét nghĩa ưu trội chỉ giới tính.
Trong tiếng Hàn, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ thứ bậc là 14 từ, số lượng phương tiện định danh là 4 phương tiện. Trong tiếng Việt, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ thứ bậc chỉ có 5 từ, với số lượng phương tiện định danh chỉ là 2 phương tiện. Điều này lại một lần nữa cho thấy người Hàn tỉ mỉ hơn về việc phân loại thứ bậc cho một số từ chỉ quan hệ họ hàng, thể hiện sự nghiêm ngặt về tôn ti, thứ bậc trong gia đình của người Hàn so với gia đình người Việt.
Trong các đơn vị định danh bậc 2, có một nét nghĩa được coi là nét nghĩa ưu trội trong tiếng Hàn, nhưng không thể tìm thấy trong các đơn vị định danh tiếng Việt, đó là nét nghĩa chỉ sự kính trọng. Với nét nghĩa này, thật dễ dàng khi người Hàn muốn thể hiện mức độ tôn kính đối với ai đó mà không cần phải mượn thêm những đơn vị từ vựng thuộc nhiều lớp từ loại khác nhau như người Việt.
Qua những phân tích ở trên, có vẻ như người Việt định danh xuất phát từ vật quy chiếu còn người Hàn định danh xuất phát từ Ego (chủ thể - người ở vị trí trung tâm với nghĩa “tôi”). Điều đó cho thấy cách nhìn nhận về tôn ti, thứ bậc của người Hàn nghiêm ngặt và khắt khe hơn so với người Việt.
Ngoài ra, có thể thấy một số điểm đặc biệt ở một số từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn mà không thấy trong các từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt.
Trong tiếng Hàn, 시누이 [si-nu-i] được hiểu là “người mang giới tính nữ, ở vị trí
hàng trên hoặc hàng dưới chồng mình”. Người Hàn không phân biệt “chị chồng” với “em chồng” nhưng người Việt phân biệt về thứ bậc rõ ràng trong hai từ “chị chồng” và “em chồng”. Điều này cho thấy ở phạm vi này, trong tiếng Hàn có sự phân biệt về giới nhưng không có sự phân biệt về thứ bậc. Tiếng Việt có sự phân biệt về thứ bậc (anh chồng, chị chồng, em chồng) nhưng không có sự phân biệt về giới (em chồng là chỉ cả em trai và em gái).
Việc người Hàn có sự phân biệt khi dùng các từ: 형 [hyeong] (anh trai– do
em gái dùng); 누나 [nuna] (chị gái - do em trai dùng); 오빠 [oppa] (anh trai – do
em gái dùng); 언니 [eonni] (chị gái - do em gái dùng) cho thấy người Hàn chú
trọng đến vị trí của Ego (chủ thể - người ở vị trí trung tâm với nghĩa tôi) trong mối quan hệ với người được qui chiếu. Còn người Việt chú trọng hơn đến nét nghĩa của vật qui chiếu.
Ví dụ: Để chỉ người mang giới tính nam, cùng bố mẹ với mình và ở hàng trên mình thì người Việt gọi là “anh”; để chỉ người mang giới tính nữ, cùng bố mẹ mình sinh ra, ở hàng trên mình thì người Việt gọi là “chị”; để chỉ người mang giới tính nam hoặc nữ, cùng bố mẹ mình sinh ra, ở hàng dưới mình thì người Việt gọi là “em”.