5. Đóng góp của luận văn
3.2.2.2. Đặc trưng văn hóa dân tộc Việt qua việc định danh theo ngữ nghĩa
từ chỉ quan hệ họ hàng
Trên cơ sở những đơn vị định danh bậc 1, có thể thấy qua các ví dụ sau: Để gọi người đàn ông sinh ra mình và các anh, chị, em mình, người Việt
dùng từ bố để định danh.
Để gọi người phụ nữ sinh ra mình và các anh, chị, em mình, người Việt
dùng từ mẹ để định danh.
Để gọi người đàn ông sinh ra trước mình, người Việt dùng từ anh để định
danh...
Vậy bố, mẹ, anh, chị, em chính là các đơn vị định danh bậc 1.
Sau đó, tùy vào đặc trưng dòng trực hệ (ruột thịt) hay không trực hệ (họ hàng) mà người Việt thêm vào những đơn vị bậc 1 này yếu tố biểu hiện đặc trưng ưu trội được lựa chọn để tạo thành những đơn vị bậc 2 để khu biệt với những đơn vị định danh khác không cùng huyết thống.
a. Nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa huyết thống
Trong hệ thống các từ chỉ quan hệ họ hàng của người Việt, có những từ mang yếu tố “ruột” đi cùng danh từ chỉ quan hệ họ hàng (là những đơn vị cơ sở, gọi là đơn vị định danh bậc 1) để tạo thành đơn vị định danh mới, đơn vị định danh bậc 2 với nét nghĩa ưu trội được lựa chọn để định danh là nét nghĩa huyết thống. Nét nghĩa huyết thống ưu trội này được thể hiện như sau:
- Trong các từ chỉ quan hệ họ hàng chú ruột, cô ruột, dì ruột, anh ruột, chị
ruột, em ruột... yếu tố “ruột” được gắn với những đơn vị định danh bậc 1 là chú, cô, anh, chị, em... để tạo thành các đơn vị định danh bậc 2 có thể phân biệt với những đơn vị định danh khác không cùng huyết thống.
- Các từ chỉ quan hệ họ hàng anh họ, chị họ, em họ... được định danh bằng nét nghĩa cùng họ biểu hiện bằng thành tố “họ” ghép với đơn vị định danh bậc 1 như anh, chị, em... để tạo thành đơn vị định danh bậc 2. “Họ” ở đây bao hàm cả “họ nội” và “họ ngoại”, không phân biệt rõ họ bên đằng bố hay bên đằng mẹ. Chỉ biết cứ có thành tố “họ” đi cùng thì người Việt hiểu là nói về một người có quan hệ huyết thống với bố mình hoặc mẹ mình. Tùy theo thứ bậc, vai vế của bố mẹ mình với bố mẹ người cùng họ đấy mà phân biệt người đó thuộc hàng trên hay dưới mình trong mối quan hệ họ hàng.
- Các từ chỉ quan hệ họ hàng ông bác, ông chú, ông cậu, bà bác, bà cô, bà
dì... được định danh bằng nét nghĩa cùng họ, kết hợp với các danh từ chỉ quan hệ
họ hàng ông, bà....để tạo thành các đơn vị định danh trên. Tuy không đi cùng
thành tố “họ” nhưng vẫn mang nét nghĩa chỉ mối quan hệ cùng họ vì dựa theo
đặc trưng bao hàm trong các đơn vị định danh bậc một bác, chú, cậu, cô,
dì...trong đó đã xuất hiện nét nghĩa về mối quan hệ cùng họ (bên bố hoặc bên mẹ)
Các yếu tố “vợ” “chồng” và “dâu”, “rể” đi cùng danh từ chỉ quan hệ họ hàng (những đơn vị cơ sở, được gọi là đơn vị định danh bậc 1) để tạo thành những đơn vị định danh mới, đơn vị định danh bậc 2 với nét nghĩa ưu trội được lựa chọn để định danh là nét nghĩa khác huyết thống. Nét nghĩa khác huyết thống ưu trội này được thể hiện như sau:
- Các từ chỉ quan hệ họ hàng bố chồng, bố vợ, mẹ chồng, mẹ vợ, anh
chồng, anh vợ.... được định danh bằng nét nghĩa khác huyết thống qua các yếu tố
chồng, vợ kết hợp với các đơn vị định danh bậc 1 như bố, mẹ, anh... để tạo thành đơn vị định danh bậc 2. Ta biết các đơn vị định danh bậc 2 trên mang nét
nghĩa khác huyết thống bởi vì các đơn vị định danh bậc 1 là bố, mẹ, anh...vốn
mang nét nghĩa cùng huyết thống nhưng do đặc trưng được ưu tiên lựa chọn là các danh từ chỉ quan hệ họ hàng khác huyết thống (bên chồng, bên vợ) kết hợp cùng. Vì vậy, nét nghĩa ưu việt hơn chính là nét nghĩa khác huyết thống (vì ý nghĩa của các đơn vị định danh đó là chỉ người thân trong gia đình chồng, vợ mình, không phải người có quan hệ ruột thịt với mình).
- Các từ chỉ quan hệ họ hàng con rể, con dâu, em rể, em dâu, anh rể, chị
dâu.... được định danh bằng nét nghĩa khác huyết thống hạn định bởi hai yếu tố
“dâu” và “rể”, kết hợp với các danh từ chỉ quan hệ họ hàng con, em, anh, chị...để
tạo thành các đơn vị định danh bậc 2. “dâu” vốn được định nghĩa trong từ điển là “người con gái lấy chồng và trở thành người thân của gia đình, họ hàng chồng” còn “rể” được định nghĩa trong từ điển là “người con trai lấy vợ và trở thành người của gia đình, họ hàng vợ”. Như vậy do được gắn với các yếu tố mang ý nghĩa không cùng huyết thống mà những đơn vị định danh bậc 2 trên bao hàm nét nghĩa ưu trội chính là nét nghĩa khác huyết thống.
Như vậy, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ huyết thống là 20 từ, với số lượng phương tiện định danh là 6 phương tiện,
đó là: ruột, họ, vợ, chồng, dâu, rể.
b. Nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa tuyến thân tộc
Trong hệ thống từ chỉ quan hệ họ hàng của người Việt, những từ có yếu tố “nội”, “ngoại”... đi cùng danh từ chỉ quan hệ họ hàng (những đơn vị cơ sở hay đơn vị định danh bậc 1) để tạo thành những đơn vị định danh mới, đơn vị định danh bậc 2 với nét nghĩa ưu trội được lựa chọn để định danh là nét nghĩa tuyến thân tộc. Nét nghĩa tuyến thân tộc ưu trội này được thể hiện như sau:
- Các từ chỉ quan hệ họ hàng ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, cháu
nội, cháu ngoại, chắt nội, chắt ngoại.... đặc trưng được lựa chọn cho đơn vị định danh bậc 2 này là nét nghĩa về tuyến thân tộc. Người Việt chọn đặc trưng “nội” vốn mang nghĩa là “trong” để nói “bên họ cha” và chọn đặc trưng “ngoại” nghĩa là “ngoài” để nói “bên họ mẹ”. Như vậy do đặc trưng nổi trội được lựa chọn là
tuyến nội và tuyến ngoại để phân biệt những người ruột thịt bên đằng bố với những người ruột thịt bên đằng mẹ nên nét nghĩa được lựa chọn cho đơn vị định danh bậc 2 trên là nét nghĩa về tuyến thân tộc.
Như vậy, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ tuyến thân tộc có 8 từ, với số lượng phương tiện định danh là 2 phương
tiện, đó là nội và ngoại.
Trong các từ chỉ quan hệ họ hàng của người Việt, những từ có yếu tố “trai”, “gái”... đi cùng danh từ chỉ quan hệ họ hàng (những đơn vị cơ sở hay đơn vị định danh bậc 1) để tạo thành những đơn vị định danh mới, đơn vị định danh bậc 2 với nét nghĩa ưu trội được lựa chọn để định danh là nét nghĩa chỉ giới tính, được thể hiện như sau:
Các từ chỉ quan hệ họ hàng bác trai, bác gái, em trai, em gái, con trai,
con gái, cháu trai, cháu gái, chắt trai, chắt gái... là các đơn vị định danh bậc 2
với yếu tố “trai” và “gái” để kết hợp với các danh từ chỉ quan hệ họ hàng bác,
em, con... để tạo thành các đơn vị định danh bậc 2 mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ giới tính.
Vậy, số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ giới tính có 10 từ, với số lượng phương tiện định danh là 2 phương tiện, đó là
trai và gái.
d. Nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa thứ bậc
Các từ chỉ quan hệ họ hàng anh cả, chị cả, em út, con cả, con út…được
định danh bằng nét nghĩa chỉ thứ bậc biểu hiện bởi yếu tố “cả” và “út” kết hợp
với đơn vị định danh bậc 1 là anh, chị, em, con... để tạo thành đơn vị định danh
bậc 2.
Số lượng các đơn vị định danh mang nét nghĩa ưu trội là nét nghĩa chỉ thứ
bậc có 5 từ, với số lượng phương tiện định danh là 2 phương tiện, đó là cả và út.