Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 28)

5. Đóng góp của luận văn

1.2.2.2.Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn

Từ vốn được cấu tạo nhờ vào các hình vị. Cũng như tất cả các ngôn ngữ, từ tiếng Hàn cũng được cấu tạo bởi các hình vị.

Trên cơ sở nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Hàn, tác giả Lưu Tuấn Anh trong cuốn “Các ngôn ngữ phương Đông” cho rằng từ tiếng Hàn được cấu tạo bởi các phương thức sau đây:

a, Phương thức dùng một hình vị để cấu tạo nên một từ: Từ ở đây chính là từ đơn, được cấu thành từ một hình vị.

Ví dụ: 코 [ko] (mũi), 형 [hyeong] (anh)…

b, Phương thức ghép các hình vị để tạo thành từ: Những từ được tạo nên bởi hai hay nhiều hình vị là từ ghép.

Ví dụ: 손목 [sonmok] (cổ tay), 눈물 [nunmul] (nước mắt)…

Từ ghép căn cứ theo loại hình vị cấu tạo nên nó, có thể tiếp tục phân loại thành các từ ghép phái sinh và từ ghép “hợp thành” [8].

Ghép phái sinh là phương thức ghép một hình vị căn tố với một hình vị phái sinh. Phương thức này cho ta các từ ghép phái sinh , là loại từ ghép có sự hiện diện của phụ tố phái sinh.

+ Phương thức ghép phái sinh dựa vào các tiền tố

Ví dụ: 맨손 [maen-son] (tay không), 시누이 [si-nu-i] (chị/ em gái chồng)…

Trong đó 맨 [maen] (không), 시 [si] là phụ tố gắn ở phía trước chính tố,

còn 손 [son] (tay) và 누이 [nu-i] (chị/ em gái) là chính tố.

+ Phương thức ghép phái sinh dựa vào các hậu tố

Trong đó 거짓말 [geojitmal] (lời nói dối), 높 [nop] (cao) là chính tố, còn 쟁이

[jjaeng-i] (kẻ) và 이 [i] là phụ tố gắn phía sau chính tố.

Trong tiếng Hàn, phương thức ghép phái sinh dựa vào các hậu tố chiếm tỉ lệ cao hơn so với phương thức ghép phái sinh dựa vào các tiền tố. Điều này sẽ được chúng tôi trình bày bằng các dẫn chứng cụ thể trong phần nghiên cứu về cấu tạo từ ở chương 2 của luận văn.

Ghép hợp thành là phương thức ghép hai hay nhiều từ hoặc căn tố với nhau.

Ví dụ: 논밭 [nonbat] (ruộng vườn), 눈물 [nunmul] (nước mắt), 알아보다

[a-raboda] (nhận biết).

Trên bình diện cấu tạo từ, cách thức tổ chức, sắp xếp, biến đổi các hình vị để cấu tạo nên từ trong tiếng Hàn có những điểm đặc biệt và phức tạp. Có thể khái quát một số đặc điểm chính như sau:

Các phụ tố và căn tố trong quá trình kết hợp để tạo nên từ, có những trường hợp xảy ra quá trình biến đổi ngữ âm.

+ Biến đổi ngữ âm ở phụ tố sau khi kết hợp: 매 [me] (không chắc, lép) +

쌀 [ssal] (gạo) tạo thành 맵쌀 [mep-ssal] (gạo tẻ)

+ Biến đổi ngữ âm ở căn tố sau khi kết hợp: 바늘 [ba-neul] (kim) + 질

[jil] (dùng, làm bằng) tạo thành 바느질 [ba-neu-jil] (việc may vá).

+ Biến đổi ngữ âm ở cả phụ tố lẫn căn tố sau khi kết hợp: 무겁 [mugeop]

(nặng) + 이 [i] (danh từ hóa: cái, độ) tạo thành 무게 [mu-ge] (độ nặng, trọng lượng).

+ Biến đổi ngữ âm trong cấu trúc kết hợp giữa các căn tố hay từ đơn (từ

ghép hợp thành): 코 [ko] (mũi) + 등 [deung] (lưng) tạo thành 콧등 [ko-tteung]

Các từ đơn hay căn tố, khi đã tham gia cấu tạo nên từ mới, ý nghĩa vốn có ban đầu của chúng có thể sẽ khác đi, biến mất hoặc không còn thấy rõ trong các thành tố cấu tạo từ.

Ví dụ: 크다 [keuda] (to, lớn] + 아버지 [abeoji] (bố) tạo thành 큰아버지 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[keun-abeoji] (bác anh bố).

Các yếu tố cấu tạo có thể có cùng hoặc khác về mặt từ loại với từ ghép được tạo nên

Ví dụ: 묻다 [mutda] (hỏi – động từ) + (-) 음 [(eu)m] (danh từ hóa: việc,

sự) tạo thành 물음 [mureum] (danh từ: câu hỏi)

밤 [bam] (danh từ: đêm) + 낮 [nat] (danh từ: ngày) tạo thành 밤낮

[bannat] (trạng từ: ngày đêm, luôn, liên tục)

잘 [jal](phó từ: tốt, được)+ 못 [mot] (trạng từ: không thể) tạo thành 잘못

[jalmot] (trạng từ: không đúng, sai).

Trong tiếng Hàn cũng có phương thức láy, láy bộ phận hay láy toàn phần

các hình vị để cấu tạo nên từ mới. Có thể thấy một số danh từ láy như: 집집

[jipjip] (nhà nhà)…song phần lớn các từ láy này thuộc vào loại tính từ, đặc biệt

là các tính từ tượng hình - tượng thanh như 구불구불 [gubulgubul] (quanh co),

딸랑딸랑 [ttallang ttallang] (leng keng)…

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 28)