Quan hệ ngôn ngữ văn hóa và nghiên cứu từ chỉ quan hệ họ hàng từ

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 41)

5. Đóng góp của luận văn

1.5. Quan hệ ngôn ngữ văn hóa và nghiên cứu từ chỉ quan hệ họ hàng từ

góc độ ngôn ngữ - văn hóa

Văn hóa với tư cách là một hiện tượng xã hội - bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần đã và đang được một cộng đồng người tích lũy. Văn hóa bao gồm những đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử.

Ngôn ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng quan niệm được nhiều nhà ngôn ngữ học đồng ý nhất là coi “ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt và ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, là công cụ của tư duy”

Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ trong sự phát triển, tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ vừa là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc, vừa là thành tố cấu tạo nên văn hóa, đồng thời cũng là phương tiện lưu giữ giá trị văn hóa một cách bền chắc và khá đầy đủ.

Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ khăng khít, cùng hình thành từ hoạt động giao tiếp, gắn liền với hoạt động nhận thức của con người. Nếu ngôn ngữ là hình thức, là công cụ của hoạt động giao tiếp thì văn hóa chính là nội dung của nó. Ngôn ngữ vừa là phương tiện trao đổi giữa các nền văn hóa, đồng thời là phương tiện liên hệ, kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của cộng đồng sử dụng nó. “chính sự đặc thù của văn hóa được biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc trưng văn hóa dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ khác nhau” [36, 23].

Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của sự trao đổi đó. Trong phạm vi nội bộ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ lại đóng vai trò là phương tiện liên hệ kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của họ.

Như vậy văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ vô cùng mật thiết không thể tách rời nhau. Muốn thấy được văn hóa của một dân tộc, người ta có thể tìm hiểu qua ngôn ngữ của dân tộc đó. Có thể nói ngôn ngữ là phương tiện để chuyên chở văn hóa và ngược lại văn hóa lại bao hàm ngôn ngữ hay mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là một sự tác động hai chiều, qua lại lẫn nhau.

Ta biết rằng ngôn ngữ là yếu tố văn hóa quan trọng hàng đầu mang sắc thái văn hóa dân tộc rõ ràng nhất. Chính những đặc thù của văn hóa được biểu hiện trong ngôn ngữ đã qui định đặc trưng văn hóa - dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau.

Vấn đề đặt ra ở đây là: có phải tất cả các khía cạnh của ngôn ngữ đều thể hiện rõ bản sắc văn hóa của dân tộc? “Hiện nay, dễ dàng chấp nhận hơn cả là nghiên cứu phương diện ngữ nghĩa để tìm hiểu bản sắc văn hóa của một ngôn ngữ” [1, 24].

Một trong những biểu hiện của văn hóa qua ngôn ngữ nằm ở ngữ nghĩa của các từ. Ý nghĩa của từ vốn là một dạng tri thức về thế giới vì ý nghĩa của từ có lưu giữ lại sự hiểu biết của con người đã thu nhận, tích lũy được trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Do vậy, việc nghiên cứu phương diện ngữ

nghĩa của một ngôn ngữ cho phép tìm hiểu được nét độc đáo về văn hóa - dân tộc của chủ thể ngôn ngữ ấy.

Chúng ta biết rằng, con người nhận thức các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan rồi phản ánh vào trong trí óc mình. Khi được phản ánh vào trong trí óc, các sự vật, hiện tượng này trở thành thế giới tinh thần - thế giới của các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm và thế giới tinh thần đó được biểu đạt trong ngôn ngữ thông qua ý nghĩa của các từ ngữ. Như vậy muốn hiểu rõ thế giới tinh thần đó cần phải so sánh các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra sự không trùng khít nhau giữa các ngôn ngữ. Sở dĩ các ngôn ngữ giữa hai dân tộc không trùng khít nhau bởi vì sự phân cắt thế giới hiện thực khách quan giữa các dân tộc là khác nhau.

Cùng là một sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan nhưng mỗi dân tộc lại có những tên gọi riêng của mình bởi họ thấy ở những sự vật, hiện tượng đó có những đặc điểm khác nhau. Chính những điểm khác nhau, sự không trùng khít nhau đó tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng cho từng dân tộc. Đây cũng chính là những cơ sở để từ đó chúng tôi nghiên cứu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn - Việt.

Chương 2

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CẤU TẠO TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

Trong chương này, luận văn đặt ra nhiệm vụ là phân tích và đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt về mặt cấu tạo. Trên cơ sở nguồn tư liệu là 87 từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và 73 từ trong tiếng Việt, luận văn sẽ lần lượt phân tích cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn, tiếp đó là phân tích cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Cuối cùng, dựa vào kết quả phân tích cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong cả hai ngôn ngữ, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về mặt cấu tạo của bộ phận từ vựng này giữa hai ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)