5. Đóng góp của luận văn
2.2.2.2. Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép đẳng lập
Theo kết quả khảo sát tư liệu của luận văn, từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép đẳng lập có 9 từ, chiếm khoảng 12% trên tổng số 73 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Ở tiểu loại này, các thành tố cấu tạo của nó vốn là các danh từ thân tộc có cấu tạo đơn được ghép lại với nhau theo kiểu ghép hợp nghĩa. Loại từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép đẳng lập này chiếm tỉ lệ không cao trong hệ thống và chúng cũng rất dễ nhận biết. Ở một số từ, sự thay đổi vị trí trước hay sau của các yếu tố ghép đều có thể dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về mặt ý nghĩa ngữ pháp của từ đó.
Ví dụ:Ông bà, bố mẹ, vợ chồng, cậu mợ, chú thím, anh chị, chị em.
... Vợ anh là con bác khán thủ làng trên. Anh là phu tuần. Hai người lấy nhau, cả hai làng, ai cũng khen là vợ chồng kén chọn được chỗ xứng đáng... [Trích: Vợ - Nguyễn Công Hoan].
…Bởi đạo làm con là phải báo hiếu cho bố mẹ, để khỏi phụ công sinh thành dưỡng dục…[Trích: Báo hiếu: Trả nghĩa cha - Nguyễn Công Hoan].
Xét đặc trưng của 9 từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép đẳng lập, tất
cả các yếu tố cấu tạo như ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng, cậu, mợ, chú, thím, anh,
chị, em đều có khả năng hoạt động độc lập ngang hàng với nhau, không phân ra yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ, khá bình đẳng với nhau trong việc tạo thành một từ chỉ hai người theo từng cặp. Các cặp từ ghép đẳng lập này có tính chất hợp nghĩa và nghĩa của những từ ghép đẳng lập chỉ quan hệ họ hàng đó khái quát hơn nghĩa của các yếu tố tạo ra nó.