5. Đóng góp của luận văn
1.4.2.1. Nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ. Trong giới việt ngữ học, việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt với từ chỉ quan hệ họ hàng trong các ngôn ngữ khác cũng đã được đặt ra từ lâu và đã thu được nhiều kết quả.
Tác giả Lê Quang Thiêm trong cuốn “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ” đã nghiên cứu đối chiếu một số bình diện của các cấp độ ngôn ngữ trong đó có từ thân tộc tiếng Bungari và tiếng Việt. Phạm vi đề tài là hiện thực chỗ dựa, là cơ sở giới hạn cho việc xác định đặc trưng riêng của phương tiện ngôn ngữ được thể hiện ở mỗi thứ tiếng và hai loại nhân tố: trong, ngoài đó luôn đan chéo nhau [45, 254]
Tác giả Hoàng Anh Thi đã nghiên cứu về nhóm từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Nhật và tiếng Việt và rút ra nhận xét về cấu trúc của lớp từ thân tộc Nhật - Việt, khả năng hoạt động của lớp từ thân tộc Nhật - Việt. Qua việc đối chiếu nhóm từ xưng hô thân tộc, tác giả đã rút ra nhận xét qua việc khảo sát cơ cấu và hoạt động của từ xưng hô hai ngôn ngữ [44].
Dương Thị Nụ lại tập trung nghiên cứu và đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc tiếng Anh và tiếng Việt trên hai cấp độ là nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng. Khi đối chiếu nghĩa cơ bản của từ, tiểu trường từ vựng được hạn chế ở 34 từ chỉ quan hệ huyết thống trong tiếng Anh. Tương ứng với chúng là 50 từ chỉ quan hệ huyết thống trong tiếng Việt. Khi đối chiếu nghĩa mở rộng của từ, luận án đã hạn chế số lượng từ để phân tích xuống thành 14 từ tiếng Anh, đó là những từ chỉ người có quan hệ huyết thống, gần gũi với BẢN THÂN, và tương ứng với 24 từ thân tộc trong tiếng Việt. Luận án đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ giữa các liên ngành nghiên cứu khác như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, văn hóa học và nhân học. Về mặt thực tiễn thì những kết quả của công trình nghiên cứu này góp phần vào việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng như công tác phiên dịch hai ngôn ngữ Anh - Việt và Việt - Anh ở khu vực các danh từ thân tộc – một khu vực được đánh giá là khá quan trọng của hoạt động ngôn ngữ.