5. Đóng góp của luận văn
1.2.3.2. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho
ta các từ. Trong tiếng Việt, đơn vị ngôn ngữ được gọi là hình vị có hình thức
trùng với đơn vị phát âm nhỏ nhất là tiếng. Trên cơ sở đơn vị cấu tạo từ là tiếng, các tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” cho rằng từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng một tiếng tạo thành một từ, hoặc là tổ hợp các tiếng lại để tạo thành từ theo một số lối nào đó.
a. Phương thức dùng một tiếng để tạo một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.
Ví dụ: - tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa... - đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp...
b. Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng mà giữa các tiếng đó có quan hệ về nghĩa sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép.
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Từ ghép đẳng lập: là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Có hai khả năng: thứ nhất là các thành tố đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau.
So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói...
Thứ hai là một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng.
Ví dụ: yếu tố thứ hai trong các từ chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống...
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.
- Từ ghép chính phụ: là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính.
Ví dụ: Vợ cả, vợ lẽ, anh họ, em dâu, anh rể…
c. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).
Từ láy là từ mà yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần.
- Láy hoàn toàn: là dạng láy trong đó bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) có phần điệp rất lớn, phần đối rất nhỏ. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:
+ Láy hoàn toàn, chỉ đối ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh
hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù,
lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm...
+ Láy hoàn toàn, đối ở thanh điệu theo nguyên tắc: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau.
Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng...
Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may,
cuống cuồng...
+ Lớp từ láy hoàn toàn, đối vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:
Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt...
phưng phức, phăng phắc... anh ách, chênh chếch, đành đạch, rinh rích...
- Láy bộ phận: là những từ láy nào chỉ có điệp hoặc ở âm đầu, hoặc ở phần vần. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.
+ Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần.
Ví dụ: bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, xoắn xuýt….
+ Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu.
Ví dụ: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng...
d. Phương thức tổ hợp các tiếng không có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa cho ta các từ ngẫu hợp. Đây là trường hợp các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:
- Những từ thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, mặc
cả…- Những từ vay mượn gốc Hán thông qua con đường sách vở hoặc khẩu
ngữ: kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn thắn…
- Những từ vay mượn gốc Ấn – Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu
Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập các từ ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.