Về tổ chức (kích cỡ từ)

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 65)

5. Đóng góp của luận văn

2.3.1.2.Về tổ chức (kích cỡ từ)

Trong tiếng Việt và tiếng Hàn, từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo đơn là

những danh từ chỉ quan hệ họ hàng rất quan trọng của hệ thống. Trên cơ sở những từ đơn đó, người ta tổ chức chúng lại bằng cách ghép chúng với nhau, hay thêm cho chúng những phụ tố phái sinh để tạo nên những danh từ chỉ quan hệ họ

hàng có cấu tạo ghép. Tuy nhiên, qua xem xét hình thức của chỉ quan hệ họ hàng

có cấu tạo đơn, có thể thấy điểm khác biệt lớn giữa tiếng Việt và tiếng Hàn ở tiểu

loại này đó là từ trong tiếng Việt được cấu tạo nên bởi một âm tiết duy nhất, ví

dụ như: ông, bà, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác…. trong khi đó từ chỉ quan hệ họ

hàng có cấu tạo đơn trong tiếng Hàn có thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều âm tiết và không thể tách rời các âm tiết đó ra mà vẫn có nghĩa, có thể thấy trong

các ví dụ sau: 딸 [ttal] (con gái), 아들 [atul] (con trai), 아버지 [abeoji] (bố),

어머니 [eomeoni] (mẹ)… 딸 [ttal] chỉ có một âm tiết nhưng아들 [atul] có hai

âm tiết và아버지 [abeoji] (bố), 어머니 [eomeoni] (mẹ) thì có đến ba âm tiết.

Điều này phản ánh sự khác biệt cơ bản giữa một ngôn ngữ đa tiết là tiếng Hàn với một ngôn ngữ đơn tiết là tiếng Việt.

2.3.2. So sánh cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép trong tiếng Việt và tiếng Hàn

2.3.2.1. Về số lượng (tỉ lệ)

Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép trong tiếng Hàn chiếm tỉ lệ

khoảng 56%, và tỉ lệ tương ứng trong tiếng Việt khoảng 75%. Như vậy, tỉ lệ từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép trong tiếng Việt cao hơn tỉ lệ từ chỉ quan hệ họ hàng ghép trong tiếng Hàn. Trong tiếng Hàn, tỉ lệ từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép phái sinh (chiếm khoảng 53% trên tổng số từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn) cao hơn so với từ ghép hợp thành (chỉ chiếm khoảng 3% trên tổng số

từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn). Từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt cũng có tỉ lệ từ ghép chính phụ (63% trong tổng số từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt) nhiều hơn so với tỉ lệ từ ghép đẳng lập (12% trong tổng số từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt).

2.3.2.2. Về các loại mô hình

Có hai loại mô hình ghép trong hai ngôn ngữ đó là ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Tất nhiên, nói một cách nghiêm ngặt thì không hoàn toàn như vậy do đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Tiếng Hàn là một ngôn ngữ chắp dính, có biến đổi hình thái trong hoạt động ngữ pháp, còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái. Sự so sánh vừa nêu chỉ có thể chấp nhận được trong trường hợp chúng ta chấp nhận rằng mô hình ghép phái sinh trong tiếng Hàn, về bản chất, là một dạng biểu hiện tương đương với ghép chính phụ, còn mô hình ghép hợp thành trong ngôn ngữ này, về bản chất, là một dạng biểu hiện tương đương với ghép đẳng lập trong tiếng Việt mà thôi.

2.3.2.3. Về vị trí và chức năng của các thành tố

a, Điểm giống nhau: Ở cả hai ngôn ngữ đều có mô hình thành tố phụ hoặc phụ tố đi cùng với danh từ chỉ quan hệ họ hàng để hạn định về mặt ý nghĩa cho danh từ đó.

b, Điểm khác nhau: Trong tiếng Hàn, từ ghép chính phụ có cả hai loại mô hình cấu tạo, đó là phụ tố đứng trước căn tố (ghép tiền tố), và phụ tố đứng sau căn tố (ghép hậu tố). Trong khi đó, ở tiếng Việt chỉ có một mô hình duy nhất là thành tố phụ đứng sau thành tố chính theo trật tự thuận cú pháp tiếng Việt và hoàn toàn không có thành tố phụ nào đứng trước danh từ chỉ quan hệ họ hàng để hạn định về mặt ý nghĩa cho từ đó cả.

2.3.2.4. Về các ý nghĩa hạn định của thành tố phụ

a, Điểm giống nhau: Trong cả hai ngôn ngữ, thành tố phụ hay phụ tố đều đóng vai trò hạn định về một ý nghĩa nào đó cho danh từ chỉ quan hệ họ hàng.

b, Điểm khác nhau: Trong tiếng Hàn, có tất cả 7 loại phụ tố, hạn định 7

loại ý nghĩa khác nhau, đó là các phụ tố chỉ tuyến nội - ngoại, sự đề cao, chỉ thứ

bậc, giới tính, huyết thống, mối quan hệ cùng họ mối quan hệ hôn nhân. Nhưng trong từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt, số lượng các loại thành tố phụ ít

hơn, chỉ có 4 loại là thành tố phụ chỉ tuyến nội ngoại, mối quan hệ hôn nhân,

giới tính mối quan hệ cùng họ. Ngoài ra, trong tiếng Hàn có một ý nghĩa hạn

định mà trong tiếng Việt không có, đó là phụ tố chỉ sự đề cao với yếu tố 님 [nim]

đi kèm.

Trong tiếng Hàn, khi muốn nói đến ông bà nội, bố mẹ đẻ, ruột thịt của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình thì người ta có phụ tố친 [chin] đứng ở vị trí trước danh từ chỉ quan hệ họ

hàng ông bà, bố mẹ, anh chị… để phân biệt với ông bà ngoại, ông bà họ hay bố

mẹ chồng, bố mẹ vợ , bố mẹ người khác hay anh chị không cùng bố mẹ với mình. Người Hàn cũng đặc biệt coi trọng sự tôn kính trong khi dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Khi nói đến bố mẹ, ông bà hay người lớn tuổi và có thứ bậc

cao hơn mình trong gia đình thì không thể thiếu thành tố phụ 님 [nim] đi kèm.

Điều này khác với tiếng Việt, trong tiếng Việt không có một từ chỉ quan hệ họ hàng nào tự thân nó có ý nghĩa kính trọng hay kết hợp với thành tố phụ mang ý nghĩa kính trọng nào đó để trở thành từ dùng trong trường hợp cần biểu hiện sự kính trọng cả. Muốn biểu hiện ý nghĩa đó, nó cần kết hợp với nhiều yếu tố khác mang nội dung tình thái hoặc ý nghĩa ngữ pháp đi kèm. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi không chủ định đi sâu vào phạm trù kính ngữ trong tiếng Hàn và những phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt nên xin phép không bàn sâu vào vấn đề này.

2.4. Tiểu kết

Với 87 từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và 73 từ trong tiếng Việt, chúng tôi đã phân loại chúng về mặt cấu tạo và tìm ra các loại mô hình cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong hai ngôn ngữ như sau:

Loại mô hình cấu tạo Tiếng Hàn

Tiếng Việt

Cấu tạo đơn (1 hình vị hoặc 1 tiếng) + +

Cấu tạo ghép Ghép phái sinh hay Ghép chính phụ Phụ tố + căn tố Hoặc: TT phụ + TT chính + - Căn tố + phụ tố Hoặc: TT chính + TT phụ + +

Căn tố + căn tố hoặc TT chính + TT chính

+ +

Trên cơ sở các mô hình cấu tạo đã phân tích, chương này đã tiến hành so sánh đối chiếu cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt, giúp cho những người tìm hiểu về phạm vi từ vựng này hiểu rõ hơn cấu tạo từ tiếng Hàn và tiếng Việt nói chung cũng như cấu tạo từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng. Theo đó, có một tiểu loại mô hình cấu tạo có trong tiếng Hàn nhưng không có trong tiếng Việt. Một cách chi tiết, cả hai ngôn ngữ đều có các từ chỉ quan hệ họ hàng chứa phụ tố hay thành tố phụ hạn định về mặt ý nghĩa cho thành tố chính. Tuy nhiên, số lượng phụ tố hạn định về ý nghĩa trong tiếng Hàn nhiều hơn số lượng phụ tố hạn định về ý nghĩa trong tiếng Việt. Có một số phụ tố hạn định là đặc trưng đặc biệt của tiếng Hàn mà tiếng Việt không có, đó là phụ tố chỉ sự kính trọng.

Chương 3

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU NGHĨA CỦA TỪ CHỈ QUAN HỆ HỌ HÀNG TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

(Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa)

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt (Trang 65)