5. Đóng góp của luận văn
2.2.2.1. Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép chính phụ
Từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép chính phụ trong tiếng Việt chỉ tồn tại một mô hình duy nhất đó là:
thành tố chính + thành tố phụ
Trong đó, thành tố chính là một danh từ thân tộc như cụ, ông, bà, em, em,
anh, chị, cháu, chắt…, còn thành tố phụ là một định tố hạn định các đặc trưng nào đó cho thành tố chính như hạn định về tuyến nội – ngoại, về huyết thống, hạn định về giới tính…
- Thành tố phụ hạn định về tuyến nội - ngoại
Có 12 từ có thành tố phụ hạn định về tuyến nội - ngoại trong số 46 từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép chính phụ trong tiếng Việt, chiếm khoảng 16% trên tổng số 73 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Đó là các từ có ghép thành tố
phụ chỉ ý nghĩa nội, ngoại vào sau danh từ chỉ quan hệ họ hàng làm thành tố
chính. Trong tiếng Việt, chính những thành tố phụ biểu hiện ý nghĩa nội, ngoại
này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ, quan hệ máu mủ ruột thịt hay còn gọi là quan hệ huyết thống trong một gia đình. Từ chỉ quan hệ họ hàng đi cùng với thành tố
phụ chỉ ý nghĩa nội thể hiện bên bố đẻ của mình. Từ chỉ quan hệ họ hàng đi cùng
với thành tố phụ chỉ ý nghĩa ngoại thể hiện bên mẹ đẻ của mình.
- Thành tố phụ hạn định về giới tính
Có 12 từ có chứa thành tố phụ hạn định về giới tính trong số 46 từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép chính phụ trong tiếng Việt, chiếm 16% trên tổng số 73 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Đó là các từ ghép giữa một thành tố phụ
chỉ ý nghĩa trai, gái vào sau danh từ chỉ quan hệ họ hàng chính để phân biệt rõ
giới tính của người mà từ chỉ quan hệ họ hàng đó qui chiếu.
Ví dụ: em trai, em gái, cháu trai, cháu gái ...
... Mà nhất là giá bà cụ lại trông thấy trước rằng con trai và con dâu mình nó thương mình quá thế, thì chắc lúc “thụ bệnh”, cũng chẳng đành tâm mà nhắm mắt... [Trích: Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ - Nguyễn Công Hoan]. - Thành tố phụ hạn định về mối quan hệ hôn nhân (hay mối quan hệ không cùng huyết thống)
Trong số 46 từ chỉ quan hệ họ hàng có cấu tạo ghép chính phụ, có 2 từ có chứa thành tố phụ hạn định về mối quan hệ hôn nhân, chiếm khoảng 3% trên tổng số 73 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Các thành tố phụ này có chức năng phân biệt bên phía nhà chồng với bên phía nhà vợ, đó là 2 từ ghép với thành tố
phụ là dâu và rể.
Ví dụ: Con dâu, con rể.
…Người con dâu trông mới lại đáng ái ngại nữa chứ! Khốn nạn, mấy hôm nay, người này kêu khản cả tiếng, khóc hết cả hơi…[Trích: Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ - Nguyễn Công Hoan].
- Thành tố phụ hạn định về mối quan hệ cùng họ
Có 5 từ có thành tố phụ hạn định về mối quan hệ này (chiếm khoảng 7%)
trong số 73 từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Việt. Thành tố phụ đó là họ để biểu thị
những người có quan hệ họ hàng với nhau trong một họ tộc.
Ví dụ: Anh họ, em họ, chị họ...
... Vì chắc người ấy không rõ tôi là bạn hay anh họ Quý, và biết chào là gì.... [Trích: Người vợ lẽ bạn tôi - Nguyễn Công Hoan].